Thực tế cho thấy, cái gì nhiều quá cũng không tốt, điều này cũng đúng với việc ăn uống hằng ngày của chúng ta. Nhiều thực phẩm tuy có lợi cho sức khỏe nhưng có thể sẽ phản tác dụng nếu ăn nhiều. Dưới đây là 8 ví dụ điển hình chứng minh điều đó.
1. Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều beta-carotene – t.iền chất của vitamin A. Bình thường, cơ thể con người không bao giờ dư thừa vitamin A, vì khi cần, nó sẽ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A. Thật không may, một khi beta-carotene xuất hiện quá nhiều trong cơ thể, rất có thể bạn sẽ mắc chứng carotenemia, làm cho da chuyển màu vàng hơn mức cần thiết. Nhưng đừng lo lắng, hiện tượng này không gây hại và sẽ dần biến mất khi beta-carotene được chuyển hóa hoàn toàn.
2. Trà Kombucha
Xuất hiện từ khoảng 2.000 năm trước và được người Trung Quốc ví là “Thuốc tiên bất tử”, Kombucha là một loại trà mang lại nhiều lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe. Dùng Kombucha có thể làm tăng vi khuẩn đường ruột, kích thích quá trình tiêu hóa. Nhiều chuyên gia khuyến khích mọi người nên sử dụng thức uống này hằng ngày.
Tuy nhiên, trong trà cũng chứa một hợp chất gọi là FODMAP, một sản phẩm phụ của quá trình lên men, nếu hấp thụ với số lượng lớn, có thể gây đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Vì thế hãy có một chế độ sử dụng hợp lý nhé.
3. Nước
Uống quá nhiều nước có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải bằng cách làm giảm nồng độ natri xuống thấp khi thận của bạn không đủ khả năng xử lý nữa. Thậm chí, trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ nước trong não. Việc này, sẽ khiến não sưng lên và gia tăng áp lực vì hộp sọ con người không thể dãn ra. Dù hiếm, nhưng cả hai trường hợp nói trên đều đã được ghi nhận ở những vận động viên phải bù nước sau buổi tập dài hoặc ở những người có vấn đề về thận.
4. Bơ
Bơ chứa chất xơ và rất nhiều vitamin, nó cũng giúp bạn giảm thiểu lượng cholesterol xấu (LDL) và duy trì tế bào nhờ hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao. Nhưng chất béo thì vẫn là chất béo. Một quả bơ chứa 240 calo, chiếm khoảng 10%-20% lượng calo tiêu thụ lí tưởng cho một người và hấp thụ quá nhiều calo có thể dẫn đến các vấn đề tắc nghẽn động mạch. Để bơ phát huy tác dụng tốt nhất, một người nên ăn khoảng một nửa hoặc một quả mỗi ngày nếu ăn trực tiếp không qua chế biến.
5. Củ dền
Củ dền là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Nó cũng chứa nhiều oxit nitric mà cơ thể bạn sẽ chuyển hóa thành nitrat giúp làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, những chất này sau đó sẽ được chuyển hóa thành nitrosamine, một hợp chất có trong thịt, điều này đồng nghĩa với việc có thể làm tăng cơ hội cho bệnh tật phát triển. Chính vì lí do trên, cách tốt nhất là nên tránh hấp thụ kết hợp cùng lúc cả củ dền và thịt đỏ.
6. Rong biển
Đây là một ví dụ hiếm hoi của một sản phẩm phi động vật chứa nhiều vitamin B12, biến nó trở thành lựa chọn thay thế tuyệt vời cho thịt trong chế độ ăn vegan và vegetarian. Nó cũng được quảng cáo là siêu thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng i-ốt và chất xơ cao. Nhưng tiêu thụ một lượng lớn i-ốt có thể dẫn tới các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí là tăng cân. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguồn gốc phát triển mà rong biển còn có thể mang trong mình một lượng lớn kim loại nặng.
7. Đậu nành và các sản phẩm chuyển hóa
Các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành chứa rất nhiều dinh dưỡng bao gồm vitamin B, chất xơ, kali, magie và protein chất lượng cao. Đây được coi là loại protein hoàn chỉnh vì chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra. Nhưng nếu gần đây, bạn đang có vấn đề về tuyến giáp và phải thay đổi chế độ ăn, thì nên cẩn thận: bởi, đậu nành có thể tác động tới thuốc nội tiết tố dùng để điều trị suy giáp ở bệnh nhân nữ. Mặc dù chưa có kết luận chính thức nhưng điều này rất đáng để theo dõi cẩn thận.
8. Hạt chia
Dù cũng có tên trong danh sách những siêu thực phẩm nhờ hàm lượng omega-3 cao nhưng cho đến nay, chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy lợi ích sức khỏe của loại hạt này, đặc biệt là khi nhắc tới các bệnh về tim mạch. Omega-3 có trong hạt chia thường khó hấp thụ hơn rất nhiều so với loại ở cá hồi, vì tuy có chứa nhiều hơn nhưng bạn sẽ cần ăn khoảng 100 gram hạt chia để hấp thụ một lượng tương đương ở cá hồi. Một sự thật thú vị nữa là 100 gram hạt chia có khoảng 500 calo, bằng với một chiếc bánh hamburger.
Minh Kiên (Theo Brightside)
8 thực phẩm tưởng tốt nhưng hóa ra tổn hại sức khỏe nếu ăn quá nhiều
Cà rốt, quả bơ hoặc cả nước đều là những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn, uống quá nhiều chúng nếu không muốn tổn hại đến sức khỏe bản thân.
Cà rốt: Thực phẩm lành mạnh này rất giàu beta-carotene, vitamin A tốt cho cơ thể. Nhưng thật không may, nếu có quá nhiều lượng beta-carotene dư thừa trong cơ thể bạn có thể gặp chứng “caroten máu”, một căn bệnh khiến cho làn da của bàn trở nên vàng hơn.
Kombucha: Loại trà Trung Quốc này đã chinh phục thế giới ẩm thực hàng ngàn năm bởi nó có lợi ích tiêu hóa và làm tăng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nó cũng chứa một hợp chất gọi là FODMAP, sản phẩm phụ của quá trình lên men, nếu tiêu thụ với số lượng lớn, có thể gây đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.
Nước: Uống quá nhiều nước cũng làm mất cân bằng điện giải, hạ mức natri xuống mức thấp. Ngoài ra, tích tụ quá nhiều nước trong não cũng khiến não bị sưng và tăng áp lực do hộp sọ không thể căng ra.
Quả bơ: Loại quả này chứa rất nhiều chất xơ và vitamin, giúp làm giảm các cholesterol xấu và duy trì hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên, 1 quả bơ bình thường chứa tới 240 calo (chiếm khoảng 10 – 20% lượng calo cần thiết cho 1 người/ngày). Do vậy, ăn quá nhiều bơ cũng khiến bạn bị tăng cân và gây ra các vấn đề về tắc nghẽn động mạch.
Củ cải đường là nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Nó cũng chứa nhiều oxit nitric giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những chất này sau đó cũng được chuyển thành nitrosamine, một chất có hại làm tăng khả năng phát triển bệnh. Vì vậy, nếu muốn có sức khỏe tốt, bạn không nên ăn quá nhiều củ cải đường.
Rong biển: Thành phần của rong biển rất giàu vitamin B12, i-ốt và chất xơ, tốt cho sức khỏe và có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều i-ốt cũng khiến bạn dễ mắc các vấn đề về tuyến giáp, thậm chí tăng cân. Ngoài ra, rong biến cũng chứa 1 lượng lớn kim loại nặng tùy vào nơi nó phát triển. Do đó, bạn cũng không nên ăn nhiều rong biển.
Đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B, chất xơ, kali, magie. Nhưng hãy cẩn thận nếu thiêu thụ quá nhiều đậu nành nếu bạn không muốn nội tiết tố của bạn bị ảnh hưởng.
Hạt chia giàu omega-3, nhưng chất này lại khó hấp thụ hơn omega-3 trong cá hồi. Nếu muốn đủ lượng, bạn cần ăn tới 100gr hạt chia 1 lần. Tuy nhiên, 100gr hạt chia lại chứa tới 500calo. Vì vậy, nếu không muốn tăng cân, bạn nên ăn vừa phải lượng chia mỗi ngày. Ảnh: BS.
Thảo Nguyên (BS/vietnamdaily.net.vn)