Sai lầm c.hết người khi ‘làm ấm cơ thể’ ngày rét

Nhiều người thường rủ nhau đi uống rượu với quan niệm “uống một chút cho ấm bụng”. Quan niệm uống rượu giúp làm nóng cơ thể trong thời tiết giá lạnh có đúng không?

Ảnh minh họa

Theo PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai, đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Các chuyên gia y tế khẳng định, khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm cực kỳ nguy hiểm.

Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam phân tích, khi uống rượu, các mạch m.áu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không cứu được.

Các cơn tai biến hay đột quỵ càng dễ xảy ra hơn ở những người già, người bị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hay mắc các bệnh tim mạch…, lại uống rượu .

“Không nên uống rượu, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Không có chuyện uống rượu giúp cho ấm cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu mà gặp lạnh thì không những đột quỵ mà còn có thể nhồi m.áu cơ tim, có thể dẫn tới t.ử v.ong”, PGS.TS Tạ Mạnh Cường khuyến cáo.

4 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất:

– Liệt mặt: bệnh nhân có biểu hiện miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ.

– Yếu, liệt tay hoặc chân. Có thể kiểm tra bằng cách cho bệnh nhân giơ cả 2 tay thì 1 tay yếu hơn không nâng được.

– Rối loạn ngôn ngữ: bệnh nhân bỗng nói khó, nói không rõ hoặc không hiểu lời nói.

– Thời điểm phát bệnh: khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

C. Báo

Theo baophapluat

Uống rượu ngày lạnh cho “ấm bụng”, cẩn trọng đột quỵ, m.ất m.ạng

Những ngày trời lạnh, quan niệm uống rượu cho “ấm bụng” khiến nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.

Ảnh minh họa

Theo PGS. TS. Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai, khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi uống rượu, các mạch m.áu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không cứu được.

“Không nên uống rượu, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Không có chuyện uống rượu giúp cho ấm cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu mà gặp lạnh thì không những đột quỵ mà còn có thể nhồi m.áu cơ tim, có thể dẫn tới tử vong”, ông Cường khuyến cáo.

Theo các chuyên gia tim mạch, các cơn tai biến hay đột quỵ càng dễ xảy ra hơn ở những người già, người bị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay mắc các bệnh tim mạch… lại uống rượu.

Ngoài ra, để phòng chống đột quỵ, nhiều người quan niệm cần uống thuốc an cung để phòng đột quỵ. Tuy nhiên theo Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đây là thuốc chỉ có thể sử dụng trong trường hợp nhồi m.áu não, còn nếu bệnh nhân bị xuất huyết não, việc sử dụng an cung có thể gây c.hảy m.áu ồ ạt, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Người dân khi chưa xác định được chính x.ác n.gười bệnh bị đột quỵ dạng nào không nên tùy tiện dùng thuốc.

Để phòng tránh tai biến, đột quỵ, ông Cường lưu ý: Đối với người mắc bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid m.áu, không có cách nào khác là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến, đột quỵ não. Cụ thể, người tăng huyết áp cần phải theo dõi và điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết tránh các biến chứng tim mạch như nhồi m.áu cơ tim, người bệnh có rối loạn mỡ m.áu cần được theo dõi và điều trị.

“Khi trời lạnh đột ngột, tốt nhất những người bệnh, người có sức khỏe yếu hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải ra ngoài đường, tiếp xúc với trời lạnh, tốt nhất nên mặc đủ ấm. Về chế độ dinh dưỡng phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên ăn nhạt, tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ khuyến cáo với căn bệnh của mình, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, cần bổ sung thêm rau xanh, quả chín, uống đủ nước”, PGS. Cường khuyến cáo.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *