Vắc xin phòng virus corona mới đã được thử nghiệm trên cơ thể người

Ngay cả khi nghiên cứu này thành công, cũng chưa thể có vắc xin để sử dụng đại trà trong vòng 12 đến 18 tháng tới.

Ngày 16/3, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã tiêm mũi vắc xin thử nghiệm đầu tiên cho người. Đây là thử nghiệm đầu tiên trên thế giới trong cuộc “đi săn” phương cách phòng ngừa trước tình hình đại dịch đang tiếp tục tiến triển.

Với mũi tiêm vào cánh táy một người tình nguyện khỏe mạnh, các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Kaiser Permanente Washington ở Seattle, Mỹ, bắt đầu một giai đoạn nghiên cứu mới đầy hồi hộp trong tiến trình cấp tốc tìm ra biện pháp phòng chống căn bệnh đang lan tràn khắp toàn cầu. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Lisa Jackson nói rằng “tất cả nhóm chúng tôi đều muốn làm hết sức mình trong tình huống khẩn cấp hiện nay”.

Đại diện hãng thông tấn AP đã chứng kiến người tình nguyện đầu tiên, một giám đốc điều hành của một công ty công nghệ nhỏ, nhận mũi tiêm bên trong phòng thí nghiệm. Đợt thử nghiệm vắc xin này sẽ có 45 người tình nguyện được tiêm 2 lần cách nhau 1 tháng.

Một dược sĩ tiêm cho bà Jennifer Haller mũi đầu tiên của nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm độ an toàn của vắc xin ứng viên phòng Covid-19, tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở Seattle, Mỹ.

Bà Jennifer Haller, 43 t.uổi, ở Seattle, là một trong những người tình nguyện. Trong khi chờ đến lượt để tiêm, bà nói rằng “tất cả chúng tôi đều cảm thấy mình chưa làm được gì, vì thế đây là một cơ hội tuyệt vời để tôi được góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung”. Bà có hai con ở t.uổi thiếu niên và cả hai đ.ứa t.rẻ đều nói rằng việc bà tham gia vào nghiên cứu này là điều tốt. Sau khi tiêm, bà ra khỏi phòng với nụ cười tươi và nói “Tôi thất rất tuyệt.”

Sự kiện này đ.ánh dấu điểm khởi đầu của một loạt các nghiên cứu trên cơ thể người để chứng minh những mũi tiêm này có an toàn và có tác dụng hay không. Bác sĩ Anthony Fauci ở Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) cho biết ngay cả khi nghiên cứu thành công, thì sớm nhất cũng phải 12 đến 18 tháng nữa mới có thể có vắc xin để sử dụng rộng rãi.

Tuy vậy, việc tìm ra một vắc xin là ưu tiên khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng, bác sĩ Fauci nhận định. Nghiên cứu mới này bước đầu đã vượt kỉ lục về thời gian và là một bước đầu tiên rất quan trọng để đạt được mục tiêu đó.

Vắc xin ứng viên được đặt tên là mRNA-1273 và do NIH cùng với công ty công nghệ sinh học Moderna có trụ sở ở Massachusetts cùng hợp tác phát triển. Những người tình nguyện tiêm thử nghiệm sẽ không bị nhiễm virus vì vắc xin ứng viên không chứa virus.

Cho đến nay, đây không phải là vắc xin tiềm năng duy nhất. Có hơn một chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để tìm ra vắc xin phòng bệnh Covid-19. Một trong số đó là hãng dược phẩm Inovio. Hãng này cũng đang chuẩn bị nghiên cứu riêng để kiểm tra độ an toàn của vắc xin ứng viên của hãng. Nghiên cứu này sẽ được thực hiện ở Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc vào tháng tới.

Thử nghiệm mà nhóm của tiến sĩ Lisa Jackson vừa tiến hành được các nhà khoa học gọi là nghiên cứu đầu tiên trên cơ thể người là cơ hội vô cùng có ý nghĩa đối với các nhà khoa học, nhưng bà chỉ khiêm tốn nói rằng nhóm của bà mới chỉ như “vỡ hoang” cho mảnh đất mà thôi. Nhóm nghiên cứu đang ngày đêm làm việc như một phần nỗ lực của nước Mỹ đang ứng phó một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Tuy vậy, bà cũng công nhận rằng “đi từ điểm khởi đầu là không hề biết virus đang ở ngoài kia đến chỗ có được một vắc xin” để thử nghiệm chỉ trong vòng khoảng 2 tháng là điều không ai ngờ tới.

Nhóm tình nguyện tiêm thử nghiệm là những người khỏe mạnh có độ t.uổi từ 18 đến 55, đã được lựa chọn cẩn thận. Một số người sẽ được tiêm liều cao hơn những người khác. Các nhà khoa học sẽ theo dõi xem có bất kì tác dụng phụ nào không và sẽ lấy mẫu m.áu để xét nghiệm xem vắc xin có kích hoạt hệ miễn dịch hay không, như NIH trước đó đã tìm thấy trong thí nghiệm trên cơ thể chuột.

Tiến sĩ Jackson nói rằng “chúng tôi không biết liệu vắc xin này có thúc đẩy cơ thể có phản ứng miễn dịch hay không cũng như có an toàn hay không. Chính vì thế mà phải tiến hành thử nghiệm. Đây chưa phải là giai đoạn có thể đưa ra sử dụng đại trà cho mọi người”.

Hầu hết các nghiên cứu vắc xin đang được thế giới nghiên cứu hiện nay là nhắm vào protein tên là “dằm” vì nó nhô lên khỏi bề mặt của virus và giúp cho virus cắm được vào tế bào của người. Nếu vô hiệu hóa được protein đó thì con người sẽ không bị nhiễm virus.

Các nhà nghiên cứu của NIH đã sao chép đoạn mã gen của virus có chứa các chỉ dẫn để tế bào tạo ra protein dằm. Công ty Moderna bọc đoạn RNA chỉ dẫn đó đưa vào vắc xin. Ý tưởng ở đây là: cơ thể sẽ trở thành một nhà máy nhỏ, sản xuất ra một số protein dằm. Khi phát hiện ra protein từ bên ngoài, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể tấn công lại và nhanh chóng phản ứng nếu lần sau người đó gặp phải virus thật.

Cách sản xuất vắc xin này nhanh hơn nhiều so với cách tiếp cận thông thường là nuôi vắc xin trong phòng thí nghiệm và chuẩn bị những mũi tiêm chứa virus c.hết hoặc virus bị làm yếu.

Nhưng vì vắc xin thành phẩm sẽ được tiêm cho hàng triệu người khỏe mạnh nên phải mất thời gian thử nghiệm vắc xin ứng viên trên một số lượng người đủ nhiều để tìm xem có tác dụng phụ bất thường nào không – tiến sĩ Nelson Michael ở Viện Nghiên cứu quân đội Walter Reed cho biết. Viện này cũng đang phát triển một vắc xin ứng viên khác. Ông nói rằng “khoa học có thể đi rất nhanh, nhưng việc đầu tiên là không được gây hại, phải không nào!”.

Viện Nghiên cứu Kaiser Permanente Washington ở Seattle nằm trong mạng lưới các trung tâm của chính phủ thử nghiệm tất cả các loại vắc xin, viện đã được chọn để nghiên cứu vắc xin phòng virus corona trước khi Covid-19 bắt đầu lây lan đến bang Washington.

Viện đã kiểm tra, sàng lọc hàng chục người để tìm ra những người không có các vấn đề sức khỏe mãn tính và hiện tại cũng không bị ốm. Các nhà nghiên cứu không kiểm tra xem những người này đã có trường hợp nào bị Covid-19 nhẹ hay không. Nếu họ đã từng bị thì các nhà khoa học sẽ có thể biết được dựa vào số kháng thể trong mẫu m.áu xét nghiệm trước khi được tiêm vắc xin. Những người tình nguyện tham gia sẽ được trả 100 USD cho mỗi lần đến cơ sở thí nghiệm.

Phạm Hường

Theo dantri.com.vn/NBCnews

Gian nan tìm thuốc chữa covid-19

Các nhà khoa học cảnh báo đừng tưởng tuyên bố giải được một trình tự gene nào đó của coronavirus gây bệnh covid-19 là có chìa khoá sản xuất thuốc khắc chế nó.

Cho đến nay, hơn 200 giải trình tự gene đã được công bố song lạc quan nhất cũng phải năm rưỡi đến hai năm nữa mới chế được phương thuốc điều trị hiệu quả covid-19 đã lan sang hơn 100 nước làm hơn 100.000 người mắc và hơn 4.000 người c.hết.

Gần đây một số báo đại chúng đưa tin nước này hay nước kia công bố giải trình tự gene của covid-19 và kèm theo đó là tuyên bố xanh rờn sắp chế tạo được vaccine chống lại con virus gây ra đại dịch khiến cả thế giới bất ngờ.

Đưa tin và bình luận như thế cho thấy sự thiếu hiểu biết thực sự về những gì đang diễn ra, một nhà khoa học ở Ấn Độ bình luận.

Trên thực tế, chiến đấu chống lại nhõn con covid-19 gian nan đến mức các phòng thí nghiệm khắp thế giới phải hợp tác chặt chẽ với nhau mới mong đi đến đích và sớm nhất cũng phải khoảng giữa năm 2021.

Chạy đua tìm giải trình tự gene

Các trung tâm sinh học ở nhiều quốc gia tiên tiến đang chạy đua trong cuộc phân lập và chia sẻ kết quả giải trình tự gene con virus gây bệnh covid-19 trên các chuẩn đã được quốc tế công nhận.

Giải trình tự gene (genome sequence) là quá trình xác định trình tự DNA của một bộ gene của một cơ thể hữu cơ ở một thời điểm xác định. DNA là phân tử mang thông tin di truyền dưới dạng bộ ba mã di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, sinh sản, phát triển) của các sinh vật và hầu hết virus.

Genome sequence được coi là mã duy nhất của vật liệu gene và là cơ sở để xác định đặc trưng của bất kỳ cơ thể sống nào.


Khi virus sinh sản hoặc tái sinh, có một cơ chế sao chép để chuyển thông tin gene từ thế hệ này sang thế hệ khác (NIAID-RML lấy từ AP)

Thành phần gene của con coronavirus mới mà cả thế giới đang quan tâm khác hẳn những gì ta biết về virus cúm thông thường (influenza virus). Có chuyện đó là bởi mỗi cơ thể sống có một trình tự gene duy nhất không giống bất cứ cơ thể nào khác.

Đến nay, toàn cầu có 326 bộ giải trình tự gene về covid-19 được chia sẻ. Ấn Độ cho biết họ công bố hai genome sequence được cho là rất giống với các genome sequence gốc từ các bệnh nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc (TQ). Hai phát hiện này được cho là thực hiện trên hai bệnh nhân đầu tiên ở Kerala, Ấn Độ, những người trở về từ Vũ Hán.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Ấn Độ hiểu rằng hai phát hiện của họ mới chỉ tiến gần đến bí ẩn ở mức độ vô cùng ít ỏi. Chỉ riêng TQ cũng đã công bố 120 genome sequence mà vẫn chưa tìm ra phương thuốc chữa trị.

Cần rất nhiều genome sequence để phân lập covid-19

Vì sao cần nhiều genome sequence đến vậy để phân lập covid-19? Khi virus sinh sản hoặc tái sinh, có một cơ chế sao chép để chuyển thông tin gene từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên không cơ chế sao chép nào hoàn hảo cả.

Khi virus sinh sản, thường có các thay đổi. Các biến đổi ấy ở mức tiểu tiết song lại đủ sức gây nên cái gọi là đột biến.

Các đột biến tích luỹ theo thời gian và, sau một chu kỳ dài nhất định, chúng dẫn đến hiện tượng tiến hoá, tạo ra một cơ thể sống mới hoặc loài mới.

Trong mỗi lần sinh sản, các biến đổi thường rất nhỏ và khó nhận biết. Chính vì thế, hơn 95% cấu trúc gene giữa các loài là như nhau.

Song các thay đổi nhỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để hiểu được bản chất và hành vi của từng biến chủng hay từng cơ thể sống. Chưa đầy một tháng tại Châu Âu, nhất là ở Italia, đã phát hiện nhiều biến thể covid-19 mới.

Các biến thể mang đến cho các nhà khoa học thông tin về nguồn gốc, cơ chế lây truyền, và tác động của virus đến bệnh nhân. Chúng cũng có thể chứa đựng manh mối các tác động khác nhau mà virus có thể gây ra cho bệnh nhân với các thông số sức khoẻ khác nhau.

Khác biệt giữa giải trình tự gene của TQ với phần còn lại của thế giới

Câu hỏi mà các nhà khoa học đặt ra là đâu là khác biệt to lớn giữa số lượng các genome sequence mà TQ công bố với các genome sequence của các nước khác.

Trả lời cho câu hỏi này phần nào giúp làm sáng tỏ hơn vì sao quá khó để tìm ra thuốc đặc trị covid-19 nói riêng và các bệnh khác nói chung.

Theo thống kê, hiện tại có tới 20-30 genome sequence được chia sẻ mỗi ngày giữa các phòng thí nghiệm khắp hành tinh.

Phát hiện đáng chú ý nhất từ hàng loạt genome sequence được xây dựng là các bệnh nhân nhiễm virus trong cùng một điều kiện dường như không cho thấy có biến đổi đáng kể nào về genome sequence.

Điều đó có nghĩa một hoặc vài genome sequence có thể đại diện cho đặc tính của virus gây ra cho một nhóm bệnh nhân.

Nếu nhận định này được xác định là đúng, các nhà khoa học có thể suy ra cơ chế lây nhiễm cũng như phòng bệnh cho các bệnh nhân tương lai trên cơ sở nghiên cứu nhóm bệnh nhân hiện tại.

Với hướng suy đoán đó, các nước đang đẩy nhanh hơn tiến độ phát hiện các genome sequence.

Sớm cho công bố quốc tế các genome sequence có thể giúp tìm ra nhanh hơn phác đồ điều trị bao vây ngày càng hiệu quả cho cả bệnh nhân đang cũng như sắp mắc.

Khúc mắc mới nằm ở chỗ TQ sau khi công bố 120 genome sequence bỗng nhiên dừng tiến độ chia sẻ vô cùng quan trọng này trong vài ngày qua.

Được biết Mỹ đã công bố 43 genome sequence trong khi Hà Lan và Anh mỗi nước công bố 25 genome sequence.

Hướng chữa trị hiệu quả nhất vẫn bí ẩn

Chưa tổ chức hay cá nhân nhà khoa học nào đến nay trả lời được câu hỏi đâu là biện pháp chữa trị covid-19 hiệu quả nhẩt.

Chữa trị thành công cho một vài cá nhân thậm chí một vài nhóm bệnh nhân bằng phác đồ nào đó không có nghĩa phương thuốc hữu hiệu ấy có thể áp dụng cho cả cộng đồng chứ chưa nói cho cả một quốc gia hay một khu vực, nhất là, cho toàn cầu.

Bởi thế, hướng phát triển hiện tại vẫn là dựa trên truyền thống thử và sai. Theo đó, các nhà khoa học sử dụng các loại thuốc cũ cho các bệnh với các triệu chứng tương tự để kiểm tra hiệu lực với covid-19.

Nếu thấy có tác dụng, chúng sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng. Trong hầu hết trường hợp, điều trị theo triệu chứng như sốt, ho, và đau người có vẻ hiệu quả.

Một số trường hợp nặng có thể hỗ trợ thở oxygen hoặc các biện pháp tăng cường hô hấp khác.

Tuy nhiên đấy vẫn chỉ là hiệu quả bề ngoài chứ chưa phải cắt nghĩa được bản chất của cơ chế gây bệnh cũng như diệt nguyên nhân.

“Các loại thuốc mới sẽ có tác dụng đặc hiệu đến một số ca nặng nhưng cần thời gian để xem thuốc mới khác với thuốc cũ ra sao”, tiến sỹ Gagandeep Kang, giám đốc điều hành Viện Khoa học & Công nghệ Y tế Tịnh tiến (Translational Health Science and Technology Institute), nói.

Theo tienphong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *