3 loại đồ ăn “tối kị” nhất cho bữa tối nhưng hầu hết mọi người đều yêu thích

Một cơ thể khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để chúng ta tận hưởng một cuộc sống tốt. Trong cuộc sống, chúng ta nhất định phải duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn bữa sáng bổ dưỡng, bữa trưa ăn đầy đủ và bữa tối cần phải ăn ít một chút.

Tuy nhiên, có rất nhiều người ăn quá nhiều vào bữa tối, hơn nữa lại ăn những loại thực phẩm không lành mạnh. Ba loại bữa tối dưới đây, nếu ăn nhiều chính là đưa “chất độc” vào cơ thể, kiến nghị mọi người nên chú ý.

1. Ăn các loại sản phẩm làm từ gạo nếp

Nhiều người thích ăn bánh nếp hoặc cơm nếp vào buổi tối. Các loại bánh nếp mềm mềm ăn rất ngon, nhưng những loại thực phẩm này tương đối dính, bởi chúng chứa amilopectin, chất tạo nên độ dẻo đặc trưng của gạo nếp, không dễ để tiêu hóa. Nếu ăn thường xuyên các sản phẩm từ gạo nếp sẽ làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Trong Đông y, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng. Đông y khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp. Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.

2. Ăn thực phẩm chiên rán

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, là những thực phẩm có hương vị tuyệt vời… nhưng lại không phải là những thực phẩm nên ăn vào buổi tối. Thực phẩm chiên rán chứa lượng cholesterol cao ăn vào bữa tối sẽ làm tăng gánh nặng cho hoạt động của đường ruột, dạ dày, gan, túi mật và tuyến tụy.

Khi các cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều sẽ kích thích trung tâm thần kinh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, nếu ăn nhiều thực phẩm này vào buổi đêm, bạn sẽ thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vào sáng hôm sau, khiến hoạt động của cả ngày hôm sau bị ảnh hưởng.

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, là những thực phẩm có hương vị tuyệt vời… nhưng lại không phải là những thực phẩm nên ăn vào buổi tối.

3. Các món quá nhiều chất

Bữa tối là thời điểm bạn bè tụ tập, gia đình đoàn tụ nên việc ăn uống đầy đủ, nhiều chất là điều thường xuyên diễn ra. Vậy nhưng, nếu ăn nhiều thịt, hải sản… vào buổi tối sẽ khiến thận bị quá tải.

Các nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn thịt vào bữa tối sẽ có lượng lipid trong m.áu cao gấp 3-4 lần so với những người ăn những thực phẩm khác. Thêm vào đó, việc tiêu thụ quá nhiều calo trong bữa tối sẽ khiến cholesterol trong m.áu bạn tăng lên đáng kể. Theo thời gian, có thể gây ra xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch…

Vậy nên ăn tối như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

– Giờ ăn tối tốt nhất: Thời gian tốt nhất để ăn tối là khoảng 18 giờ. Nếu không thể sắp xếp thời gian, bạn nên cố gắng ăn tối trước 20 giờ, một bữa tối quá muộn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và toàn bộ cơ thể bạn.

Thời gian tốt nhất để ăn tối là khoảng 18 giờ.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ngủ trong khoảng 4 giờ sau khi ăn tối.

– Những món tốt nhất cho bữa tối: Rau xanh, salad, súp, ức gà, khoai tây, hoa quả…

– Ăn tối càng muộn thì càng phải ăn ít: Bữa tối không nên ăn nhiều nhưng không có nghĩa là bạn nên nhịn ăn hoàn toàn. Càng ăn tối muộn thì bạn càng nên ăn ít lại bằng một chén cháo yến mạch, canh rau hoặc là đĩa salad…

Theo Sohu/baodansinh.vn

Mùa “giải cứu” tôm hùm: Sai lầm này khi ăn khiến vừa mất hết chất bổ, vừa “hạ độc” cơ thể

Tôm hùm nói riêng và các loại tôm nói chung vô cùng ngon lành và bổ dưỡng, tuy nhiên bạn cần tránh phạm phải 1 số sai lầm khi ăn tôm để không làm hao hụt dinh dưỡng và gây hại sức khỏe.

Trong nhiều ngày qua, phong trào “giải cứu” tôm hùm rộ lên trên khắp mọi nơi. Dù giá “giải cứu” không thua kém nhiều so với thời điểm giá tôm ổn định xong mặt hàng này vẫn luôn ở trong tình trạng cháy hàng do nhu cầu của người tiêu dùng quá lớn, thậm chí nhiều người muốn mua còn phải đặt hàng trước.

Tôm vốn đã là loại hải sản yêu thích của nhiều người không chỉ vì ngon miệng, mà vì nó chứa lượng protein cao, gấp nhiều lần so với cá, trứng và sữa. Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe. So với cá và gia cầm, tôm có ít chất béo, nhiều vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe.

Tôm hùm nói riêng và các loại tôm nói chung vô cùng ngon lành và bổ dưỡng, tuy nhiên bạn cần tránh phạm phải 1 số sai lầm khi ăn tôm để không làm hao hụt dinh dưỡng và gây hại sức khỏe. Cụ thể như sau:

Không biết cách làm sạch tôm

Theo trang Thespruceeats, khi chế biến bất kỳ loại tôm nào bạn cũng cần nhớ lưu ý quan trọng đó là: Loại bỏ đường tiêu hóa của tôm. Phần đường tiêu hóa tôm là 1 sợi chỉ màu đen, nằm dọc trên phần lưng tôm, có thể chứa cát và bùn vì vậy việc loại bỏ nó giúp cho món tôm sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh hơn.

Cách dễ nhất để loại bỏ chỉ tôm là dùng dao để rạch lưng tôm và bỏ chỉ đen ra ngoài,

Nấu thịt tôm quá chín

Giống như thịt lợn và gia cầm, các cơ trong hải sản được tạo thành từ các bó tế bào protein. Tuy nhiên, trong cá và hải sản, các bó cơ ngắn hơn nhiều và mô liên kết giữ chúng lại với nhau mỏng hơn. Vì vậy, cá, tôm và hải sản sẽ nhanh chín hơn các loại thịt động vật.

Cá, tôm và hải sản sẽ nhanh chín hơn các loại thịt động vật

Tùy thuộc vào kích cỡ của con tôm mà bạn sẽ có thời gian nấu chín khác nhau, tôm nhỏ thì bạn chỉ cần 5 phút là có thể ăn, các loại tôm to và có vỏ dày hơn yêu cần cần phải có 8 phút mới có thể chín.

Nếu hấp tôm hùm nhỏ khoảng 400 – 500g/1 con thì trong vòng 10 – 15 phút, tôm to 1kg/con thì hấp khoảng 25 – 30 phút. Nếu chế biến quá chín có thể làm tôm bị mất đi dinh dưỡng.

Ăn tôm c.hết

Tôm tươi vốn rất giàu histidine, nhưng khi tôm c.hết mà chưa được chế biến ngay thì lượng axit amin histidine này sẽ bị vi khuẩn phân giải thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.

Ngoài ra, phần dạ dày và ruột tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại nên sau khi c.hết nó sẽ rất nhanh bốc mùi. Tôm c.hết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, ăn nhiều có thể xảy ra ngộ độc.

Ăn tôm c.hết có thể khiến bạn bị ngộ độc

Ăn quá nhiều tôm một lúc

Đừng vì thấy ngon mà ăn quá nhiều tôm trong một lúc bởi sẽ gây thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Liên quan đến sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.

Kết hợp tôm cùng một số thực phẩm “đại kỵ”

Theo trang People, Trung Quốc, có một số thực phẩm cần tránh ăn cùng tôm kẻo gây bệnh như sau:

– Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.

– Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.

– Ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây c.hết người.

– Tôm kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.

– Tôm kết hợp cùng táo đỏ: Vitamin trong táo đỏ kết hợp cùng chất asen trong thịt tôm tạo thành thạch tín gây ngộ độc, nặng hơn có thể t.ử v.ong.

– Tôm ăn cùng cà chua: Gây ra ngộ độc thực phẩm.

– Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.

Đối tượng không nên ăn tôm

– Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ vọng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

– Bệnh nhân hen suyễn: Ăn tôm sẽ kích thích cổ họng và co thắt khí quản, khiến bệnh tình thêm khó chịu.

– Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

– Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric m.áu và viêm khớp.

– Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này khi ăn tôm tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

ĐỖ ĐỖ

Theo Báo dân sinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *