Bác sỹ Mỹ: Liên kết người với người đúng cách giúp giải tỏa lo lắng mùa dịch COVID-19

Việc giải tỏa lo lắng là một trong những yếu tố quan trọng mọi người cần làm trong bối cảnh virus corona mới tiếp tục lây lan mạnh.

Chuyên gia tâm thần học người Mỹ Christine Moutier nói với kênh CNN, bên cạnh việc rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách, việc giải tỏa lo lắng là một trong những yếu tố quan trọng mọi người cần làm trong bối cảnh virus corona mới – hay còn gọi là COVID-19 đang lây lan mạnh trong cộng đồng.

Các nhân viên y tế Mỹ mặc trang phục bảo hộ để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 (ảnh: CNN)

“Khi chúng ta nhìn vào dữ liệu và các sự kiện có thật trong quá khứ, những gì chúng ta nhìn thấy là trong thời điểm khó khăn, ngay cả chiến tranh hay thảm họa tự nhiên, chúng ta luôn có xu thế xích lại gần nhau và điều đó có thể đem lại một hiệu quả mang tính bảo hộ”, bà Moutier nói. “Tôi cho rằng, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về việc chúng ta có đang liên hệ với những người yêu thương chúng ta hay không?… Chúng ta có đang sử dụng công nghệ nếu cần thiết không? Đây là thời điểm mà chúng ta có thể sử dụng nó vì mục đích tốt đẹp”.

Trong khi đó, bác sỹ Maria Van Kerkhove, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra những con số khá lạc quan về tỷ lệ người khỏi bệnh trên toàn thế giới. Tính đến ngày hôm qua (12/3), có ít nhất 62.793 bệnh nhân từng nhiễm COVID-19 đã hồi phục và được ra viện.

Hiện có hơn 125.000 ca dương tính với COVID-19 trên toàn cầu. Trong đó, khoảng 80% trong số tất cả các bệnh nhân ở Trung Quốc có “triệu chứng nhẹ” – có nghĩa là họ sẽ cảm thấy không khỏe trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

Khoảng 20% người bệnh sẽ cần phải chăm sóc y tế trong bệnh viện và có thể cần phải có nhiều biện pháp y tế đặc biệt hỗ trợ. Bên cạnh đó, sẽ có một số ít người t.hiệt m.ạng. Theo tạp chí y học JAMA, tỷ lệ t.ử v.ong vì COVID-19 tại Trung Quốc là 2,3%.

Bác sỹ Van Kerkhove cũng cho biết thêm, virus corona mới “khá ổn định”. “Chúng tôi biết rằng có những nhóm khác nhau của loại virus này”, bà đề cập tới một nghiên cứu trước đó nhận định các biến thể khác nhau của COVID019. “Đó là sự thay đổi bình thường đối với một loại virus theo thời gian, tuy nhiên loại virus này khá là ổn định”.

Theo toquoc.vn

Sát khuẩn vùng họng – “chốt chặn” virus đơn giản mà hiệu quả

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, người từng trực tiếp điều trị cho hai cha con người Trung Quốc nhiễm Covid-19 chia sẻ về kinh nghiệm điều trị khỏi bệnh cho 2 ca bệnh này.

SARS-CoV-2 và các loại virus gây viêm đường hô hấp khác có cơ chế lây nhiễm và gây bệnh như sau. Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh.

Bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm Covid-19 điều trị tại BV Chợ Rẫy.

Đến một lúc nào đó (tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người), số lượng virus đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Như vậy, trong giai đoạn ủ bệnh, người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh (hay lây truyền cho người khác) chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. Đó là những phương pháp tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, thường xuyên rửa tay… như Bộ Y tế đã thông báo. Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng mặc dù cũng đã được nhắc tới nhưng có thể việc thực hiện chưa đúng và đủ.

Nút chặn sau cùng đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để t.iêu d.iệt nó. Và khi các virus sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài thì dung dịch sát khuẩn cũng đợi sẵn để t.iêu d.iệt nó. Như vậy kể cả người chưa nhiễm và người đã nhiễm thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy.

Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Và mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1-2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ. Các bạn chú ý xem kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản sau: Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều các bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

Súc họng trước khi đi ra ngoài, và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin hay povidone iodine) hay ngay sau khi ăn. Trong vùng có dịch thì súc họng định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong để nguyên không súc lại bằng nước.

Song, đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp./.

TS.BS Lê Quốc Hùng

Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *