5 cách cần làm ngay để tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh việc tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, thì việc bổ sung vitamin C mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng phòng chống các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể là “phương thuốc” hữu hiệu hiện nay.

Sức đề kháng là gì?

Theo các chuyên gia y tế, sức đề kháng là biểu hiện của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Các chuyên gia cho rằng, một hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng tốt là “thành trì” bảo vệ sức khỏe khỏi mọi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Mỗi bệnh nhân có mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau là do sức đề kháng khác nhau. Nếu sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh thì ít nguy cơ mắc bệnh hơn, trường hợp không may có mắc thì bệnh cũng sẽ diễn biến nhẹ và phục hồi nhanh hơn.

Việc bổ sung các chất tăng cường miễn dịch giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Điều này sẽ gia tăng sự đáp ứng miễn dịch hoặc tác động kích thích các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Làm thế nào để tăng sức đề kháng

Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh như hạn chế rượu, bia, hút t.huốc l.á, đồng thời tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh mất ngủ,… để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.


Luyện tập thể thao mỗi ngày là cách tự nhiên nhất để tăng cường sức đề kháng.

Bổ sung vitamin C bằng một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau, củ (bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt…) và trái cây (đu đủ, chuối, cam, bưởi, kiwi…) sẽ giúp bổ sung vitamin C.

Nếu không có thời gian để chuẩn bị các loại thức uống từ trái cây hay rau củ, bạn có thể sử dụng nước Trà Xanh đóng chai mỗi ngày giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng một cách tiện lợi nhất.

Vitamin C có khả năng củng cố hệ thống miễn dịch hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là lá chắn để chống lại các nguy cơ n.hiễm t.rùng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn là liều thuốc bổ sung hữu hiệu giúp hỗ trợ chữa trị chứng bệnh cảm.


Bệnh viện Truyền m.áu Huyết học TP.HCM phát tặng Trà Xanh Không Độ cho những người tham gia hiến m.áu giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng. (Ảnh: Hoàng Hùng)

Trà xanh có chứa hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên với hợp chất EGCG, cùng với việc bổ sung vitamin C, dùng ít nhất 2 chai Trà xanh đóng chai giúp bạn tăng cường sức đề kháng cơ thể mỗi ngày.

Kiểm soát căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Có thể thực hành thiền hoặc tập yoga để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sống vui vẻ, hạnh phúc: cuộc sống vui tươi và hạnh phúc hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.


Tận hưởng cuộc sống mỗi ngày với thái độ tích cực cũng giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Thực hiện các bước để tránh nhiễm khuẩn: Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hay chỗ đông người; Thường xuyên rửa tay bằng nước sát trùng, ăn chín, uống sôi là cách đơn giản nhất tránh việc nhiễm các vi khuẩn và virus từ ngoài môi trường. Nhờ đó hệ miễn dịch sẽ không phải làm việc vất vả và luôn duy trì sức mạnh.

Đông Hường

Những điều các mẹ bầu phải thuộc nằm lòng khi sinh con trong mùa dịch COVID-19

Làm thế nào để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé khi sinh con trong mùa dịch COVID-19, đó là điều lo lắng phổ biến của các mẹ khi đang mang thai và cận kề ngày sinh.

Dưới đây là những lời khuyên dành cho các mẹ sắp sinh cũng như mới sinh xong:

Tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng ngừa được các cơ quan y tế khuyến cáo

Dù tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng không vì thế mà các mẹ trì hoãn hay không đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.

Có một số điều các bà bầu đi khám thai cần lưu ý:

Sinh con trong mùa dịch, các mẹ cần cẩn trọng hơn.

– Nếu có thể, hãy di chuyển bằng phương tiện cá nhân, tránh di chuyển bằng taxi, xe bus… vì rất nhiều mầm bệnh có thể lưu trú ở đây sau khi có sự tiếp xúc của nhiều người.

– Luôn đeo khẩu trang khi đi khám thai hay đến bệnh viện làm thủ tục sinh nở, rửa tay thường xuyên với xà phòng. Khi đi khám, nên mang theo nước rửa tay sát khuẩn.

Ăn chín, uống sôi, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

Trước, trong và sau khi sinh, các mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề ăn uống sao cho đảm bảo dinh dưỡng và đặc biệt phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên chọn mua thực phẩm rõ xuất xứ, nguồn gốc và chế biến kĩ, không ăn động vật hoang dã.

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu và phụ nữ sau sinh bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh, thịt bò, trứng, sữa, hoa quả… trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, lưu ý uống nhiều nước ấm để tăng cường hệ miễn dịch.

Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng

Với các mẹ bầu sắp sinh, ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đi sinh thì cũng nên dọn dẹp phòng ở thật sạch sẽ, thông thoáng vì đó là nơi thường trú các loại virus gây bệnh. Nếu có điều kiện, hãy sử dụng máy lọc không khí và khử trùng tia cực tím hàng ngày.

Có một vấn đề cần lưu ý ngoài việc lau nhà, hút bụi thường xuyên, các mẹ bầu và mới sinh không nên đóng kín phòng suốt cả ngày, cũng không nên để nhiệt độ phòng xuống thấp dưới 25 độ. Mỗi ngày nên mở cửa sổ 30 phút đến 1 tiếng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng I, TP. Hồ Chí Minh) cho hay: ” Khi mở cửa thông thoáng, không khí vào nhà hay vào phòng, ánh nắng vào nhà sẽ làm loãng nồng độ virus đi. Một trong những yếu tố khiến virus tấn công vào cơ thể con người là phụ thuộc vào nồng độ không khí“.

Hạn chế tiếp xúc với nhiều người đến thăm

Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, các mẹ mới sinh con và trong thời gian ở cữ cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người, kể cả người thân, họ hàng, bạn bè đến thăm. Đó là cách để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh, đồng thời cho sản phụ cơ hội nghỉ ngơi, chăm sóc con nhỏ.

Không chỉ vậy, trẻ sơ sinh có hệ hô hấp non nớt, bất cứ sự tiếp xúc gần gũi nào như ôm hôn của người khác cũng có thể lây truyền virus, vi khuẩn cho trẻ.

Thường xuyên tiệt trùng đồ dùng cho bé

Bình sữa, núm ti giả, khăn sữa… là những vật dụng cần được tiệt trùng thường xuyên. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không dùng chung đồ dùng ăn uống với trẻ sơ sinh, cũng không nên giặt chung quần áo của trẻ sơ sinh với người lớn.

Tiệt trùng bình sữa và đồ dùng của bé.

Với các mẹ và người chăm sóc trẻ, cần bỏ ngay thói quen dùng miệng để thổi hay làm nguội bình sữa của bé.

Giấy lau, khăn ướt dùng để vệ sinh cho trẻ cần được vứt bỏ vào thùng rác ngay sau khi sử dụng.

Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào trẻ

Là người thường xuyên tiếp xúc với con mới sinh nên các mẹ cần chú ý rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ngực và đầu ti để đảm bảo an toàn cho con.

BN (baodansinh)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *