Châm cứu là một hình thức điều trị bệnh. Khi đó, chuyên gia sẽ dùng kim châm cứu có mũi rất mỏng đ.âm vào da người bệnh ở các điểm cụ thể trên cơ thể.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp châm cứu vẫn chưa rõ ràng. Những người hành nghề trong lĩnh vực này chia làm hai trường phái. Một bên cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng sống để bệnh nhân hồi phục. Bên còn lại cho rằng nó tạo ra những tác dụng liên quan đến thần kinh để giảm thiểu triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, dù ở trường phái nào, các chuyên gia cũng công nhận nó tạo ra một số hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.
Châm cứu là gì?
Chuyên gia châm cứu sẽ chèn kim châm vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng cho người mắc bệnh đau đầu, nhức mỏi cơ, các vấn đề về huyết áp và một số tình trạng sức khỏe khác.
Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích rằng sức khỏe là kết quả của sự cân bằng các thái cực. Ngược lại, bệnh tật xảy ra do bị mất cân bằng những thái cực đó.
Theo Medical News Today, cơ thể người có tất cả 350 điểm châm cứu. Khi chèn kim châm vào những điểm này, bạn sẽ tạo ra sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.
Vẫn chưa có bằng chứng khoa học hiện đại nào chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch hoặc huyệt đạo. Vì thế, rất khó để chứng minh phương pháp châm cứu có thật sự hoạt động hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phương pháp này sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh trong một số điều kiện nhất định.
Một số chuyên gia đã sử dụng lý luận trong khoa học thần kinh để giải thích cho cơ chế hoạt động của phương pháp cổ truyền này. Theo đó, các huyệt đạo được xem là nơi mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích sẽ làm tăng lưu lượng m.áu và kích hoạt khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Vì bản chất xâm lấn (dù khá nhẹ nhàng) của phương pháp này nên không dễ dàng để các nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc kiểm tra. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu người tham gia trải qua một cuộc điều trị giả hoặc sử dụng giả dược để có kết quả so sánh với những người được điều trị thực sự bằng cách châm cứu.
Những bệnh có thể điều trị bằng cách châm cứu
Một nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và bệnh đau nửa đầu.
Ngoài ra, lợi ích của nó còn thể hiện trong các trường hợp:
Đau thắt lưng
Đau cổ
Viêm xương khớp
Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê một số bệnh lý có thể hưởng lợi từ kỹ thuật châm cứu, bao gồm:
Bệnh huyết áp
Buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của hóa trị
Các bệnh về dạ dày, đặc biệt là loét dạ dày
Kiết lỵ
Viêm mũi dị ứng
Viêm khớp dạng thấp
Bong gân
Đau răng
Đau thần kinh tọa
Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể hưởng lợi từ phương pháp này. Tuy nhiên, chúng cần nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa để chứng minh, bao gồm:
Đau cơ xơ
Nghỉ dưỡng sau phẫu thuật
Nghiện rượu
Nghiện t.huốc l.á
Đau cột sống
Hội chứng Tourette
Lợi ích mang lại
Những lợi ích dễ nhìn thấy nhất của phương pháp châm cứu bao gồm:
Ít tác dụng phụ
Có thể kết hợp đồng thời với các phương pháp điều trị khác
Kiểm soát một số cơn đau
Có thể giúp bệnh nhân giảm số lần dùng thuốc giảm đau
Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người không nên tự châm cứu tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có loại hình điều trị này. Nếu muốn châm cứu tại nhà, bạn phải chắc chắn người thực hiện kỹ thuật này cho bạn là người có am hiểu về y học cổ truyền.
Điều gì sẽ diễn ra trong buổi châm cứu?
Bác sĩ châm cứu sẽ kiểm tra bệnh nhân để đ.ánh giá tình hình. Sau đó, họ dùng kim châm cứu được vô trùng để bắt đầu thao tác kỹ thuật trên cơ thể bệnh nhân.
Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, tùy theo vị trí đặt kim châm cứu. Các mũi kim này chỉ nên được dùng một lần. Khi bị kim chích vào da, bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích, ngứa ran hoặc đau nhẹ. Những cảm giác này tồn tại rất ngắn.
Các mũi kim châm cứu đã chích vào da sẽ giữ ở vị trí đó khoảng từ 5-30 phút, tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Tần suất thực hiện cũng phụ thuộc vào từng cá nhân. Người mắc bệnh mãn tính có thể cần một đến hai lần điều trị mỗi tuần trong vài tháng. Trong khi đó, những vấn đề sức khỏe cấp tính thường được cải thiện sau 8-12 buổi châm cứu.
Rủi ro có thể xảy ra
Cũng nhau như các phương pháp chữa bệnh khác, bên cạnh những lợi ích nhất định, châm cứu cũng có thể làm xuất hiện những rủi ro sau:
C.hảy m.áu, bầm tím, đau nhức tại vị trí châm kim
Kim tiêm không được khử trùng có thể làm lây nhiễm các bệnh khác cho bệnh nhân
Trong một số ít trường hợp, kim châm cứu có thể bị gãy và làm hỏng nội tạng của bệnh nhân
Khi được đưa sâu vào ngực hoặc lưng trên, mũi kim có thể chạm vào và làm xẹp phổi. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực kỳ hiếm.
Phương pháp này cũng tương đối nguy hiểm với những người mắc các vấn đề về đông m.áu.
Theo quy định, kim châm cứu được xem là một thiết bị y tế. Nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trước khi xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân.
Các loại kim châm cứu phải được vô trùng, không bị nhiễm chất độc hại và phải được dán nhãn cho một lần sử dụng.
Nếu bạn phát hiện kim châm cứu bác sĩ sử dụng cho mình hoặc người thân không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu, bạn có quyền từ chối điều trị.
Theo Khỏe 365
Chủ quan không kiêng cữ sau sinh, mẹ trẻ bị liệt dây thần kinh số 7
Chị Kim Chi đã lên tiếng cảnh báo các mẹ sắp sinh con không nên “cãi lời” ông bà mà chủ quan với việc kiêng cữ sau sinh để rơi vào tình cảnh như mình.
Ai cũng biết đến chuyện sau sinh nên kiêng cữ, nhưng kiêng như thế nào, kiêng những gì thì không phải mẹ nào cũng nắm được. Hơn nữa, theo quan niệm hiện đại, trong điều kiện xã hội hiện nay, việc kiêng cữ dường như đã được xem nhẹ hơn bởi nhiều người cho rằng “không cần thiết”. Nhưng mới đây, hình ảnh người mẹ trẻ với dây điện chằng chịt trên mặt khi đang điều trị chứng liệt dây thần kinh số 7 vì không kiêng cữ sau sinh đúng cách đã trở thành lời cảnh tỉnh sâu sắc tới các mẹ sắp sinh con.
” Em chỉ muốn nói, nếu sinh con so thì nên kiêng cho đủ 3 tháng 10 ngày. Đừng như em! Tham công tiếc việc. Đụng nước lạnh sớm. Ra gió sớm. Không che chắn kĩ càng…
Bà đẻ sau sinh thay m.áu mới, người như con cua mới lột. Hồi con gái, em khỏe bao nhiêu thì bây giờ em yếu ớt bấy nhiêu. Hậu quả của em là bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột làm liệt dây thần kinh số 7, liệt 1/2 mặt. Phải châm cứu, bấm huyệt, day huyệt đến đau đớn, thuốc đông tây y kết hợp mà chưa hẹn ngày lành, còn chưa biết có để lại di chứng gì không. Nhìn vậy chứ giờ miệng em méo hẳn, nói năng ăn uống gì cũng khó khăn, mắt thì nhắm không được nên khô mắt, chảy nước mắt, mờ mắt“.
Theo tìm hiểu, người mẹ trong bức ảnh trên là chị Kim Chi (25 t.uổi, hiện đang sinh sống tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông). Chị Kim Chi sinh con đầu lòng cách đây 7 tháng. Sau khi sinh, chị may mắn có chồng, mẹ chồng và mẹ đẻ ở bên chăm sóc, đỡ đần. Giống như những bà mẹ mới sinh khác, tháng đầu tiên, chị Kim Chi rất cẩn thận, kiêng nước lạnh, ăn uống đầy đủ, xông người như cách nhiều mẹ ở miền Trung, Tây Nguyên vẫn làm để kiêng cữ sau khi sinh. Công việc nhà chị cũng không phải làm gì vì đã có người thân giúp đỡ.
Tuy nhiên, đầy tháng con, dường như không quen với cảnh ở cữ nên: ” Hết cữ, táy máy tay chân, mình đụng nước lạnh luôn (giũ đồ bẩn của bé để bỏ vào máy giặt). Mình sống ở Tây Nguyên, gió nhiều mà đi ra đường mình chẳng che chắn gì. Không những thế, lúc con được 3 tháng, mình đã tắm nước lạnh luôn. Có lẽ đây là điều làm mình hối hận nhất!“.
Lúc ấy, chị Kim Chi hoàn toàn không ý thức rằng những việc làm này sẽ để lại hậu quả. Chỉ đến khi con được 5 tháng 28 ngày, chị thấy nước mắt cứ chảy hoài, miệng lệch, uống nước thì nước chảy ra ngoài, thử cử động phồng má mà không được… Những biểu hiện trên cứ dần tăng lên làm chị gặp khá là nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
Chị Kim Chi mới sinh con được 7 tháng.
Thấy vậy, chị tìm đến một phòng khám đông y tư nhân, song điều trị 1 tuần không thấy tiến triển nên bà mẹ trẻ đã vào viện. Bác sĩ kết luận chị bị liệt dây thần kinh số 7 và chỉ định điều trị bằng cách kết hợp điện châm chiếu đèn hồng ngoại, tập vật lý trị liệu có sự giúp đỡ, mát xa, day ấn huyệt…
Đến nay đã hơn 1 tháng, chị Kim Chi cho biết đã đỡ được khoảng 60-70%. Do con còn nhỏ nên chị xin điều trị ngoại trú, kết hợp với kiêng khem đồ lạnh, nước lạnh.
” Bác sĩ nói mình sức đề kháng yếu, sau sinh lại ra gió, đụng lạnh sớm gây ớn lạnh, dễ nhiễm phong hàn hơn người bình thường. Khí hậu nước mình không giống như nước ngoài nên kiêng khem cẩn thận vẫn cần thiết“, bà mẹ Đăk Nông tâm sự.
Đối mặt với những gì đang phải trải qua, chị Kim Chi muốn gửi lời khuyên đến các mẹ sắp sinh con: ” Nếu có điều kiện, các mẹ nên kiêng càng lâu càng tốt. Cơ thể phụ nữ sau sinh khá yếu ớt, đừng chủ quan! Sức đề kháng yếu thì bệnh gì cũng dễ mắc chứ không riêng gì liệt dây thần kinh số 7. Ngoài kiêng khem ra, các mẹ nên cố gắng bổ sung đầy đủ vitamin, sắt, canxi cả trước và sau sinh 3 tháng. Chăm chút cho bản thân nhiều hơn để mẹ có sức khỏe mới chăm con tốt được!“.
Bà mẹ trẻ khuyên các mẹ nên kiêng cữ cẩn thận sau khi sinh.
Sau khi nghe chia sẻ từ mẹ Kim Chi, nhiều mẹ bỉm sữa khác cũng kể lại câu chuyện mình phải đối mặt sau sinh. Người dùng facebook có nick Chanmi Chi kể: ” Tôi sinh 30 ngày được mẹ kiêng rất kĩ. Qua tháng về nhà chồng, tôi làm việc nhà sớm, tối trời mưa to tôi bị rét sém c.hết. Tới giờ 12 năm rồi tôi vẫn thường hay bị rét, gánh chịu chứng để lại sau khi sinh đó. Nó sẽ theo tôi tới già“. Mẹ Trương Thị Hồng Như bày tỏ sự đồng cảm: ” Khoảng 1 năm trước em cũng bị, đi khám ở bệnh viện Nhân Dân 115, uống thuốc 20 ngày và đi châm cứu 16 ngày đã bình phục. Giờ thấy hình ảnh như vậy ám ảnh luôn. Bấm huyệt đến bầm cái mặt“.
Có nhiều quan niệm khác nhau về chuyện kiêng cữ sau sinh, nhưng có 1 việc cần thiết các chuyên gia vẫn khuyên sản phụ nên làm đó là giữ ấm cơ thể. PGS TS.BS Bay – Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: ” Còn rất nhiều cách có thể giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong, nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ. Nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh“.
Theo Trí Thức Trẻ