Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thực phẩm chế biến được biết là làm cho mọi người tăng cân, và thừa cân là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất để phát triển tình trạng bệnh này.
Nghiên cứu mới dựa trên hơn 100.000 người cho thấy các hóa chất được tạo ra hoặc thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến cũng có thể đóng vai trò vào việc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Các nhà khoa học tại Đại học Paris 13 thường xuyên theo dõi chế độ ăn uống của các tình nguyện viên và những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cứ 10% chế độ ăn có sử dụng thực phẩm chế biến khiến nguy cơ mắc căn bệnh c.hết người này tăng 15%.
Xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt, kem, sữa bột t.rẻ e.m, hỗn hợp bánh và rượu mạnh đều được coi là thực phẩm chế biến mức độ cao.
“Những kết quả này cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ thực phẩm chế biến với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2″, các nhà nghiên cứu cho biết.
Xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt, kem, sữa bột t.rẻ e.m và rượu mạnh đều được coi là thực phẩm siêu chế biến. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu của họ đã theo dõi 104.7707 người với độ t.uổi trung bình 42, trong khoảng 6 năm, xem xét những gì họ đã ăn và bao nhiêu trong số họ mắc bệnh tiểu đường.
Tổng cộng chỉ có 821 người được chẩn đoán bệnh trong suốt quá trình nghiên cứu, nhưng nguy cơ cao hơn đối với những người yêu thích thực phẩm chế biến.
Họ đã đo lượng thực phẩm chế biến mà mọi người ăn tính theo tỷ lệ gram của tất cả thực phẩm họ tiêu thụ trong một ngày. Mọi người được phép ăn bất cứ thứ gì họ muốn, nhưng được yêu cầu ghi lại chế độ ăn của họ trong một khoảng thời gian ngắn, cứ sau 6 tháng.
Trung bình 17,3% chế độ ăn uống của mọi người được tạo thành từ các loại thực phẩm chế biến, theo kết quả của nghiên cứu. Một nghiên cứu cho biết thêm 10%, chỉ hơn 1/4 lượng tiêu thụ hàng ngày, đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 15%.
Nghiên cứu đã không làm rõ chính xác lượng thực phẩm chế biến được tiêu thụ hàng ngày là bao nhiêu, chỉ nêu là có rất ít thành phần thô còn nguyên ở dạng tự nhiên, được coi là không lành mạnh.
Hàng hóa đông lạnh được chuẩn bị trước, nước ngọt, đồ ăn nhẹ đóng gói và các loại thịt như giăm bông và thịt xông khói đều được bao gồm trong danh mục thực phẩm chế biến.
Đối với những người ăn thực phẩm chế biến nhiều nhất, có 166 trường hợp mắc bệnh tiểu đường trên 100.000 người trong bất kỳ năm nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ gia tăng có thể là do các hóa chất được tạo ra trong quá trình như chiên trước và hydro hóa.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các quy trình được sử dụng để chế biến thực phẩm đông lạnh có thể tạo ra các hóa chất có tác dụng không tốt cho tim mạch. (Ảnh minh họa)
Các thành phần khác như chất làm ngọt, chất làm đặc, dầu, colourant hoặc đường cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra các sản phẩm đông lạnh tiếp xúc với bao bì nhựa nhiều hơn và điều này cũng gây rủi ro cho sức khỏe, các nhà nghiên cứu đề xuất.
Tuy nhiên, những người ăn nhiều thực phẩm chế biến nhất trong số họ cũng có xu hướng thừa cân, ít hoạt động và hút thuốc. Mặc dù các nhà khoa học đã tính đến điều này và vẫn tìm thấy sự liên kết, nhưng nó cho thấy các thực phẩm chế biến có thể chỉ là một phần của bức tranh lớn, với nhiều hoạt động khác không lành mạnh hơn.
Các chuyên gia không tham gia nghiên cứu cho biết nghiên cứu thậm chí không thể tiến gần đến việc chứng minh các loại thực phẩm gây ra bệnh tiểu đường.
“Nghiên cứu mới không thực sự đưa nhiều vấn đề ra ánh sáng về việc tiêu thụ thực phẩm chế biến có thể là nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”, giáo sư Kevin McConway, chuyên gia thống kê tại Đại học Open cho biết.
“Họ liệt kê nhiều cách khác nhau theo đó các thành phần hoặc tính chất nhất định của một số thực phẩm chế biến có thể có ảnh hưởng đến các quá trình dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng có một vấn đề trong việc áp dụng những hiểu biết như vậy vào các biện pháp tổng thể về tiêu thụ thực phẩm chế biến, bởi vì danh sách thực phẩm siêu chế biến rất dài và đa dạng.
Nguyên nhân có thể từ thực phẩm đến bệnh tiểu đường không áp dụng cho mọi thực phẩm trong danh sách siêu chế biến, do đó, cần phân tích từng loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm để đưa ra kết luận rõ ràng hơn về những gì có thể xảy ra, và mặc dù 100.000 người tham gia , thực sự không có đủ dữ liệu cho hầu hết các cuộc điều tra như vậy”.
Tiến sĩ Duane Mellor, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Aston ở Birmingham, cho biết: “Giảm bao nhiêu trong số những thực phẩm siêu chế biến này, vốn là một phần cốt lõi của hướng dẫn chế độ ăn uống hiện nay là một bước đơn giản, có thể cải thiện sức khỏe cá nhân và xã hội, vì vậy nghiên cứu này phần lớn cho chúng ta biết những gì chúng ta đã biết”.
Nghiên cứu của nhóm người Pháp đã được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine, bởi Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.
Hương Giang
Theo dailymail/vietQ
Không hảo ngọt nhưng ăn sáng kiểu này, vẫn dễ tiểu đường
Nghiên cứu mới của Pháp tìm ra nguyên nhân bất ngờ khiến nhiều người không ghiền ăn bánh kẹo nhưng vẫn có thể bị tiểu đường bởi những thực phẩm tiện dụng mà mọi người hay dùng để ăn sáng.
Các nhà khoa học từ Đại học Paris 13 (Pháp) đã theo dõi hơn 104.000 tình nguyện viên và phát hiện ra ngoài các món ăn ngọt, thực phẩm “siêu chế biến” – tức các món đồ nguội, đồ ăn vặt chế biến sẵn và đóng gói, cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh tiểu đường cho dù người dùng chúng chưa chắc đã bị béo phì!
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học JAMA Interal Medicine.
Thực phẩm chế biến sẵn có thể kể đến các loại xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, các thanh cá, hải sản đóng gói… và cả những đồ ăn vặt có vị mặn thay vì ngọt.
Bữa ăn sáng với nhiều đồ nguội như thịt xông khói, xúc xích… có thể góp phần khiến bạn bị tiểu đường – ảnh minh họa từ Internet
Tất nhiên nếu bạn ăn chúng quá nhiều, bạn dễ béo phì, mà béo phì làm tăng nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên theo nghiên cứu này, ngay cả khi chúng chỉ chiếm 10% khẩu phần và người dùng không bị béo phì, họ cũng đã bị tăng tới 15% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Các tác giả cho biết nguyên nhân cốt lõi của tác động đáng sợ này là các hóa chất sinh ra trong quá trình chế biến các thực phẩm đóng hộp, gói sẵn. Chúng bao gồm một số hóa chất mà giới khoa học vẫn chưa hiểu biết rõ sinh ra khi chiên thực phẩm trước đóng gói hoặc hydro hóa chúng; các chất tạo ngọt hóa học, chất làm đặc, dầu, đường, phụ gia; các chất ngấm vào thực phẩm từ bao bì nhựa.
Theo một cách nào đó, các hóa chất này đã làm rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể, từ đó gây ra tiểu đường. Tất nhiên, nếu bạn có kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như thừa cân, kém vận động, hút thuốc, nguy cơ tiểu đường càng tăng chóng mặt.
A. Thư
Theo Reuters, Daily Mail/nguoilaodong