Mới đây, nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ đã chia sẻ về dị tật mà con mình gặp phải khi mới sinh được mấy ngày. Chuyên gia cho rằng, dị tật của con nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ vừa phải phẫu thuật nhiều trẻ cũng gặp phải.
Nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, phát âm về sau.
Trẻ bú khó, ảnh hưởng phát âm
Vợ chồng nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ đã vui mừng chia sẻ thông tin khi hạ sinh bé thứ 2 tại một bệnh viện quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 22/2. Con gái của anh nặng 3,4kg và được đặt tên là Giang Khả Vy (bé Dâu). Mặc dù sinh ra khỏe mạnh nhưng một ngày sau đó, bác sĩ lại phát hiện bé bị dị tật dính thắng lưỡi. 2 ngày sau sinh, bé đã trải qua cuộc tiểu phẫu để cắt thắng lưỡi.
BS khám cho bé Dâu chia sẻ, dị tật của con nghệ sĩ Quốc Cơ là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi).
Dị tật của con nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ vừa phải phẫu thuật nhiều trẻ cũng gặp phải. Ảnh Internet
Khoa Răng hàm mặt (Bệnh viện Nhi Trung Ương) cũng thường tiếp nhận trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi. Theo bác sĩ Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện, bất cứ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc phải tật dính thắng lưỡi hay phanh lưỡi. Dị tật này khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi bú sữa, trẻ bú lâu, chậm lên cân. Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn ảnh hưởng đến hoạt động nuốt, phát âm của trẻ. Trẻ nói ngọng và làm ảnh hưởng lệch lạc răng khi phát hiện muộn.
Các bác sĩ cũng cho biết, tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ nhỏ có những mức độ. Chỉ định phẫu thuật khi dính lưỡi độ 3 và độ 4. Để xác định có cần phải phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ hay không cần phải đưa trẻ đến chuyên khoa răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán đúng tình trạng.
Cha mẹ nên cho trẻ làm tiểu phẫu cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Việc càng trì hoãn, khi trẻ lớn hơn phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch m.áu. Khi đó nếu cắt sẽ làm cho trẻ bị c.hảy m.áu nhiều hơn, đau đớn làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tật dính thắng lưỡi
Hiện nay tại Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi TƯ, trẻ bị dính lưỡi độ 3 và độ 4 có thể được điều trị bằng phương pháp mổ laser không gây c.hảy m.áu, không đau sau mổ. Mặc dù đây là dị tật hay gặp phải ở trẻ nhưng cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dị tật này không quá phức tạp. Cắt thắng lưỡi thực hiện đơn giản, nhanh, an toàn.
Ở trẻ dưới 3 tháng, chỉ cần bôi hoặc tiêm thuốc tê rồi dùng dao điện cắt thắng lưỡi. Ngay sau đó, trẻ có thể bú và có thể được cho về ngay. Mọi người chỉ cần chú ý sau phẫu thuật không để trẻ ngậm hay cắn các vật cứng để tránh c.hảy m.áu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh n.hiễm t.rùng. Với trẻ nhỏ bú sữa mẹ vẫn duy trì bú sữa mẹ. Trẻ lớn hơn có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội sau phẫu thuật. Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi bằng uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
Để nhận biết dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ, mọi người có thể một số chú ý:
– Nhìn trực tiếp thấy thắng lưỡi ngắn rõ
– Thắng lưỡi bám trực tiếp gần đầu lưỡi. Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên
– Trẻ khó bú, khó nuốt
– Trẻ nói ngọng một số từ
– Khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán, lựa chọn phương pháp xử lí thích hợp.
P.Thuận (giadinh.net.vn)
Ghiền trà sữa, teen boy 13 t.uổi bị kẹt trân châu trong đường ruột
Sau khi uống trà sữa trân châu 2 lần trong 1 tuần, cậu bé bị nhồi m.áu ruột vì không nhai kỹ topping.
Theo trang Sing Tao, một teen boy 13 t.uổi đến từ Hà Nam, Trung Quốc, đã phải nhập viện vì đau bụng dữ dội. Sau khi kiểm tra và chụp X-quang, cậu bé được phát hiện có dấu hiệu nhồi m.áu mạc treo ruột, tức có nghĩa đường ruột đã bị tổn thương.
Bác sĩ Zhang – người phụ trách trường hợp của cậu bé, cho biết bệnh nhân trẻ t.uổi này cần phải được phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ Zhang đã tìm thấy hai vật thể lạ, cứng, và có kích thước khác nhau trong ruột của cậu bé. Những vật thể này được suy luận là nguyên nhân chính của tai nạn nhồi m.áu ruột mà cậu gặp phải.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phụ trách đã tìm thấy hai vật thể lạ, cứng, và có kích thước khác nhau trong ruột của cậu bé 13 t.uổi.
Được biết, n.am s.inh này đã uống trà sưa trân châu hai lần trong một tuần trước hôm bị đau bụng.
Sau ca phẫu thuật, trong vài ngày tiếp theo, cậu bé bắt đầu thải ra những vật thể tương tự còn sót lại trong người. Được biết, n.am s.inh này đã uống trà sưa trân châu hai lần trong một tuần trước hôm bị đau bụng. Có vẻ như việc không nhai kỹ các viên trân châu trước khi nuốt là nguyên nhân đã gây ra cho cậu bé chứng nhồi m.áu đường ruột tai hại kia.
Thành phần chính trong trân châu của trà sữa đều là những thứ có tiêu như tinh bột khoai mì và bột ngô. Nhiều nơi còn thêm cả chất tạo độ dai cho trân châu.
Bác sĩ Zhang cho biết, các thành phần chính của trân châu thường thấy trong trà sữa là tinh bột khoai mì và bột ngô – những thứ khó tiêu hóa. Ông nói thêm rằng, cũng có thể một số nơi đã thêm vào các chất làm dai, khiến cho trân châu lại càng khó tiêu hóa hơn. Ông khuyên các bậc cha mẹ nên kiểm soát việc tiêu thụ trà sữa trân châu của con mình để tránh mọi vấn đề về sức khỏe.
Theo saostar