Người cao t.uổi dễ bị tổn thương bởi Covid-19

Người cao t.uổi đặc biệt dễ bị tổn thương trong đại dịch toàn cầu Covid-19 và các quan chức y tế đang tăng cường kêu gọi các biện pháp tích cực để bảo vệ họ. Trên toàn cầu, các quan chức cảnh báo nghiêm ngặt đối với những người có nguy cơ nhiễm virus nên tránh gặp cha mẹ và ông bà của họ.

Bà Grace Dowell, 63 t.uổi, tự cách ly tại nhà ở bang Maryland, Mỹ

Tự cách ly

Bà Grace Dowell, 63 t.uổi, đã ngừng mua sắm hàng tạp hóa và hủy tất cả các cuộc hẹn với bác sĩ. Không ai được phép vào nhà của bà ở vùng nông thôn bang Maryland, Mỹ. Mọi thứ trong nhà bà đều được khử trùng.

Theo Reuters, tuần trước, bà Dowell đã quyết định tự cô lập nghiêm ngặt là cách duy nhất để bảo vệ bản thân, chồng và mẹ bà khỏi dịch Covid-19. Dịch đã làm c.hết hơn 11.300 người và làm hơn 270.000 ca nhiễm bệnh trên toàn cầu, đặc biệt nguy hiểm đối với người cao t.uổi. Bà Dowell là nhân viên đã nghỉ hưu, bị viêm khớp dạng thấp và hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Chồng bà, ông Donald, 74 t.uổi, bị khí phế thũng. Mẹ của bà, Margaret Hildebrandt, cụ bà 93 t.uổi, cũng bị bệnh phổi và cần oxy. Bà Dowell đã chăm sóc mẹ thay vì mời y tá vì bà lo lắng người ngoài có thể lây nhiễm Covid-19 cho mẹ bà.

Các nghiên cứu cho thấy mức độ nghiêm trọng của Covid-19 tăng theo t.uổi. Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia Italy, ở nước này, nơi có số người c.hết cao nhất thế giới, t.uổi trung bình của những người c.hết vì Covid-19 là 80 t.uổi. Tại Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu, những người từ 70 t.uổi trở lên chỉ chiếm 12% tổng số ca nhiễm nhưng chiếm hơn một nửa số ca t.ử v.ong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc. Tại Mỹ, những người từ 65 t.uổi trở lên đã chiếm tới 31% các trường hợp mắc bệnh và 80% trong số đó đã t.ử v.ong, theo dữ liệu của Chính phủ Mỹ.

Tại Cuba, nơi có dân số già nhất Mỹ Latinh, nhiều người vẫn phải làm việc sau t.uổi nghỉ hưu và họ đã ý thức cao về tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19. Họ bằng lòng với việc “tự chăm sóc bản thân mình”.

Tín hiệu tích cực

Tuy người già là đối tượng dễ bị tổn thương nhưng không phải tất cả đều không qua khỏi. Tại Iran, một cụ bà (không tiết lộ danh tính) 103 t.uổi mắc Covid-19 được điều trị 1 tuần tại bệnh viện thành phố Semnan (tỉnh Semnan). Sau khi tiến triển tốt, cụ bà đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện hôm 17-3. Đây là trường hợp cao t.uổi thứ 2 tại Iran “chiến thắng” được dịch Covid-19. Trước đó, một cụ ông 91 t.uổi ở Kerman đã được điều trị thành công dù có các bệnh nền gồm cao huyết áp và hen suyễn. Một cụ ông 80 t.uổi người Pháp ngày 20-3 cũng đã bình phục sau khi được chữa trị do mắc Covid-19. Trước đó, một bệnh nhân 100 t.uổi mắc Covid-19 ở Trung Quốc đã phục hồi và được ra viện hôm 7-3.

Ngoài ra, đã xuất hiện nhiều cách làm mới trong việc chăm sóc người cao t.uổi trong thời dịch Covid-19. Ở Tây Ban Nha, một nhân viên nhà trẻ đã tạo một video trên Facebook để người dân có thể trấn an người thân của họ, nhất là người cao t.uổi đang cách ly tại nhà. Và tại Colombia – chính phủ đã ra lệnh cho công dân từ 70 t.uổi trở lên ở trong nhà cho đến ngày 31-5.

Người cao t.uổi đã dự trữ thực phẩm cần thiết trong 2 tháng ở trong nhà. Tại Nhật Bản, cụ Yutaka Kobayashi, 85 t.uổi, được nhiều người biết vì từ chối đeo khẩu trang khi làm việc trong cửa hàng giày ở Tokyo. Cụ nói: “Tôi không lo lắng về Covid-19. Những người thuộc thế hệ của tôi đã được mẹ và bà dạy cách rửa tay từ nhỏ”.

Để tăng tinh thần cho người cao t.uổi cách ly tại nhà, thị trấn San Casciano ở Val di Pesa, Italy đã đưa ra sáng kiến có tên là “Ciao Nonna, come stai?” (Xin chào ạ, ông bà có khỏe không?) kêu gọi tất cả những người trẻ t.uổi gọi điện cho người thân cao t.uổi, thậm chí những người già mà họ không quen biết để động viên tinh thần.

Một viện dưỡng lão mang tên Nuestra Casa La Grande ở Navares de Enmedio, Tây Ban Nha, đã ghi hình 24 người già và đăng lên Facebook. Trong đoạn clip, những người già thổi những nụ hôn gió gửi người thân yêu của họ. Ở Kibera, một khu dân cư đông đúc thuộc thủ đô Nairobi, Kenya, các tình nguyện viên đã gõ cửa từng nhà để thông tin cho mọi người, nhất là người già về Covid-19 sau đó cấp thuốc khử trùng.

KHÁNH MINH tổng hợp

Những việc người cao t.uổi cần làm để không bị COVID-19 tấn công

Từ thực tế diễn biến dịch bệnh COVID-19 cho thấy, người cao t.uổi là đối tượng dễ bị tấn công và “gục ngã” khi mắc phải bệnh COVID-19 do hệ miễn dịch của họ đã suy yếu, và đa số người cao t.uổi mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị đã có những khuyến cáo hữu ích giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp ở đối tượng yếu thế này.

Khi hệ miễn dịch “thờ ơ” với tác nhân gây bệnh…

Người cao t.uổi, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là người từ 60 t.uổi trở lên. Hiện nay ở Việt Nam, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, t.uổi thọ trung bình ngày càng cao, số lượng người cao t.uổi chiếm tỉ lệ không nhỏ.

T.uổi cao, theo quy luật sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch m.áu. Sự lão hoá còn làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường, tăng khả năng mắc các bệnh lý lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm phân tích: Người cao t.uổi có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch “thờ ơ” với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các hàng rào bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên (mũi, họng) đáp ứng rất kém, các mầm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) thông qua đường hô hấp trên xâm nhập vào đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) dễ dàng và gây bệnh tại đó.

Hệ hô hấp của người cao t.uổi “kém” dần theo năm tháng, lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém… tất cả những yếu tố đó làm cho hệ hô hấp trở nên suy yếu trước “kẻ thù” là các tác nhân gây bệnh lý đường hô hấp, đó là virus, vi khuẩn, nấm.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân.

Chuyên gia cấp cứu cũng cho rằng, nếu ở người trẻ t.uổi khoẻ mạnh, các tác nhân gây bệnh muốn vào được tới cơ quan hô hấp “sâu nhất” để gây bệnh là phổi thì chúng phải vượt qua được các “hàng rào bảo vệ” ở mũi, họng và khi vào đến phổi chúng sẽ bị “bao vây” rồi tống ra ngoài bởi phản xạ ho, khạc. Song ở người cao t.uổi thì không hoàn toàn là như vậy, bởi lẽ cơ quan hô hấp của người cao t.uổi không còn duy trì được các chức năng đó nữa nên họ rất dễ nhiễm và mắc các bệnh lý đường hô hấp, bên cạnh các bệnh lý nền sẵn có (như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…)

Cách nào giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp?

Theo tổng kết của một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa TW, một người cao t.uổi Việt Nam trung bình mắc 2,6 bệnh, con số này sẽ là 6,8 bệnh ở nhóm trên 80 t.uổi. Vậy người cao t.uổi cần làm gì để có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp?

Người cao t.uổi luôn là đối tượng được quan tâm, chăm sóc tại Việt Nam cũng như trên thế giới, với những cống hiến của họ trong những năm t.uổi trẻ, với những kinh nghiệm dày dặn trong cuộc sống hiện tại, họ xứng đáng được xã hội trân trọng, chăm sóc và có những ưu đãi nhất định.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm tư vấn, điều đầu tiên, người cao t.uổi cần phải nâng cao thể trạng, bao gồm điều trị đúng, đủ và hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường m.áu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch…

Ăn đủ chất, uống đủ nước: Người cao t.uổi cũng rất cần ăn đủ chất, uống đủ nước, đôi khi chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo cũng làm cho cơ thể thiếu chất, gây suy yếu hệ miễn dịch. Cảm giác khát của người cao t.uổi gần như không có, do đó người cao t.uổi cần chủ động cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, ít nhất 1,5-2l, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hạn chế ra ngoài: Người cao t.uổi cũng nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng), khi thời tiết thay đổi, khi có dịch bệnh đang lưu hành, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang có xu hướng lan rộng, người cao t.uổi nên hạn chế ra ngoài, đến các nơi công cộng có tập trung đông người. Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường, trường hợp thực sự cần thiết mới nên tới các cơ sở y tế ví dụ như các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng cần theo dõi và điều trị.

Bệnh nhân được hướng dẫn sát khuẩn tay trước và sau khi đến khám tại BV Hữu Nghị.

Môi trường sống cần thông thoáng: Môi trường sinh hoạt của người cao t.uổi nên được thông thoáng, không khí nên được trao đổi, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.

Tránh tập trung đông người, cần giữ vệ sinh chung: Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài, người cao t.uổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, nên sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

BS. Khiêm cũng cho rằng, các cơ sở khám chữa bệnh cũng nên cân nhắc việc thực hiện cấp thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính tối thiểu 2 tháng/ 1lần, điều này giúp giảm tải cho các cơ sở y tế, và cũng tạo điều kiện cho người cao t.uổi không phải đi lại nhiều, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Trước đó, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ký văn bản số 1386/BCĐQG gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với người bệnh, người cao t.uổi và khai báo y tế điện tử.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu các địa phương khuyến cáo và thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao t.uổi, người có các bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (hết thuốc, cần chỉnh liều…); luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà.

Các cơ sở y tế thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối thiểu 2 tháng).
Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 t.uổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác….

Phạm Hiệp (suckhoedoisong.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *