Uống nước ấm và trà có chống được COVID-19?

Hiện nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy uống nước ấm, nước trà, nước muối… thường xuyên sẽ tránh được việc nhiễm COVID-19.

Hiện có nhiều thông tin cho rằng uống nước ấm, nước trà, nước muối… thường xuyên sẽ tránh được việc nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy uống nước ấm, nước trà, nước muối… thường xuyên sẽ tránh được việc nhiễm COVID-19.


Việc uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm sẽ rất tốt cho cơ thể. Ảnh: Internet

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện nay, bác sĩ khuyến cáo người dân nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi…, đặc biệt là uống đủ nước. Việc uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm sẽ rất tốt cho cơ thể, việc thường xuyên uống nước có thể giúp làm trôi các virus xuống dạ dày nếu chúng tồn tại trong hầu, họng.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – thần kinh, BV Nhi đồng 1: “Uống nước ấm, nước trà, nước gừng… không thể loại được virus Corona. Tuy nhiên, nếu uống nước ấm thường xuyên, virus (nếu có) trong vùng hầu, họng có thể sẽ bị trôi xuống dạ dày, dẫn đến khó nhiễm hơn, do chúng ta nuốt chúng xuống dạ dày thì chúng sẽ khó tấn công vào đường hô hấp hơn. Uống nước ấm cũng sẽ kìm hãm được phần nào một số virus, do virus sợ nhiệt độ cao”.

Để phòng chống COVID-19, ngoài việc tăng cường sức đề kháng bằng việc ăn uống, tập thể dục, người dân nên: Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp…

Theo plo.vn

Xét nghiệm Covid-19 âm tính ban đầu đã thật sự yên tâm?

Có những trường hợp ủ bệnh đến ngày thứ 39 mới phát bệnh, có trường hợp sau 7-8 ngày mới có kết quả xét nghiệm dương tính. Do đó, sau cách ly 14 ngày, phết họng có kết quả âm tính thì mới yên tâm.

(Ảnh minh họa)

Tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội diễn ra chiều 16-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, tại Hà Nội xác định được rõ nguồn gốc của 12 ca nhiễm trên địa bàn. Hà Nội cũng đưa ra các cảnh báo sớm, xác định tất cả các trường hợp âm tính ban đầu thì chưa thể yên tâm được, vì đã có hai trường hợp sau 7-8 ngày mới có kết quả dương tính.

Ông Chung cho biết, có những trường hợp ủ bệnh đến ngày thứ 39 mới phát bệnh, có trường hợp tái nhiễm. Nên sau cách ly 14 ngày, các trường hợp này vẫn cần tiếp tục được chăm sóc sức khỏe, giảm tiếp xúc với người thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Nếu có biểu hiện liên quan đến sốt, ho, khó thở… cần báo ngay cho các cơ sở y tế để được thực hiện xét nghiệm lại, cách ly nếu cần thiết.

Ngày 16-3, Việt Nam công bố thêm bốn ca mới dương tính với Covid-19, trong đó có một ca dương tính sau vài lần âm tính. Chia sẻ về việc này, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho hay việc dương tính sau nhiều lần kết quả âm tính không có gì bất ngờ.

Về nguyên tắc, virus corona chủng mới khi vào cơ thể chúng ta khu trú ở họng, có một số nhất định vào trong m.áu, một số sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra. Do đó, nếu đến ngày thứ 8 xét nghiệm âm tính, sau đó, ngày thứ 9 lại dương tính là điều bình thường bởi đến ngày đó, chúng mới phát ra. Lúc lấy mẫu xét nghiệm, chúng chưa xuất hiện ở vùng hầu họng. Khi virus nhân lên, phải đủ số lượng nhất định thì khi lấy mẫu xét nghiệm mới thấy.

Do đó, khi bệnh nhân vừa nhiễm virus vào cơ thể, việc lấy mẫu xét nghiệm chưa chắc cho kết quả dương tính ngay. Virus cần có đủ thời gian, mới xâm nhập và nhân lên, phán tán. Thời gian này phụ thuộc vào từng người. Vì thế, những người có nguy cơ nhiễm virus, nếu có kết quả âm tính thì chưa chắc chắn. Chỉ có phết họng sau 14 ngày mà có kết quả âm tính thì mới yên tâm.

BS Khanh cũng lưu ý, thời gian ủ bệnh gần như không có chuyện lây cho người khác. Virus corona có thời gian trung bình ủ bệnh là 5-6 ngày, muộn nhất là 14 ngày. Trong y khoa, chỉ có thời gian t.iền chứng là lây, tức trước khi phát bệnh khoảng 12-24 tiếng.

“Đặc biệt, Covid-19 đặc biệt ở chỗ có những người bệnh rất nhẹ, bắt đầu khởi bệnh bằng mệt mỏi, sốt nhẹ, sau đó chuyển sang giai đoạn toàn phát. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng không có triệu chứng bệnh. Song thực chất, người bệnh có triệu chứng nhưng nhẹ nên bị bỏ qua”, BS Khanh nói.

GS, TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, khi một người bị nhiễm bệnh, khoảng sau ba ngày tải lượng virus lớn thì lúc đó kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn. Những trường hợp dương tính, khi được cách ly tại viện điều trị nếu kết quả điều trị tiến triển tốt, lúc đó mới lấy mẫu xét nghiệm. Số lần lấy mẫu ít nhất hai lần, cách nhau 1-2 ngày, nếu cho kết quả âm tính sau điều trị có thể được cho ra viện.

Theo GS Đặng Đức Anh, trung bình mỗi ngày viện nhận được hàng trăm mẫu xét nghiệm gửi về từ các cơ sở y tế của phía bắc. Tổng thời gian từ lúc nhận bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, tách chiết, cho vào máy chạy kéo dài khoảng 5-9 giờ đồng hồ. Thường khi dương tính đưa vào bệnh viện điều trị tiến triển tốt sẽ lấy mẫu lần 1, 2 cách nhau khoảng 1-2 ngày. Nếu cho kết quả âm tính thì có thể được ra viện.

Theo Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 nếu có thẻ BHYT sẽ được chi trả theo quy định, phần còn lại do ngân sách chi trả. Những trường hợp không có thẻ BHYT sẽ được ngân sách Nhà nước chi trả. Với người nước ngoài, từ ngày 16-3, chỉ được miễn phí xét nghiệm lần đầu và họ sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí điều trị.

Theo nhandan.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *