Việt Nam chưa ghi nhận biến chủng virus cúm

Bộ Y tế đang giám sát thường xuyên việc virus cúm có biến chủng hoặc chủng mới hay không, để đưa vào nghiên cứu sản xuất vắc xin cập nhật, bổ sung.

Liên quan tình trạng dịch cúm được khuyến cáo sẽ gia tăng vào dịp cuối năm, nhiều người lo ngại về việc xuất hiện chủng virus cúm mới hay virus cúm đột biến gen, làm tăng độc tính, gây kháng thuốc.

Giám sát biến chủng virus cúm

Trả lời về điều này, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Hùng – Trưởng phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) – khẳng định: “Hiện nay, hệ thống giám sát của chúng tôi chưa thấy xuất hiện chủng mới hay biến chủng virus cúm làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người. Các chủng virus cúm được ghi nhận chủ yếu là virus cúm A(H1N1) và B”.

Bác sĩ Hùng cho hay thống kê chưa đầy đủ số liệu được nhập vào phần mềm báo cáo từ các bệnh viện, có 800-900 nghìn người mắc cúm mỗi năm. Ngoài ra, ước tính cả những người dân mắc cúm không đến viện, chỉ nhận biết dấu hiệu của hội chứng cúm, không xét nghiệm, không có báo cáo, con số mắc cúm mỗi năm lên tới một triệu ca.

“Cúm ở vùng nhiệt đới hầu như ai cũng mắc. Khoảng 1% dân số mắc cúm. Bệnh cúm có thể tự khỏi, không có thuốc đặc hiệu điều trị. Thực tế, tổng số ca mắc cúm từ đầu năm đến nay thấp hơn mọi năm”, bác sĩ Hùng nói.

Đến tháng 11, cả nước ghi nhận 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp t.ử v.ong. Con số này giảm 10,4% số mắc và giảm 2 trường hợp t.ử v.ong so với cùng kỳ 11 tháng năm ngoái.

Số bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp gia tăng tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Duy Hiệu.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa để phòng tránh bệnh này. “Hiện nay, chúng ta có vắc xin cho một số chủng virus cúm lưu hành. Chúng tôi phải giám sát thường xuyên xem virus cúm có biến chủng hoặc chủng mới hay không, để đưa vào nghiên cứu sản xuất vắc xin cập nhật, bổ sung. Vắc xin cũng sẽ được cập nhật các chủng mới, biến chủng nếu xuất hiện”, bác sĩ Hùng cho hay.

Liên quan việc người dân đổ xô mua thuốc Tamiflu để trị cúm khiến thuốc này tăng giá 4-5 lần, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh , Bộ Y tế, khuyến cáo Tamiflu không phải thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ hỗ trợ điều trị. Trong kế hoạch phòng chống dịch cúm của Bộ Y tế, dự trữ Tamiflu cũng không phải phương án số một.

TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng cho hay khi bị cúm, có 3 việc còn quan trọng và hiệu quả hơn uống Tamiflu là hạ sốt, kiểm soát nhiệt độ dưới mức 38,5 để tránh co giật: Chú ý vệ sinh đường hô hấp bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc miệng hàng ngày để vệ sinh họng, làm sạch vi khuẩn, tránh bội nhiễm, hạ sốt nhanh hơn; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

“Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch, bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Theo Zing

Nghiên cứu mới cho thấy môi trường sinh sống tác động không nhỏ tới nguy cơ mắc bệnh cúm

Đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.

Nhìn chung, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh cúm ngay cả khi đã tiêm phòng trước đó. Dù vậy, một nghiên cứu mới đây lại cho thấy, sinh sống ở một số khu vực cụ thể sẽ có nguy cơ nhiễm căn bệnh cúm khó chịu này cao hơn.

Phát hiện mới

Nghiên cứu mới đây được công bố trên kho lưu trữ bioRxiv, đã tìm hiểu sự khác biệt giữa những khu vực có người mắc cúm trên cơ sở dịch tễ học và dữ liệu điều tra dân số. Các chuyên gia tới từ Đại học Georgia, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học California tại San Diego và Đại học de Guadalajara đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu nhập viện hàng tuần từ đại dịch cúm năm 2009 cho đến nay.

Kết quả cho thấy, những người sống gần trung tâm thương mại hoặc nơi dân cư đông đúc phải đối mặt với nguy cơ mắc cúm cao nhất. Theo Noel Brizuela, người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học California, San Diego, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu chỉ đi làm qua những khu vực này.

Nhìn chung, rất nhiều người làm việc tại các khu vực thương mại và trung tâm kinh tế trong thành phố mỗi ngày. Do đó, virus có thể dễ dàng phát tán và gây bệnh. Trong khi những người đi làm rời đi vào cuối ngày, người sống ở những khu vực đó vẫn thường xuyên ngang qua các cửa hàng, nhà hàng và khu vực công cộng chứa virus cúm. Đây là nguyên nhân chính khiến họ có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất.

Chuyên gia Brizuela cho biết: “Tôi có ý tưởng về nghiên cứu này sau khi đi một chiếc xe bus gần bệnh viện. Tôi nhận thấy rằng tất cả những người ngồi trên xe buýt đều xuống nơi này. Điều đó có nghĩa họ đều có thể đang mắc cúm. Ngồi trên xe 30 phút chẳng khác gì bị nhốt trong một hộp chiếc hộp kim loại với một đám người bệnh”. Do đó, nếu sống trong khu vực trung tâm, dù nhiều hay ít, bạn cũng có thể gặp phải những người mắc cúm.

Kết quả cho thấy, những người sống gần trung tâm thương mại hoặc nơi dân cư đông đúc phải đối mặt với nguy cơ mắc cúm cao nhất.

Phòng ngừa bệnh cúm

Amesh A. Adalja, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins cho biết, bất kể bạn sống ở đâu, điều quan trọng nhất là biết cách giảm nguy cơ mắc cúm. Không phải ngẫu nhiên nhiều chuyên gia đều khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm và vệ sinh tay chân thường xuyên.

Trong nghiên cứu của chuyên gia Brizuela cũng cho thấy, những người sống tại khu vực đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần đến những nơi đông người cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Hơn nữa, trên thực tế, càng tiếp xúc nhiều người thì bạn càng có nguy cơ cao phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm. Mọi người nên thực hiện các phương pháp phòng chống cúm, đặc biệt là ở khu vực đông dân cư nơi cơ thể có khả năng phơi nhiễm cao với virus cúm.

Trong nghiên cứu của chuyên gia Brizuela cũng cho thấy, những người sống tại khu vực đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nhất.

Sống và làm việc ở vùng ngoại ô có dịch vụ y tế đầy đủ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cúm đáng kể. Tuy nhiên điều này không thực tế và phù hợp với thời điểm hiện tại. Clare Morrison, bác sĩ đa khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm MedExpress cho biết, phát hiện mới đây có thể giúp các cơ quan y tế phát triển chiến lược ngăn ngừa dịch bệnh hoặc giảm thiểu số ca nhiễm cúm mỗi năm.

Cuối cùng, chuyên gia Brizuela đề nghị, các quan chức thành phố nên coi trọng phát triển đan xen những trung tâm thương mại, nhà dân và khu công sở để tránh bệnh lan rộng ra các vùng khác. Từ đó, mọi người sẽ không phải tập trung cùng một nơi trong một ngày.

Tuy nhiên, khi đi du lịch đến các khu vực đông người, chuyên gia Adalja khuyên, bạn nên cố gắng vệ sinh tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bệnh. Tất nhiên, tiêm phòng cúm cũng là việc làm cần thiết để giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm và những biến chứng nguy hiểm do bệnh này gây nên.

(Nguồn: Health)

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *