Mẹ vừa rời đi 10 phút, b.é t.rai 2 tháng t.uổi t.ử v.ong khi nằm ngủ một mình trên ghế sofa

Phát hiện con bất ổn, người mẹ vội lay chồng dậy gọi xe cấp cứu. Nhưng mọi nỗ lực của các bác sĩ cũng không cứu sống được cậu bé.

Vào ngày 10/3 vừa qua, Tòa thị chính Cleethorpes (Anh) đã mở phiên điều trần xem xét vụ việc một b.é t.rai 2 tháng t.uổi t.ử v.ong khi nằm ngủ một mình trên ghế sofa.

Theo đó, sự việc này xảy ra từ ngày 15/12/2018. Đêm hôm ấy, vì đ.ứa t.rẻ bị ho do cảm lạnh, nên người mẹ đã cho cậu bé ngủ trên ghế sofa, còn chị thì ngồi xem phim cạnh con. Cách đó không xa, cũng trên chiếc ghế sofa hình chữ L này, chồng chị cũng đang ngủ ở đó.

Khoảng 2 giờ sáng, con trai lớn (3 t.uổi) đang ngủ trong phòng đột nhiên tỉnh dậy rồi khóc. Người mẹ liền đứng dậy để đi kiểm tra con. Trước khi đi, chị đắp cho con trai nhỏ một chiếc chăn bông lớn, để cánh tay con đè lên chăn.

Trước khi đi kiểm tra con trai lớn, người mẹ đã đắp một chiếc chăn bông lớn cho b.é t.rai (Ảnh minh họa).

10 phút sau, chị quay lại thì nhận thấy b.é t.rai có vẻ khác thường. Chị kể: “Khi tôi quay lại, tôi thấy con trông khá xanh xao, nhợt nhạt. Vì vậy, tôi khẽ lay nhẹ nhưng con không phản ứng. Rồi tôi phát hiện ra một chút m.áu trên mũi, đồng thời con tôi không thở nữa”.

Người mẹ vội lay chồng dậy gọi xe cấp cứu. Các nhân viên y tế nhanh chóng có mặt và chuyển đ.ứa t.rẻ đến bệnh viện Grimsby’s Diana. Tuy nhiên, những nỗ lực hồi sức của các bác sĩ cũng không thể cứu sống được b.é t.rai, cậu bé đã ra đi vào lúc 3 giờ sáng.

10 phút sau quay lại, người mẹ phát hiện con mình bị trào m.áu mũi và ngừng thở (Ảnh minh họa).

Một cuộc khám nghiệm t.ử t.hi đã được tiến hành bởi bác sĩ Cohen, làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng Sheffield. Kết quả cho thấy không có độc tố trong hệ tiêu hóa của em bé và ngoài cổ họng bị viêm ra thì đây là một cậu bé khỏe mạnh, bình thường. Bác sĩ Cohen kết luận rằng đ.ứa t.rẻ đã c.hết vì đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bác sĩ Cohen nói: “Đột tử ở trẻ sơ sinh là trạng thái trẻ sơ sinh đột ngột t.ử v.ong phổ biến nhất ở các nước phát triển. Có rất nhiều yếu tố gây nên việc đột tử này như độ t.uổi, giới tính của đ.ứa t.rẻ. Thường thì b.é t.rai gặp tình trạng này nhiều hơn b.é g.ái.

Ngoài ra, những em bé nằm nghiêng khi ngủ, hoặc nằm ngủ trên/dưới một chiếc chăn bông dành cho người lớn cũng có nguy cơ đột tử cao. Để giảm thiểu trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh, các bố mẹ cần cho con nằm ngửa khi ngủ ở trong cũi, xung quanh không có gối, chăn và thú nhồi bông”.

Dựa trên kết quả điều tra của cảnh sát và báo cáo của bác sĩ, cuối cùng, tòa án cũng phán quyết rằng đ.ứa b.é chết vì Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Làm thế nào để ngăn chặn Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh?

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) diễn tả cái c.hết đột ngột, bất ngờ và không giải thích được nguyên nhân của một em bé khỏe mạnh. Nó thường xảy ra ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, và có xu hướng phổ biến ở b.é t.rai hơn là b.é g.ái.

Để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng đột tử trong khi ngủ, các cha mẹ cần lưu ý những việc sau:

* NÊN:

– Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

– Đặt chân của con chạm vào thành phía cuối của cũi, hoặc nôi.

– Khu vực xung quanh đầu bé không được có bất kỳ thứ đồ gì, kể cả gối, chăn hay thú nhồi bông.

– Cho con ngủ trong nôi, cũi cùng phòng với cha mẹ trong 6 tháng đầu.

– Sử dụng nệm tốt, chắc chắn, bằng phẳng, không thấm nước.

– Nếu được hãy cho con bú sữa mẹ.

* KHÔNG NÊN:

– Mẹ không nên hút thuốc khi mang thai.

– Không cho phép bất cứ ai hút thuốc trong phòng có em bé, kể cả trước và sau sinh.

– Không ngủ chung với con trên giường, hoặc ghế sofa

– Không ngủ chung với con khi đã uống rượu bia.

– Không để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh.

Theo Trí Thức Trẻ

Phân biệt cảm lạnh, cúm và nhiễm nCoV

Các triệu chứng của dị ứng hay cảm lạnh chủ yếu biểu hiện ở phần đầu, trong khi đó người bị cúm hay nhiễm nCoV mệt mỏi toàn thân.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Greg Poland, Giáo sư y khoa và các bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic, cho biết nếu bạn bị dị ứng hay cảm lạnh các vấn đề sẽ chủ yếu xảy ra với mắt và mũi. Và hầu hết các triệu chứng xuất hiện ở phần đầu. Các triệu chứng nhẹ, diễn ra thường xuyên và thường tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi, trừ khi là người lớn t.uổi hay có nhiều bệnh lý nền.

Trong khi đó, các triệu chứng của cúm và nCoV có xu hướng toàn thân. Chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. “Cúm và nCoV ảnh hưởng đến các hệ thống khác và đường hô hấp dưới, ông Poland cho biết.

“Bạn có thể sẽ không bị sổ mũi, nhưng lại đau họng, ho, sốt hoặc khó thở. Nếu bạn bắt đầu nhiễm nCoV hoặc cúm, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, về cơ bản bạn sẽ phải lên giường nghỉ. Mọi người sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt này. Trong khi đó dị ứng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng chúng sẽ không gây đau cơ hoặc mệt mỏi toàn thân”, ông Poland phân tích.

Tuy nhiên, giáo sư Poland cũng nhấn mạnh, các giai đoạn ban đầu của dị ứng, cảm lạnh, cúm và nCoV có thể rất giống nhau và một số trường hợp nhiễm nCoV hay cúm có thể nhẹ đến mức không có dấu hiệu nào. Đó là lý do bạn phải chú ý kỹ các triệu chứng và xem mình có thuộc nhóm nguy cơ không. Các bác sĩ sẽ phải hỏi thêm một số câu hỏi để có cơ sở theo dõi như: Gần đây bạn đã đi du lịch đến đâu, bạn ở chung với ai và họ có đi du lịch không, bạn và người thân trong gia đình có tập trung khu vực dịch bệnh không, bạn có ở trên tàu du lịch, bạn có sống gần khu vực dịch bệnh, bạn có tiếp xúc với người nhiễm nCoV không.

Các triệu chứng có thể được phân biệt cơ bản như sau, tùy người sẽ có sự khác biệt, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để thăm khám, xét nghiệm nếu nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm nCoV.

Lê Cầm

Theo CNN/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *