Đây là một trong những hướng dẫn của Bộ Y tế về vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc, nhằm chủ động phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.
Bộ Y tế khuyến cáo khử khuẩn nút bấm thang máy tại nơi làm việc 2 lần/ngày – T.Hằng
Theo Bộ Y tế, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ t.ử v.ong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính.
Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh Covid-19 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ, không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 – Ảnh: Bộ Y tế
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp với tốc độ lây nhiễm cao trong cộng đồng, để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động , Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc như sau:
Khử khuẩn tay nắm cửa, bấm nút thang máy ít nhất 2 lần/ngày
Khử khuẩn bằng các chất rửa tẩy thông thường như: dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
Vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc. Làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chung tại nơi làm việc.
Người được cách ly cần chủ động thực hiện các quy định hướng dẫn của Bộ Y tế – Ảnh: Bộ Y tế
Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có nguy cơ tiếp xúc cao, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 1 lần/ngày.
Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện,bàn phím máy tính, điều khiển từ xa, điện thoại dùng chung… cần khử khuẩn ít nhất 2 lần/ngày.
Tăng cường thông gió, hạn chế sử dụng điều hòa
Bộ Y tế cũng lưu ý, tại các khu vực, vị trí làm việc, trên phương tiện giao thông vận chuyển người lao động… cần tăng cường thông khí bằng cách tăng thông gió hoặc mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt hoặc các giải pháp phù hợp khác. Hạn chế sử dụng điều hòa.
Về xử lý chất thải, các cơ quan đơn vị cần bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện tại khu vực ký túc xá cho người lao động và thực hiện thu gom, xử lý hằng ngày.
Thời gian cách ly tại nhà, nơi cư trú tối đa 14 ngày – Ảnh: Bộ Y tế
Theo Thanh niên
Súc họng đúng cách để phòng ngừa Covid-19
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa Covid-19 đã được Bộ Y tế khuyến cáo, bác sĩ chuyên khoa vừa đưa ra thêm một “chốt chặn” sau cùng để phòng bệnh. Đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn.
Sát khuẩn hầu họng là một biện pháp phòng bệnh Covid-19 – ShutterStock
Vi rút xâm nhập vào vùng hầu họng
Theo tiến sĩ – bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): Cũng giống như các loại vi rút gây viêm đường hô hấp khác, SARS-CoV-2 có cơ chế nhiễm và gây bệnh như sau:
Sau khi vào vùng hầu họng, vi rút xâm nhập các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây là giai đoạn ủ bệnh.
Đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng vi rút đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.
Như vậy trong giai đoạn ủ bệnh, người mang vi rút không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có thể âm thầm lây truyền vi rút sang người khác.
Để phòng tránh bị nhiễm bệnh hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn vi rút đi vào vùng hầu họng của chính mình.
Vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các biện pháp phòng bệnh là: tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2 m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay bằng xà phòng…
Bên cạnh đó, bác sĩ Hùng cho biết, theo kinh nghiệm điều trị qua các ca bệnh thì còn một chốt chặn sau cùng để phòng ngừa lây bệnh Covid-19, khi những biện pháp trên bị bỏ qua. “Đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn”, bác sĩ Hùng khẳng định.
Trong quá trình điều trị cho hai bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm Covid-19 (đã khỏi bệnh) tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, một trong các biện pháp đặc biệt mà bác sĩ áp dụng chính là cho bệnh nhân súc họng thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn. Qua điều trị và nghiên cứu, bác sĩ Hùng đ.ánh giá: Biện pháp này đã mang lại nhiều hiệu quả.
Súc họng diệt vi rút
Bác sĩ Hùng giải thích: Khi vi rút vượt qua các biện pháp dự phòng bên ngoài, đến được vùng hầu họng hay thậm chí các vi rút sau khi nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài, thì dung dịch sát khuẩn hầu họng “đợi sẵn” sẽ có thể t.iêu d.iệt nó. Như vậy, sát khuẩn hầu họng là một biện pháp phòng chống nhiễm bệnh cũng như phòng chống phát tán bệnh.
“Việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả. Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được vi rút nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt vi rút trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1 – 2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ”, bác sĩ Hùng lưu ý.
“Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp”, bác sĩ Lê Quốc Hùng nhấn mạnh.
Bác sĩ Hùng hướng dẫn một số nguyên tắc cơ bản khi súc họng bằng dung dịch diệt khuẩn để phòng bệnh:
Phải súc họng chứ không súc miệng: Có nghĩa là cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
Súc họng mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa dung dịch xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong thì để nguyên, không súc lại bằng nước.
Không cần lượng dung dịch quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ vì lượng dung dịch càng nhiều, bạn càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
Trong vùng có dịch thì súc họng định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
Theo thanhnien