Điều trị thành công cho b.é g.ái l.ở l.oét toàn thân nghi do thuốc

B.é g.ái 3 t.uổi ở tỉnh Hậu Giang, sau đợt điều trị vài ngày do bệnh cảm sốt, bỗng xuất hiện tình trạng phồng rộp ở môi và rải rác toàn thân, kèm l.ở l.oét trong miệng, â.m h.ộ và đỏ mắt.

Các nốt phồng trên da bé. Ảnh:CTV

Thông tin từ Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, khi bé vào viện, các bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh nhi sốt, lở toàn bộ 2 môi, xoang miệng. Trên da bé có nhiều vết loét do bóng nước với kích thước khác nhau, nốt nhỏ nhất khoảng 3×4mm. Mắt và kết mạc viêm loét, rịn m.áu khi bé khóc; loét vùng â.m h.ộ, trẻ đau rát khi tiểu.

Người thân bé cho biết, 4 ngày khởi đầu bé sốt, ho khan, chảy mũi, được điều trị liên tục 3 ngày với chẩn đoán viêm hô hấp và uống thuốc ngoại trú (không rõ loại). Thời gian này bé hoàn toàn bình thường không biểu hiện lạ. Bé giảm ho và giảm chảy mũi nên được ngưng uống thuốc 1 ngày. Nhưng sau đó mẹ thấy bé còn ho ít nên mua siro ho thảo dược cho bé uống. Sau khi uống thêm 2 liều siro ho, bé xuất hiện các nốt phồng rộp.

Các bác sĩ chuyên khoa nhi BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tiến hành hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa mắt, da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng BV, đưa ra chẩn đoán, bé bị hội chứng Steven Jonhson – viêm phổi (nghi do thuốc). Theo đó, bệnh nhi được điều trị dùng kháng sinh, kháng viêm, điều trị triệu chứng, nâng đỡ tổng trạng và chăm sóc chuyên biệt theo phác đồ. Sau 9 ngày điều trị, sức khỏe bé tiến triển tốt, ăn uống khá hơn, vết loét khô mặt, bong tróc. Bé đã được xuất viện.

Theo bác sĩ CKII Phạm Nguyễn Yến Trang – Phó Trưởng Khoa Nhi BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long – Hội chứng Stevens – Johnson là tình trạng dị ứng nặng có thể do nhiều nguyên nhân như: thuốc, nhiễm siêu vi, vi trùng. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi những nốt phồng nước ngoài da, kèm l.ở l.oét các lỗ tự nhiên trên cơ thể như: mắt, miệng, bộ phận s.inh d.ục… Bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng rất nặng nề như: n.hiễm t.rùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải. Một số biến chứng tại mắt như: khô mắt, loét giác mạc, nặng hơn có thể gây mù và nặng nhất là có thể gây t.ử v.ong.

Qua bệnh cảnh này, bác sĩ Yến Trang khuyên phụ huynh khi đang cho các bé dùng bất kỳ thuốc gì, nếu thấy những biểu hiện bất thường như: bé mệt, da tái xanh, ngứa da, phù mắt, đỏ vành tai, nổi mẩn đỏ ngoài da, nổi mề đay, nổi mụn phồng nước ngoài da, miệng, mệt, khò khè, khó thở… thì phải ngưng ngay thuốc đang dùng, nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khám. Phụ huynh cần mang theo đầy đủ toa thuốc cũng như thuốc đang dùng đến viện. Điều này giúp các bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra những nguyên nhân gây bệnh. Việc chẩn đoán nhanh, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé tránh được các biến chứng và mau chóng hồi phục sức khỏe.

THU SƯƠNG

Kiến thức cần biết trước mùa bệnh sởi

Cùng tìm hiểu, để nhận biết, nhận thức và hình dung được hậu quả để lại nếu không được nhận thức đúng đắn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi hiện đang gia tăng trên toàn cầu. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, đã có hơn 180 quốc gia xuất hiện bệnh sởi, trong đó 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Thậm chí dịch sởi đã quay trở lại một số nước đã từng khống chế thành công hoặc triệt tiêu căn bệnh này như Italy, Ukraine…

Người ta đã phát hiện ra bệnh Sởi như thế nào?

Được phát hiện vào năm 1757 nhưng mãi đến năm 1963, Y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới c.hết vì căn bệnh này. Trong 2 tháng đầu năm 2019, có 43 tỉnh thành ở Việt Nam phát hiện bệnh nhân nhiễm sởi.

Từng là đại dịch toàn cầu

Theo các tài liệu cổ còn lưu giữ, năm 804 sau Công nguyên, tại thành phố Mashsad, Vương quốc Ba Tư (Iran ngày nay) đã xảy ra một trận đại dịch sởi, hại c.hết gần 60.000 người. Năm 1848, một đợt bùng phát sởi ở Hawaii đã hại c.hết 1/3 số người sống trên đảo. Năm 1875, dịch sởi xảy ra ở đảo quốc Fiji cũng đã quét sạch 1/3 dân số chỉ trong 4 tháng. Năm 1916, tại nước Pháp có 12.000 người c.hết vì bệnh sởi và 3 trong số 4 người c.hết là t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi còn nếu kể thêm thì trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, đã có khoảng 48.000 binh lính của cả hai phía Đồng minh và Đức c.hết vì các biến chứng của sởi (nhưng được cho là sốt phát ban – hay còn gọi là bệnh chấy rận vì lúc ấy không ai tin rằng người lớn cũng có thể bị sởi).

Năm 1951, dịch sởi tấn công đảo Greenland, Đan Mạch đã khiến trong số 4.262 cư dân, chỉ có 5 người thoát khỏi nhưng nhờ trận dịch này, các nhà khoa học đã thử áp dụng biện pháp tiêm gamma globulin – là một loại protien giàu kháng thể cho người bệnh. Kết quả là tỷ lệ t.ử v.ong vì những biến chứng của sởi giảm đáng kể nhưng làm thế nào để không bị nhiễm sởi thì vẫn chưa ai tìm ra. Gần đây, tại Mỹ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi thì ngay từ những ngày đầu năm 2019, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận các ổ dịch sởi ở một số thành phố.

Không thể coi thường bệnh sởi

Hiện tại cũng là chuẩn bị bước vào giai đoạn đầu năm 2020 nên chúng ta cần chuẩn bị sẵn cho công tác phòng chống dịch Sởi. Theo quy luật, sởi thường xuất hiện vào mùa đông xuân, đa số tại các thành phố lớn, nơi sự tiếp xúc, chung đụng giữa người lành và người bệnh diễn ra thường xuyên. Sởi là bệnh rất dễ lây lan, nếu trong gia đình có 1 người nhiễm bệnh thì 90% các thành viên khác cũng có thể nhiễm.

Sởi thường tự khỏi giống như các bệnh nhiễm vi rút thông thường tuy nhiên các n.hiễm t.rùng sau sởi mới là một “bài toán” cho bác sĩ và người bệnh do sau sởi, hệ thống miễn dịch bị tổn thương trầm trọng.

Cách phát hiện sởi

Dấu hiệu sởi trẻ sơ sinh.

Trong vụ dịch, khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với người bị sởi, có biểu hiện:

– Sốt, ho khan, chảy nước mũi

– Mắt đỏ, khó chịu với ánh sáng

– Xuất hiện các nốt nhỏ ở giữa có màu xanh trắng bên trong miệng (vùng gò má). Ngoài ra trên thân người phát những đốm đỏ lớn, phẳng, nối với nhau.

– Ban đỏ nhỏ li ti lúc đầu xuất hiện ở mặt, sau đó lan xuống cổ rồi toàn thân
Ngoài các dấu hiệu chung nêu trên, với trẻ sơ sinh, trong giai đoạn ủ bệnh, dấu hiệu bé bị sởi cũng gần giống như bị sốt phát ban. Các dấu hiệu lên sởi ở trẻ sơ sinh đặc trưng bao gồm:

-Bệnh thường có thời gian ủ trong một tuần, có biểu hiện quấy khóc do nhức mỏi các cơ bắp ở trẻ.

-Trong thời gian ủ bệnh, trẻ sốt cao, biếng ăn, bỏ bú.

-Trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc nôn trớ.

-Ngoài ra, một số biểu hiện bệnh sởi ở trẻ sơ sinh phổ biến còn là hiện tượng ho, chảy nước mũi, có thể đau mắt đỏ.

Diễn biến bệnh sởi

Bệnh diễn biến trong 7-10 ngày, người bệnh hết sốt và nốt sởi bay dần cũng theo trình tự mọc, khi bay hết sẽ để lại các vết thâm trên da rất đặc trưng gọi là “vằn da hổ”. Bệnh thường có tiến triển tốt nếu không có biến chứng
Các biến chứng n.hiễm t.rùng sau sởi thường rất nặng, nhất là t.rẻ e.m do vi rút

-Viêm tai giữa: 10% số trẻ bị sởi có thể viêm tai giữa

-Viêm phổi: 5% có thể viêm phổi

-Tiêu chảy

-Khô loét giác mạc mắt

-Một vài trường hợp trẻ bị viêm não sau sởi, đặc biệt ở t.rẻ e.m suy dinh dưỡng, 1/1000.

Xử trí ra sao?

Cần chú ý phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh sởi để đi khám. Điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, kết hợp với chăm sóc đúng cách. Các biện pháp được áp dụng bao gồm:

– Hạ sốt: dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol) khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên.

– Giảm viêm nhiễm mũi họng

– Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm, biến chứng theo đơn của bác sĩ.

– Phối hợp với các biện pháp hồi sức tùy theo tình trạng người bệnh: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (cho trẻ thở ô xi, hô hấp hỗ trợ), hồi sức tim mạch.
Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà cũng rất quan trọng, đặc biệt chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe của trẻ rất cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh.

Biến chứng của sởi

Mặc dù khả năng gây t.ử v.ong do sởi ở mức thấp song bệnh lại có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề và sự nguy hiểm của sởi chính là các biến chứng.

-Viêm tai giữa

-Viêm phổi

-Tiêu chảy

-Khô loét giác mạc mắt

-Một vài trường hợp trẻ bị viêm não sau sởi, đặc biệt ở t.rẻ e.m suy dinh dưỡng.

Phòng bệnh

Tìm hiểu đường lây của Sởi

Bệnh lây qua đường hô hấp: vi rút sởi có ở trong dịch mũi và họng của bệnh nhân. Thường lây cho người khác trước 4 ngày khi ban sởi xuất hiện, trực tiếp khi bệnh nhân hắt hơi, ho, khi nói.

Vaccine

Chủ động đưa trẻ đi tiêm vacxin từ 9 tháng đến 2 t.uổi.

– Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh

– Vệ sinh tay thường xuyên hàng ngày, nhất là những người chăm sóc trẻ.

– Trong trường hợp nhà trẻ, trường học có dịch, vệ sinh môi trường, đồ chơi… cho trẻ.

– Đi khám kịp thời khi trẻ có biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, sốt cao….

Sởi có bị lại không?

Khả năng mắc lại sởi – KHÔNG CÓ

Sau khi bị mắc sởi, hoặc sau khi được tiêm chủng vaccine, cơ thể con người sẽ “nhận biết” mầm bệnh và sinh tổng hợp các kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng, y học gọi là đã có miễn dịch. Để đ.ánh giá thời gian cơ thể có khả năng miễn dịch phòng bệnh, y học phân ra hai loại miễn dịch là tạm thời (có thời hạn) và vĩnh viễn (lâu dài). Miễn dịch với bệnh sởi là miễn dịch lâu dài: nghĩa là chỉ mắc sởi một lần trong đời.

Nếu bạn đã mắc sởi thật sự, được chẩn đoán chính xác qua xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu dương tính rõ ràng, thì không cần tiêm vaccine sởi nữa. Tuy nhiên nếu tiêm vaccin thì điều kiện vaccine phải tốt và kỹ thuật tiêm phải chuẩn.

LƯU Ý

Có một loại sởi đặc biệt, sởi Đức (German measles) hay bệnh Rubella, thường gặp ở người lớn. Phụ nữ mang thai, nếu bị bệnh rubella, có thể có những khuyết tật bẩm sinh gây tàn phế cho thai nhi. Do đó nếu bạn có ý định mang thai phải tiêm chủng vắc xin ngừa sởi rubella này./.

Theo VOV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *