Cho con 6 tháng ăn no rồi đặt ngủ ngay, mẹ tranh thủ đi ăn cơm nhưng khi quay lại thì đ.ứa b.é đã không còn thở

Sau khi cố gắng đ.ánh thức con nhưng không có kết quả, người mẹ sợ hãi cùng cực đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn.

Anh Tử là một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc. Cô lần đầu làm mẹ, cái gì cũng bỡ ngỡ và không hiểu. Mẹ chồng cô mất sớm, mẹ đẻ cũng thường xuyên tới giúp cô chăm sóc em bé nhưng bà đâu thể ở bên cạnh cô cả ngày. Công cuộc chăm sóc con thật sự là một cuộc chiến đầy hoảng loạn của Anh Tử.

Con được 6 tháng, Anh Tử ở nhà trông con còn chồng cô đi làm k.iếm t.iền. Hôm đó, sau khi con con bú no, cô liền ru con ngủ. Đặt con xuống giường, cô tranh thủ ra ngoài ăn cơm. Còn rửa bát, giặt quần áo và làm việc nhà nữa, rất nhiều việc đang chờ.

Bà mẹ đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. (Ảnh minh họa)

Nhưng tới khi cô làm xong việc quay trở vào thì phát hiện khóe miệng và trên mặt con dính đầy sữa, và con cô thì im lìm không có động tĩnh gì cả. Anh Tử cô gắng đ.ánh thức con nhưng không có kết quả. Cô sợ hãi cùng cực đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. Con cô đã bị sặc sữa trong khi ngủ. Bác sĩ nói, giá như cô không cho con ngủ ngay mà thực hiện vỗ ợ hơi cho con thì mọi chuyện đã khác rồi.

Sặc sữa là hiện tượng trẻ bị nôn trớ nhưng sữa không thoát được ra ngoài mà đi ngược trở lại vào đường thở, cổ họng, khí quản của trẻ. Sặc sữa gây ra những nguy hiểm khó lường cho trẻ nhỏ:

Gây khó thở: Trẻ vẫn còn bú sữa sẽ không có phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể. Khi bị sặc sữa, trẻ không thể tự ho để đẩy dị vật ra ngoài, sữa che khuất đường thở khiến trẻ bị khó thở.

– Gây thiếu oxy lên não: Khi trẻ khó thở, thậm chí ngạt thở, đại não không được cung cấp đủ oxy sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não. Hậu quả này vô cùng nghiêm trọng, có thể để lại những di chứng suốt đời.

– Sữa tràn vào phổi gây viêm phổi: Trẻ sơ sinh không chỉ bị sặc sữa mà còn có thể bị sặc cả thức ăn. Nếu dị vật rơi vào phổi sẽ gây viêm phổi ở trẻ, với các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt. Lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.

Phòng ngừa trẻ bị sặc sữa:

– Không nên cho trẻ ăn khi đang khóc, đang ho, trẻ vừa ăn vừa ngủ hoặc vừa ăn vừa chơi đùa. Không để trẻ ngậm đầy sữa trong miệng nhưng không nuốt, khi thở mạnh hoặc cười có thể làm sữa tràn vào đường thở.

– Nếu sữa mẹ quá nhiều nên vắt bớt rồi mới cho trẻ bú. Với trẻ bú bình, chọn núm bình đúng độ t.uổi, có lỗ thông phù hợp. Không nên đổ sữa thẳng vào miệng bé hoặc đổ nhanh, dễ làm trẻ bị sặc sữa.

– Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ hãy loại bỏ hết lượng sữa còn trong miệng con mà bé chưa nuốt hết. Nhất là trước khi con ngủ, nếu không lượng sữa ấy dễ khiến trẻ bị sặc trong lúc ngủ.

– Luôn luôn vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú. Nên thiết lập giờ ăn và giờ ngủ cách xa nhau, tốt nhất là cho trẻ ăn khi tỉnh táo.

– Với các bé sơ sinh, tránh cho bú nằm.

Hướng dẫn sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa:

– Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ xong, nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.

Khi trẻ bị sặc sữa, mẹ cần áp dụng sơ cứu bằng cách vỗ lưng – ấn ngực (Ảnh minh họa)

– Ấn ngực: Giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 của tay trái ấn vuông góc xuống sâu 1/3 dưới xương ức. Tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp nhau.

– Đ.ánh giá dấu hiệu hồi phục: Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục, tiếp tục vỗ lưng – ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục (có thể 6 – 10 lần).

– Làm thông thoáng đường thở bằng cách hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng – ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi tiếp.

B.é t.rai 2 t.uổi t.ử v.ong bởi một hạt đậu Hà Lan trong khi cả nhà đang ngồi xem phim ngay cạnh

Cậu bé 2 t.uổi đang ăn đậu Hà Lan tại nhà thì bi kịch ập đến. Một hạt đậu mắc lại trong cổ họng khiến tim cậu bé ngừng đ.ập.

Đang ngồi ăn đậu Hà Lan và xem phim cùng bố mẹ, anh trai thì cậu bé Austin Hardman (2 t.uổi) đến từ Durham (Anh) ho sặc sụa.

Daniel kể rằng buổi tối hôm đó, cả gia đình lên kế hoạch xem phim với pizza và bỏng ngô như cách họ vẫn thường làm vào mỗi thứ sáu hàng tuần. ” Chúng tôi có một chiếc bánh pizza và bỏng ngô. Nhưng Noah đã ngán và không muốn ăn pizza nên chúng tôi cho con một ít đậu Hà Lan. Austin rất thèm ăn đậu giống như anh của mình và tôi không muốn con nghĩ bố không công bằng nên tôi cũng cho thằng bé một ít. Sau đó, Austin bắt đầu ho, còn tôi thì cho rằng thằng bé đã bỏ quá nhiều đậu vào miệng cùng một lúc nên tôi vỗ nhẹ để xem nó có giúp ích gì không. Lúc đó, tôi thực sự rất muốn nói con ăn tham quá“.

Cậu bé Austin đáng yêu đã mãi mãi ra đi trong sự tiếc nuối của tất cả những người yêu thương cậu.

Daniel cho biết anh đã vỗ lưng cho Austin nhiều lần nhưng không có tác dụng, anh vội gọi xe cấp cứu và đợi khoảng 20 phút thì xe mới đến nơi. Trong khi chờ đợi, anh đã thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cho con, nhưng tiếc là vẫn không thể giúp gì cho Austin.

“Austin của chúng tôi là một cậu bé xinh đẹp và con có một trái tim rộng lớn, nụ cười tỏa nắng và tiếng cười khúc khích đáng yêu. Bản thân tôi và Emma đều cảm thấy mình thật may mắn khi có một cậu bé hoàn hảo như vậy. Dù duyên phận với con quá ngắn nhưng chúng tôi đều rất vui vì đã từng có con bên cạnh”, Daniel chia sẻ.

Austin cười vui vẻ bên anh trai Noah (4 t.uổi) của mình.

Cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy xe cấp cứu đã đến trễ 4 phút do bỏ qua một ngã rẽ, tuy nhiên, trên đường di chuyển đến bệnh viện, nhân viên y tế đã cố gắng làm thông đường thở cho Austin để oxy có thể đi vào cơ thể cậu bé. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé không có dấu hiệu của sự sống nhưng vẫn tiếp tục cố gắng hồi sức, song tiếc là Austin đã ra đi. Họ cáo buộc do xe cấp cứu đến trễ.

Tuy nhiên, bác sĩ giải phẫu bệnh học Srinivas Annavarapu nói rằng trong vòng 2 – 3 phút sau khi bị nghẹn, tình trạng của Austin sẽ xấu đi, điều đó có thể xảy ra trước cả khi gọi xe cấp cứu. Do đó, cảnh sát kết luận rằng cái c.hết của Austin là một tai nạn.

Các loại hạt đậu không phải đồ ăn phù hợp với trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).

Daniel nói: “Đây là một tai nạn đau buồn của bản thân và gia đình tôi. Nhưng tôi hy vọng rằng bạn sẽ học được những kinh nghiệm từ những gì xảy ra trong câu chuyện này. Và bạn biết bạn phải làm gì nếu con bạn rơi vào tình trạng giống như Austin”.

Cậu chuyện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các cha mẹ là cần phải để mắt đến con mình thường xuyên hơn. Vì t.rẻ e.m rất tò mò, và chúng sẵn sàng bỏ tất cả mọi thứ vào miệng để ăn, để khám phá. Thế nên, cách tốt nhất là cha mẹ nên để những đồ vật nhỏ như cúc áo, pin, kẹo, quả nhỏ, đồ chơi loại nhỏ, các loại hạt đậu… ra khỏi tầm với của trẻ.

Cha mẹ nên lưu ý: khi một em bé bị nghẹn, khó thở, chúng sẽ không thể khóc, ho hay gây ra bất cứ tiếng động nào. Tất cả những gì cha mẹ cần làm là:

Bước 1: Cho trẻ nằm sấp dọc theo đùi của cha mẹ, phần đầu của bé dốc xuống đất và thấp hơn phần thân. Vỗ thật mạnh vào lưng chỗ giữa hai bả vai của trẻ tối đa 5 lần. Nếu vật mắc nghẹn chưa ra thì lật bé ngược lại và chuyển qua bước thứ 2.

Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa, rồi đặt hai ngón tay vào giữa ngực ngay dưới núm vú. Ấn mạnh xuống tối đa 5 lần.

Bước 3: Gọi xe cấp cứu nếu vật mắc nghẹn không rơi ra ngoài và tiếp tục quy trình bước 1 rồi tiếp đến bước 2 cho đến khi trẻ hết bị nghẹn hoặc có bác sĩ đến.

Nguồn: Thesun, Dailymail

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *