Giải cứu bộ ngực “khủng” 2kg bị sa trễ cho bà mẹ hai con

Bầu ngực quá khổ mỗi bên nặng đến gần 1kg, khiến chị Thư (40 t.uổi, ở Bình Định) khổ sở vì mất tự tin, có cảm giác nặng nề mất cân đối.

Từ thời con gái, chị luôn tự hào vì bầu ngực đầy đặn, nở nang. Tuy nhiên sau khi sinh 2 con thì ngực của chị to lên rất nhanh, phì đại, sa trễ rất nhiều. Cảm giác nặng nề ở ngực, tình trạng bị hăm ở vùng chân ngực khiến chị khó chịu, mất tự tin.

Sự mất cân đối này càng trầm trọng hơn khi chị đi phẫu thuật tạo hình thu gọn bụng cách đây 6 tháng. “Bầu ngực quá khổ so với bụng khiến tôi mất tự tin mỗi khi ra đường. Đi đường lúc nào cũng có cảm giác như sắp ngã chúi về phía trước”, bà mẹ hai con chia sẻ.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết bệnh nhân đến viện trong tình trạng ngực sa trễ trầm trọng khiến hai đầu ngực chúc hẳn xuống dưới. Khoảng cách đòn núm vú là 29cm, trong khi ở phụ nữ trưởng thành khoảng 17-19 cm tức là sa trễ mức độ nặng (độ 3). Kèm theo tuyến vú nặng nề thể tích khoảng 1000 ml mỗi bên.

Ca phẫu thuật tạo hình ngực cho bệnh nhân kéo dài 3 giờ.

Theo bác sĩ Minh, bệnh nhân cao 1m60, nặng 70 kg, với thể trạng như trên vú có thể tích khoảng 350 ml là vừa phải. Bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình lại vú bằng cách sử dụng cuống mạch nuôi đơn vị quầng núm vú để bảo tồn núm vú.Đây là phương pháp tiến nhất hiện nay.

Trước mổ bệnh nhân được xác định bản đồ mạch nuôi cho tuyến vú bằng chụp cắt lớp dựng mạch, sau đó xác định lại bằng các thiết bị siêu âm cầm tay đặc biệt. Việc xác định bản đồ mạch muôi giúp xác định chính xác nguồn m.áu nuôi tốt nhất cho quầng núm vú. Đồng thời, phẫu thuật viên có thể lựa chọn nguồn mạch thuận lợi nhất để tạo được kết quả thẩm mỹ cao nhất.

Bệnh nhân được cắt bỏ mỗi bên khoảng 600 gr tuyến vú thừa xung quanh cuống mạch và đơn vị quầng núm vú sau đó được tạo hình lại. Ca mổ tiến hành trong khoảng 3 giờ đồng hồ.

“Với những trường hợp có độ sa trễ lớn như trường hợp trên khi tạo hình bằng phương pháp thông thường dễ gây ra hoại tử đơn vị quầng núm vú do cuống nuôi quầng núm vú quá dài. Vì thế, để khắc phục biến chứng này, bác sĩ phải xác định nguồn m.áu nuôi tốt nhất cho quầng núm vú, tránh việc cắt ngang cuống mạch quan trọng này”, bác sĩ Minh cho biết. Khi vú phát triển đến đâu mạch nuôi này cũng sẽ chạy theo để cấp m.áu đến đó,

Ngoài ra, điểm đặc biệt của ca mổ là bảo tồn vạt mạch xuyên dạng cánh võng ở cực dưới, bác sĩ sẽ dùng phần này để khâu treo và đỡ toàn bộ tuyến vú lên.

Theo bác sĩ Minh, kỹ thuật này giúp tạo hình dáng tròn đầy cho bầu vực về thẩm mỹ. Đồng thời, nhờ treo đỡ toàn bộ hệ thống tuyến vú từ phía dưới nên kết quả sau mổ lâu dài rất khả quan, giúp tránh được việc truyến vú sa trễ lại sau thời gian 1-2 năm.

Bác sĩ lưu ý tình trạng sa trễ ngực đa phần xảy ra ở các chị em sau sinh. Sữa về quá nhiều làm bầu vú căng nặng, trọng lượng của vú cộng thêm tác động bú mút của trẻ khiến tuyến vú bị sa trễ rất lớn. Bác sĩ từng gặp trường hợp bị phì đại tuyến vú với mỗi bên vú khoảng 1500 ml, khoảng cách đòn núm lên đến 33 cm.

Vì thế, các bà mẹ nên cho con bú đều cả hai bên để tránh một bên bị sa trễ. Sau khi sinh vẫn nên mặc áo lót mềm mại, thoáng mát để nâng đỡ bầu ngực, không nên thả rông.

Ngoài ra, các chị em nên cho con bú theo giờ chứ không nên cho con vú cả ngày. Khi trẻ được 6 tháng thì cho con ăn dặm để san sẻ phần dinh dưỡng với sữa mẹ. Sau từ 1-1,5 năm, có thể cân nhắc cho con cai sữa khi đó trẻ có thể ăn ngoài hoàn toàn, tránh các trường hợp con đến 4 t.uổi vẫn còn bú mẹ.

Với các bạn trẻ có tình trạng phì đại, sa trễ vú bẩm sinh cần đến khám tư vấn bác sĩ để có thể can thiệp nếu gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày.

Nam Phương

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Sử dụng các biện pháp dân gian không có tác dụng chống lại virus corona

Ngày 11/2, Bệnh viện E tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện về dịch corona.

Phát biểu tại buổi tập huấn, GS. TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho rằng, bản thân là nhân viên y tế nên các bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện cần phải nắm rõ cơ chế bệnh, biện pháp phòng chống để bảo vệ bản thân và chăm sóc bệnh nhân.

Nhân viên y tế Bệnh viện E hướng dẫn cách rửa tay bằng xà phòng.

“Toàn dân phải chống dịch như chống giặc nhưng khi có dịch thì ngành Y tế phải ra chiến trường đầu tiên. Chúng ta phải tích cực chống dịch, không được chủ quan nhưng không được hoang mang về dịch”, Giám đốc Bệnh viện E yêu cầu.

Theo lãnh đạo Bệnh viện E, để ứng phó với dịch, Bệnh viện đã chuẩn bị 40 giường bệnh để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong trường hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quá tải.

Trước thông tin hiện nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt virus corona, GS. Thành khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này.

Ngoài ra, theo Giám đốc Bệnh viện E, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.

Một lần nữa, GS.Thành khẳng định, những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiêm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV.

Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS.Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly.

Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sỹ làm việc trong môi trường bệnh viện. “Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý”, GS. Thành nói.

Cũng trong buổi tập huấn, các bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện E đã tiến hành hướng dẫn các bước rửa tay sạch bằng nước sát khuẩn và các đeo khẩu trang đúng cách.

D.Ngân

Theo baohaiquan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *