Thực phẩm ‘đại kỵ’ khi bị viêm họng không phải ai cũng biết

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh, đặc biệt là người bị viêm họng cấp. Việc kiêng những thực phẩm có hại đối với người bệnh không chỉ ngăn bệnh phát triển mà còn giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Ảnh minh họa: Internet

Viêm họng thường do lạnh và virus cúm gây ra. Ngoài can thiệp thuốc men và các biện pháp điều trị y tế khác, chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục bệnh viêm họng. Một chế độ ăn uống phòng và chữa viêm họng nên bao gồm các loại thực phẩm làm dịu và giúp chữa lành các thương tổn vùng họng – và kiêng các loại thực phẩm gây kích ứng họng hoặc khó nuốt.

Đồ chiên nướng

Ảnh minh họa: Internet

Đồ chiên nướng rất ngon nhưng không phải là lựa chọn tốt khi đang bị viêm họng.

Các món ăn được chế biến theo cách nướng hoặc chiên thường rất khô và cứng nên khi nhai, nuốt chúng vẫn còn những thành cạnh rất cứng và sắc gây ra những tổn thương ở cổ họng. Khi nuốt, những thành cứng này sẽ cọ xát va chạm với thành họng, thậm chí tạo thành vết xước và làm tổn thương bề mặt, gây kích ứng ho… không có lợi cho sự hồi phục.

Đồ ăn cay

Món cay là món có vị cay, rất có tác dụng đưa đẩy, có lợi cho tiêu hóa. Nhưng lại không có lợi với người viêm họng cấp. Lý do là vì viêm họng làm rát đỏ toàn bộ họng. Tùy vào từng thể bệnh và từng người, có người rát nhiều, có người rát ít, có người không rát. Nhưng khi ăn những món cay sẽ làm cho họng cảm thấy bị rát sưng lên bội phần. Bạn sẽ thấy nóng khó chịu và bệnh tình như nặng hơn. Về bản chất, các món cay này làm nóng đỏ phần viêm, chỉ làm nặng thêm cảm giác mà thôi.

Tránh xa socola, đậu phộng, nho khô

Trong các thực phẩm này chứa rất nhiều chất arginin, đây là một chất sẽ giúp các vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Thức uống có cồn, rượu bia

Thức uống có cồn gây ra cảm giác nóng rát ở họng. Ngoài ra người say rượu bia, cơ hô hấp trên thường mất kiểm soát, dịch tiết ra nhiều, khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí thở không đi qua mũi mà đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ gia tăng mức độ viêm họng hơn.

Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Đồ ăn quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho vùng họng. Vì miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm, nếu ăn đồ quá nóng sẽ dễ bị bỏng, rát, dẫn tới hình thành các vết trợt gây đau đớn, thậm chí dẫn tới viêm miệng lưỡi, viêm họng, viêm thực quản.

Còn nếu ăn uống quá lạnh, trước mắt có sẽ cảm thấy dễ chịu, nhưng đồ ăn lạnh dễ khiến cổ họng bị tổn thương và viêm trở lại khiến việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm nên dùng khi bị viêm họng

Mật ong là thực phẩm làm dịu viêm và đau họng. Mật ong cũng có tính chất kháng khuẩn, giúp chữa lành viêm họng. Nên nhấm nháp nước chanh hoặc trà trộn với một thìa mật ong, ngậm trong miệng và nuốt từ từ để làm dịu cổ họng.

Khi bị viêm họng, nên ăn các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt, như chuối, táo, sữa chua và sữa trứng, ngũ cốc nấu chín, súp và nước canh.

Ảnh minh họa: Internet

Trong các loại thực phẩm, súp gà hoặc canh gà đã được coi là một phương thuốc hiệu quả trị bệnh viêm họng, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Y tế Nebraska, Ấn Độ đã đưa súp gà vào thử nghiệm và họ phát hiện ra súp gà hoặc canh gà có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm, và viêm họng.

Các thành phần trong món súp gà hoặc canh gà có tác dụng chống viêm nhẹ và hơi nước từ một bát súp gà giúp làm giảm sưng nề và hạn chế thời gian virus tiếp xúc với màng nhầy niêm mạc họng. Hơn nữa, trong súp gà hoặc canh gà còn có nhiều thành phần giàu chất dinh dưỡng như cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, tất cả đều có thể có khả năng chữa bệnh viêm họng.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP) (tienphong.vn)

Thời tiết nóng lên có thực sự khiến virus SARS-CoV-2 biến mất?

Thời tiết nóng lên sẽ có tác dụng ức chế virus, tuy nhiên khó phân định rõ việc virus suy yếu là do thời tiết hay do các biện pháp phòng chống.

Việc các loại virus gây bệnh cúm nói chung thường phát triển mạnh trong môi trường lạnh, không khí khô và ít lây lan trong môi trường nóng khiến nhiều người hy vọng thời tiết nóng lên sẽ khiến virus SARS-CoV-2 biến mất. Tuy nhiên theo một số chuyên gia của Trung Quốc và nước ngoài, không nên quá kỳ vọng vào nhận định này.

Ảnh minh họa: CNN.

Trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông sáng nay (5/3), bác sỹ Trương Văn Hồng – Tổ trưởng tổ chuyên gia điều trị dịch Covid-19 của Thượng Hải cho rằng, hiện tại rất khó có thể khẳng định thời tiết nóng lên có làm virus SARS-CoV-2 biến mất hay không. Theo bác sỹ Trương, thời tiết nóng lên sẽ có tác dụng ức chế virus, tuy nhiên sẽ khó phân định rõ việc virus suy yếu hay biến mất là do thời tiết hay do các biện pháp phòng chống.

Trước đó, ông Marc Lipsitch – giáo sư dịch tễ học của trường đại học Havard, Mỹ cho rằng virus corona xuất hiện theo mùa tuy nhiên không thể khẳng định virus SARS-CoV-2 có những đặc tính tương tự. Ông Marc Lipsitch cho biết, việc mọi người cho rằng virus gây dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) năm 2003 biến mất vào mùa hè là hoàn toàn sai lầm. SARS được kiểm soát nhờ những nỗ lực y tế cộng đồng quyết liệt, chưa từng có của nhiều quốc gia, ông khẳng định dịch bệnh này không tự biến mất.

Trong khi đó, bà Jenifer Rohn – chuyên gia tế bào sinh vật của trường đại học London, Anh cho rằng, virus SARS-CoV-2 là loại virus hoàn toàn mới, do đó rất khó có thể khẳng định yếu tố thời tiết có liên quan đến sự phát triển của dịch bệnh, nếu muốn đưa ra kết luận chúng ta cần cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch trong thời gian tới.

Bà Jenifer Rohn nói: “Chúng ta không biết mùa hè sẽ xảy ra những gì, mặc dù có rất nhiều dự đoán nhưng chúng ta không thể khẳng định mùa hè tình hình dịch bệnh sẽ khả quan hơn. Chúng ta hy vọng vì một số bệnh hô hấp cũng tiến triển tốt khi thời tiết nóng lên. Tuy nhiên điều này không phải là tuyệt đối”.

Mặc dù xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, tuy nhiên đến nay giới khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cũng như tìm ra thuốc đặc trị hay vaccine đối với loại virus này. Trong quá trình giải mã trình tự gen các mẫu bệnh phẩm viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, các nhà khoa học đã phát hiện virus SARS-CoV-2 rất giống với chủng virus corona gây bệnh SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) giai đoạn 2002-2003 vốn có nguồn gốc từ loài dơi. Tuy nhiên mức gắn kết của virus mới này với thụ thể ACE2 cao hơn 10-20 lần so với virus gây ra dịch SARS- nguyên nhân khiến virus SARS-CoV-2 dễ lây truyền từ người sang người hơn./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *