Có vẻ bí quyết giữ dáng ở đây là biết nên ăn gì và không nên ăn gì vào bữa sáng.
Khoa học và bữa sáng thường trái ngược nhau. Một mặt, ngành công nghiệp thực phẩm đã biến bữa sáng thành bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng trên thực tế, bỏ ăn sáng không thực sự dẫn tới hậu quả xấu. Mặt khác, một bữa sáng thịnh soạn, chất lượng có thể cải thiện tâm trạng của bạn, ngăn ngừa trầm cảm và giữ dáng. Có vẻ bí quyết ở đây là biết nên ăn gì và không nên ăn gì vào bữa sáng.
1. Bánh mì nướng bơ
Không giống như những gì hầu hết mọi người nghĩ, bữa sáng không nhất thiết phải là một bữa ăn không béo. Vấn đề là cần tìm đúng loại chất béo để ăn vào buổi sáng. Bơ có chứa chất béo giúp bạn phân giải vitamin nhưng nó cũng chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Trường Y khoa Norwich, Đại học East Anglia, Anh quốc đã chứng minh rằng chất béo bão hòa có thể gây hại cho tim cũng như tăng cân.
Thay vào đó: Phết bơ đậu phộng lên món bánh mì nướng của bạn. Nghiên cứu khoa học cho thấy, đậu phộng và bơ đậu phộng nguyên chất có thể giúp bạn bớt đói trong ngày vì nó làm tăng sản xuất peptide YY – loại hormone điều chỉnh cảm giác đói.
2. Ngũ cốc ăn sáng
Ngũ cốc ăn sáng là món ăn truyền thống ở nhiều nước phương Tây nhưng bạn nên thận trọng khi lựa chọn nó cho bữa sáng. Mặc dù rất thiết thực, các loại ngũ cốc ăn sáng phổ biến nhất có chứa một lượng đường rất lớn mà sau này có thể biến đổi thành mỡ bụng.
Nghiên cứu khoa học của của các nhà nghiên cứu thuộc bang Pennsylvania cũng cho thấy, ngũ cốc ăn sáng dạng miếng nhỏ có liên quan đến mức tiêu thụ calo cao hơn bởi vì mọi người có xu hướng ăn ít ngũ cốc hơn khi miếng ngũ cốc lớn hơn.
Thay vào đó: Hãy tự chế biến và thưởng thức món yến mạch tại nhà bởi nó có chứa một lượng chất xơ lành mạnh và hầu như không có đường. Giảm lượng đường vào buổi sáng có thể giúp bạn tránh được cảm giác mệt mỏi giữa chừng. Nếu bạn vẫn thích ăn ngũ cốc dạng mảnh nhỏ, giòn, ngọt, hãy thử mua loại miếng có kích cỡ lớn hơn.
3. Bánh kếp và bánh quế
Mặc dù dễ dàng mang theo bên mình khi vội, hầu hết bánh kếp, bánh quế và bánh quy đều chứa carbohydrate tinh luyện. Điều này không hẳn là xấu, tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bạn, nhưng carbohydrate tinh luyện có thể khiến bạn dễ cảm thấy đói trong ngày. Chúng cũng chứa ít hoặc không có chất xơ và rất nhiều chất béo chuyển hóa.
Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Khoa học và Công nghệ Guru Jambheshwar, Ấn Độ, cho biết những loại bánh này cho biết loại chất béo này gây hại cho sức khỏe của bạn.
Thay vào đó: Tự làm bánh ở nhà và lựa chọn bột mì loại nguyên hạt hoặc kiểm tra kỹ giá trị dinh dưỡng để mua những chiếc bánh kếp giàu chất xơ. Bạn cũng có thể chỉ cần thay thế chúng bằng bánh mì nướng nguyên hạt.
4. Sữa chua ít béo
Sữa chua không béo đã trở thành lựa chọn phổ biến cho bữa sáng. Thật không may, nó thường chứa nhiều đường để tăng hương vị, trong khi hàm lượng protein lại thấp.
Các nghiên cứu của Đại học Utrecht, Đại học Wageningen (Hà Lan), Đại học Tel-Aviv (Israel), Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, Trung tâm nghiên cứu béo phì Obetech (Hoa Kỳ) cũng chỉ ra rằng, sữa chua nguyên chất thực sự giúp giảm cân. Tiêu thụ protein vào buổi sáng có thể khiến bạn bớt đói hơn trong ngày, mà sữa chua nguyên chất lại giàu protein.
Thay vào đó: Chọn một loại sữa chua nguyên chất không đường.
5. Nước ép trái cây
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Tim mạch và Y học, Quỹ Tim mạch Anh, Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch Glasgow, Đại học Glasgow, hầu hết các loại nước ép trái cây đều chứa nhiều đường chẳng kém nước ngọt có ga, khiến chúng trở thành một trong những lựa chọn tồi tệ nhất cho bữa sáng hoặc tiêu dùng nói chung. Nó cũng hầu như không có chất xơ.
Thật thú vị, đây lại không phải lý do nước ép trái cây là sự thay thế tồi cho bữa sáng. Uống nước ép trái cây tức là bạn không phải nhai nhưng nó sẽ khiến bạn không đủ no. Đây là lý do tại sao việc bắt đầu ngày mới bằng hoạt động nhai, tốt nhất là nhai trái cây, lại quan trọng đến vậy.
Thay vào đó: Ăn trái cây thường xuyên. Đó là một cách tuyệt vời để kích hoạt hệ thống tiêu hóa của bạn vào buổi sáng và chuẩn bị cho khả năng hấp thụ lượng calo lớn hơn trong các bữa ăn sau.
6. FODMAP
Táo, tỏi, lê, đậu và đào đều chứa các loại carbohydrate, bao gồm đường oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols, viết tắt là FODMAP.
Laura Manning, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế Mount Sinai ở thành phố New York cho biết, chúng là những loại carbohydrate mà mọi người dễ nhạy cảm bởi vì chúng khó tiêu hóa hơn những loại khác, dẫn đến sự lên men trong dạ dày và ruột, dẫn đến cảm giác đầy hơi. Không nên tránh chúng hoàn toàn nhưng cũng chỉ nên ăn vào tầm cuối buổi sáng sau khi hệ tiêu hóa của bạn hoạt động mạnh hơn.
Thay vào đó: Ăn một lượng nhỏ những thực phẩm này kết hợp với một lượng chất béo và protein lành mạnh để giúp bạn tiêu hóa chúng.
Theo BrS/Báo dân sinh
7 loại thực phẩm làm đau khớp nghiêm trọng hơn
Đau khớp là chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, gây đau nhức và nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Tại Hoa Kỳ, đau khớp ảnh hưởng đến 50 triệu người trưởng thành và 300.000 t.rẻ e.m. Để giảm đau và điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật.
Thực phẩm ảnh hưởng nhất định đến việc khởi phát hoặc làm đau khớp nghiêm trọng hơn – Ảnh minh họa
Đau là kết quả của viêm nhiễm. Tuy nhiên một số thực phẩm làm cho chứng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng cảm giác đau nhức. Theo đó, bạn cần tránh các loại thực phẩm sau:
1. Các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có mặt trong các loại thịt đỏ, bơ và phô mai; làm tăng viêm nhiễm trong mô mỡ. Loại viêm nhiễm này đặc biệt nguy hiểm cho tim mạch và làm chứng đau khớp nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa các sản phẩm AGE, kích thích sự viêm nhiễm trong cơ thể. Khi thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, hầm sẽ sản sinh ra các chất này. Mức hóa chất này có liên quan đến các bất ổn sức khỏe như: tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận và bệnh Alzheimer.
2. Các axit béo omega-6
Axit béo omega-3 quan trọng trong kiểm soát viêm nhiễm; còn omega-6 kích thích cơ thể sản xuất ra các chất hóa học gây viêm nhiễm.
Omega-6 có mặt trong bắp, hạt hướng dương, đậu nành, dầu nành và dầu hướng dương. Hãy thay thế các loại dầu chứa omega-6 bằng dầu cải, dầu hạt lanh, dầu ô liu hoặc hạt dẻ cười.
Ngoài ra, các axit béo omega-6 còn có mặt trong các chất béo chuyển hóa, các loại dầu chiên thương mại, công nghiệp.
3. Cồn
Nếu bạn đã bị đau khớp, cồn sẽ tương tác bất lợi với hầu hết các thuốc kháng viêm nhiễm được kê toa. Một số dạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể hấp thu cồn.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến công nghiệp chứa nhiều chất béo chuyển hóa, gây viêm nhiễm hệ thống và hàng loạt các bất ổn từ tim mạch cho đến ung thư.
Bạn nên đọc kỹ các nhãn dán trên thực phẩm đóng hộp vì một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa cũng làm cho chứng đau khớp khó chịu hơn.
Chất béo chuyển hóa giúp giữ thực phẩm lâu hơn; có mặt trong bánh mì, thức ăn vặt như khoai tây chiên, bắp nổ, đồ chiên, các loại kem bơ không có nguồn gốc từ bơ sữa.
5. Muối
Cơ thể chúng ta cần muối để hoạt động nhưng hấp thu nhiều muối lại gây ra huyết áp cao, dẫn tới đột quỵ, bệnh thận và bệnh tim mạch.
Ăn mặn còn làm mất calcium, gây ra loãng xương. Muối gây viêm nhiễm tế bào và làm cho các khớp bị viêm đau hơn.
Cách đơn giản nhất để cắt giảm muối là không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên chứa nhiều muối. Ngoài ra, bạn cũng cần giảm bớt muối trong nấu nướng. Có thể khá mất thời gian để quen với việc ăn nhạt nhưng điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
6. Đường
Đường khiến cơ thể phóng thích các cytokine, gây ra viêm nhiễm và cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh, trong đó có đau khớp.
Ngoài đường, bạn cũng nên thận trọng với các chất làm ngọt nhân tạo vì các chất này đều có liên quan đến viêm nhiễm và ung thư, theo nghiên cứu.
7. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế (phổ biến là gạo trắng và bột mì trắng) làm cho mức đường huyết trong cơ thể tăng nhanh và cũng làm tăng mức viêm nhiễm.
Ngoài ra, đối với người nhạy cảm hay không dung nạp gluten, các sản phẩm từ lúa mì có thể gây ra đau khớp. Nếu có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, đau nửa đầu, nôn ói hay đau khớp sau khi ăn bột mì thì có khả năng cơ thể bạn không dung nạp gluten.
Các loại ngũ cốc tinh chế thường dễ tiêu hóa và cơ thể phản ứng với các thực phẩm này tương tự như với đường. Hãy tránh các món ăn làm từ bột mì trắng, nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám để giúp cơ thể giảm viêm nhiễm.
Vì các loại thuốc giảm đau, điều trị viêm khớp thường gây áp lực cho gan, có hại cho cơ thể nên loại bỏ các thực phẩm gây viêm nhiễm trong cơ thể là cách tốt để tránh tác dụng phụ từ thuốc.
Trần Trọng Hiếu
Theo Food Prevent/Báo Giác ngộ