Phòng bệnh chốn công sở

Dinh dưỡng đầy đủ; tập thể thao; rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang; vệ sinh, giữ văn phòng thoáng khí… giúp dân công sở tránh Covid-19.

Dành thời gian hơn 8 tiếng mỗi ngày ở văn phòng, dân công sở cần trang bị đầy đủ kiến thức về nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh xung quanh để có cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là những cách giúp tăng cường sức khỏe bản thân, hạn chế lây nhiễm giữa mùa dịch Covid-19.

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Phần lớn dân văn phòng thường ít vận động, hiếm khi tập thể thao. Số khác lại có chế độ sinh hoạt không điều độ và dinh dưỡng thiếu khoa học. Đó là nguy cơ dẫn đến cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi, suy yếu. Sức đề kháng yếu là điều kiện để virus, vi khuẩn tấn công, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Một trong những cách bảo vệ, tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng cho dân văn phòng là tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, bổ sung chất xơ. Những bài vận động giữa giờ cũng giúp cơ thể sảng khoái, cải thiện hệ miễn dịch.

Giữ văn phòng vệ sinh, thoáng khí

Văn phòng với môi trường khép kín và thường trực trong máy lạnh có thể trở thành điều kiện phát triển cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, nCoV nhạy cảm với môi trường thoáng khí, sợ ánh sáng, gió, nhiệt độ, tia cực tím… vì vậy nên tận dụng điều kiện tự nhiên t.iêu d.iệt virus. Các văn phòng cần mở cửa sổ để tạo không khí thông thoáng bên cạnh việc vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày cho các bề mặt, vật dụng, phòng ngừa nCoV.

Ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nCoV có thể lây từ người sang người trong bán kính 2 m. Các cuộc họp trực tiếp, bắt tay chào hỏi, tiếp xúc gần… có thể trở thành nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực Mỹ (SHRM) khuyến cáo nên thực hiện những cuộc họp online thay vì gặp mặt trực tiếp để tránh tụ tập đông người, giảm nguy cơ lây lan nCoV.

CDC cũng khuyên dân công sở nên tự cách ly tại nhà khi có triệu chứng ho, sốt… hay có t.iền sử tiếp xúc với nguồn nghi nhiễm nCoV. Ngoài ra, dân văn phòng cũng cần loại bỏ tâm lý chủ quan, ý thức đeo khẩu trang thường xuyên khi giao tiếp với người khác để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Nhân viên văn phòng nên đeo khẩu trang thường xuyên, tự cách ly tại nhà khi có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc gel rửa tay khô

Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy trên bàn làm việc cá nhân thông thường có thể chứa đến hơn 10 triệu vi khuẩn, gấp 400 lần so với lượng vi khuẩn tìm thấy trên bồn cầu. Chuột máy tính, điện thoại, bàn phím, máy photocopy, nút bấm thang máy hay tay vịn cầu thang… cũng là những nơi tìm thấy lượng virus cao. Chạm tay vào các bề mặt này rồi sờ lên mắt, mũi, miệng khi chưa rửa sạch tay rất dễ lây nhiễm bệnh.

Thói quen rửa tay thường thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay, nước sạch trong ít nhất 30 giây là vô cùng quan trọng. Nếu phải di chuyển thường xuyên, gặp gỡ đối tác hoặc ăn ngoài, những nơi không tiện rửa tay bằng xà phòng, nên trang bị gel rửa tay khô. Xây dựng thói quen làm sạch tay bằng gel rửa tay khô vào những thời điểm cần thiết, mọi lúc mọi nơi giúp giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế lây nhiễm.

Giữa thị trường tràn lan những sản phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng nên lựa chọn đúng thương hiệu gel rửa tay khô uy tín, chất lượng. Một trong số những sản phẩm được tin dùng hiện nay là gel rửa tay khô Lifebuoy – thương hiệu sạch khuẩn hàng đầu thế giới. Với khả năng bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn (theo kết quả kiểm nghiệm trên vi khuẩn chỉ thị trong phòng thí nghiệm) không cần dùng nước, gel rửa tay khô Lifebuoy là “vệ sĩ xách tay” nên có trong túi của mỗi nhân viên văn phòng, góp phần bảo vệ bản thân khỏi virus, vi khuẩn gây bệnh.

Dân văn phòng cần trang bị gel rửa tay khô phòng những trường hợp không có nước và xà phòng.

Được làm từ cồn thực phẩm cao cấp, gel rửa tay khô Lifebuoy an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thêm vitamin E, glycerin dưỡng ẩm, làm mềm da tay, tránh tình trạng khô da khi sử dụng thường xuyên. Mặt khác, dù có nhiều tiện ích, dân văn phòng cần lưu ý rằng chỉ nên dùng gel rửa tay khô trong trường hợp bất khả kháng, thiếu nước sạch và xà phòng.

Nâng cao ý thức sinh hoạt tại nơi làm việc, xây dựng thói quen vệ sinh tốt cùng nước rửa tay Lifebuoy, gel rửa tay khô Lifebuoy, góp phần ngăn chặn lây lan virus corona cùng nhiều vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn cho giới văn phòng.

Bảo Trân

Những việc người cao t.uổi cần làm để không bị COVID-19 tấn công

Từ thực tế diễn biến dịch bệnh COVID-19 cho thấy, người cao t.uổi là đối tượng dễ bị tấn công và “gục ngã” khi mắc phải bệnh COVID-19 do hệ miễn dịch của họ đã suy yếu, và đa số người cao t.uổi mắc các bệnh lý mạn tính kèm theo.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị đã có những khuyến cáo hữu ích giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp ở đối tượng yếu thế này.

Khi hệ miễn dịch “thờ ơ” với tác nhân gây bệnh…

Người cao t.uổi, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là người từ 60 t.uổi trở lên. Hiện nay ở Việt Nam, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, t.uổi thọ trung bình ngày càng cao, số lượng người cao t.uổi chiếm tỉ lệ không nhỏ.

T.uổi cao, theo quy luật sẽ kéo theo sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể, từ hệ cơ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, hệ thống mạch m.áu. Sự lão hoá còn làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường, tăng khả năng mắc các bệnh lý lây nhiễm từ cộng đồng, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm phân tích: Người cao t.uổi có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch “thờ ơ” với các tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, các hàng rào bảo vệ cơ thể ở đường hô hấp trên (mũi, họng) đáp ứng rất kém, các mầm bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) thông qua đường hô hấp trên xâm nhập vào đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) dễ dàng và gây bệnh tại đó.

Hệ hô hấp của người cao t.uổi “kém” dần theo năm tháng, lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém… tất cả những yếu tố đó làm cho hệ hô hấp trở nên suy yếu trước “kẻ thù” là các tác nhân gây bệnh lý đường hô hấp, đó là virus, vi khuẩn, nấm.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân.

Chuyên gia cấp cứu cũng cho rằng, nếu ở người trẻ t.uổi khoẻ mạnh, các tác nhân gây bệnh muốn vào được tới cơ quan hô hấp “sâu nhất” để gây bệnh là phổi thì chúng phải vượt qua được các “hàng rào bảo vệ” ở mũi, họng và khi vào đến phổi chúng sẽ bị “bao vây” rồi tống ra ngoài bởi phản xạ ho, khạc. Song ở người cao t.uổi thì không hoàn toàn là như vậy, bởi lẽ cơ quan hô hấp của người cao t.uổi không còn duy trì được các chức năng đó nữa nên họ rất dễ nhiễm và mắc các bệnh lý đường hô hấp, bên cạnh các bệnh lý nền sẵn có (như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…)

Cách nào giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp?

Theo tổng kết của một nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa TW, một người cao t.uổi Việt Nam trung bình mắc 2,6 bệnh, con số này sẽ là 6,8 bệnh ở nhóm trên 80 t.uổi. Vậy người cao t.uổi cần làm gì để có thể giảm bớt nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý đường hô hấp?

Người cao t.uổi luôn là đối tượng được quan tâm, chăm sóc tại Việt Nam cũng như trên thế giới, với những cống hiến của họ trong những năm t.uổi trẻ, với những kinh nghiệm dày dặn trong cuộc sống hiện tại, họ xứng đáng được xã hội trân trọng, chăm sóc và có những ưu đãi nhất định.

BS. Nguyễn Đặng Khiêm tư vấn, điều đầu tiên, người cao t.uổi cần phải nâng cao thể trạng, bao gồm điều trị đúng, đủ và hiệu quả các bệnh lý nền đang mắc, ví dụ kiểm soát tốt huyết áp, đường m.áu, duy trì ổn định bệnh lý tim mạch…

Ăn đủ chất, uống đủ nước: Người cao t.uổi cũng rất cần ăn đủ chất, uống đủ nước, đôi khi chế độ ăn kiêng quá ngặt nghèo cũng làm cho cơ thể thiếu chất, gây suy yếu hệ miễn dịch. Cảm giác khát của người cao t.uổi gần như không có, do đó người cao t.uổi cần chủ động cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, ít nhất 1,5-2l, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hạn chế ra ngoài: Người cao t.uổi cũng nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá khắc nghiệt (quá lạnh hoặc quá nóng), khi thời tiết thay đổi, khi có dịch bệnh đang lưu hành, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang có xu hướng lan rộng, người cao t.uổi nên hạn chế ra ngoài, đến các nơi công cộng có tập trung đông người. Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường, trường hợp thực sự cần thiết mới nên tới các cơ sở y tế ví dụ như các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng cần theo dõi và điều trị.

Bệnh nhân được hướng dẫn sát khuẩn tay trước và sau khi đến khám tại BV Hữu Nghị.

Môi trường sống cần thông thoáng: Môi trường sinh hoạt của người cao t.uổi nên được thông thoáng, không khí nên được trao đổi, thường xuyên mở cửa sổ tuy nhiên cũng cần tránh gió lùa trực tiếp.

Tránh tập trung đông người, cần giữ vệ sinh chung: Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài, người cao t.uổi nên tránh nơi tập trung đông người ở không gian hẹp, nên sử dụng khẩu trang, giấy khô đề phòng ho, khạc, nước sát khuẩn nhanh để vệ sinh tay thường xuyên.

BS. Khiêm cũng cho rằng, các cơ sở khám chữa bệnh cũng nên cân nhắc việc thực hiện cấp thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính tối thiểu 2 tháng/ 1lần, điều này giúp giảm tải cho các cơ sở y tế, và cũng tạo điều kiện cho người cao t.uổi không phải đi lại nhiều, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Trước đó, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã ký văn bản số 1386/BCĐQG gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với người bệnh, người cao t.uổi và khai báo y tế điện tử.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu các địa phương khuyến cáo và thông báo cụ thể tới các gia đình có người cao t.uổi, người có các bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao hạn chế tối đa việc ra ngoài, trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (hết thuốc, cần chỉnh liều…); luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài nhà.

Các cơ sở y tế thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn cho tất cả các đối tượng (tối thiểu 2 tháng).
Thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 t.uổi trở lên và người có các bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác….

Phạm Hiệp (suckhoedoisong.vn)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *