Một trong những nguyên nhân điển hình khiến nữ giới dễ mắc phải bệnh phụ khoa có liên quan đến chiếc quần lót mà họ sử dụng mỗi ngày – điều này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.
Đồ lót là thứ tiếp xúc trực tiếp với vùng â.m đ.ạo của nữ giới nên nó thường dễ dính nhiều chất cặn bã và ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
Đặc biệt, trong những n.gày đ.èn đ.ỏ diễn ra, miếng băng vệ sinh sẽ càng cọ xát nhiều với vùng kín. Do đó, nếu bạn mua phải đồ lót kém chất lượng hay quá chật so với size vòng mông của mình thì rất dễ gây bí bách, khó chịu ở vùng kín trong những ngày này. Thế nên, để phòng tránh các bệnh phụ khoa ở vùng kín diễn ra, bạn cần chú ý kỹ tới việc vệ sinh đồ lót hàng ngày.
Tưởng chừng như việc giặt đồ lót đúng cách thì ai cũng có thể làm được nhưng hóa ra nhiều người lại thường chỉ làm qua loa mà không sâu sát trong việc này. Hậu quả là vùng kín bị vi khuẩn xâm hại và tàn phá khu vực này của phái nữ.
Cách giặt đồ lót đúng cách
1. Giặt đồ lót hàng ngày chứ không ủ lâu nhiều ngày
Sau một ngày trở về nhà, chiếc quần lót của bạn sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn và mồ hôi. Việc vứt chúng vào máy giặt và để kệ nó ở đó sau vài ngày mới giặt có thể làm vi khuẩn từ đồ lót lên men, gây ố vàng. Hậu quả là vi khuẩn tồn bám lại trên đồ lót sẽ gây viêm nhiễm, mọc nấm ngứa ở vùng kín, nặng hơn còn gây viêm cổ tử cung trong những lần sử dụng tiếp theo.
Vì vậy, ngay sau khi tắm xong, bạn hãy giặt đồ lót của mình ngay và phơi chúng lên luôn nhé!
2. Giặt đồ lót bằng tay
Với những cô nàng sử dụng đồ lót từ chất liệu ren mỏng manh thì việc ném chúng vào máy giặt sẽ làm bai dão, thậm chí còn gây rách đồ. Bên cạnh đó, trong máy giặt cũng có nhiều loại quần áo khác nhau nên vi khuẩn từ đồ lót có thể lây lan sang.
Do đó, tốt nhất thì bạn vẫn nên giặt đồ lót bằng tay nhẹ nhàng. Điều này cũng giúp bạn loại bỏ sạch vi khuẩn tồn đọng, còn bám sót lại trên những chiếc quần lót của mình.
3. Giặt đồ lót bằng nước ấm
Nhiều chuyên gia thường khuyên rằng, bạn nên sử dụng nước ấm từ 30 – 40 độ C để làm sạch những chiếc quần lót của mình. Đây là nhiệt độ lý tưởng giúp bột giặt và nước xả vải dễ dàng hòa tan, không bám đọng lại trên các sợi vải.
Tuy nhiên, một điều mà bạn cần lưu ý là không sử dụng nước nóng để ngâm giặt đồ lót. Bởi chúng sẽ dễ làm bay màu chiếc quần lót yêu thích của bạn.
4. Giặt đồ bằng loại bột giặt dành riêng cho đồ lót
Mỗi loại bột giặt đều sẽ có những công dụng đặc trưng riêng của nó nên bạn hãy đầu tư mua thêm bột giặt cho đồ lót để bảo vệ sức khỏe vùng kín của mình. Khi giặt đồ lót, bạn hãy giặt từ từ trong khoảng từ 3 – 5 phút để chất lỏng hòa tan từ bột giặt tiếp xúc hoàn toàn với vi khuẩn trên đồ lót.
5. Giặt xong phải phơi khô ở nơi thông thoáng
Sau khi giặt đồ lót xong, bạn nên phơi khô chúng ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Bởi luồng ánh sáng mặt trời có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn rất tốt và giúp chiếc quần lót không bị ẩm, ngứa.
Một số điều cần lưu ý khi dùng đồ lót để tránh gây bệnh phụ khoa
– Nếu phải vận động nhiều, bạn nên thay đồ lót 2 lần trong ngày.
– Chọn mua đồ lót từ chất liệu vải cotton, thoáng khí.
– Tuyệt đối không dùng chung đồ lót với những người khác (kể cả người thân trong gia đình).
– Chú ý thay mới đồ lót sau 3 – 4 tháng sử dụng.
Source (Nguồn): Kknews/Helino
Coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý khác
Đau bụng kinh thường gặp ở thời điểm trước và đang có kinh kỳ. Điều cần lưu ý là coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý phụ khoa khác.
Đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh – Ảnh minh họa: Shutterstock
Đó là thông tin do bác sĩ Võ Triệu Đạt (Khoa Sản, Bệnh viện FV, TP.HCM) khuyến cáo tại buổi chia sẻ về chăm sóc sức khỏe sinh sản với phụ nữ ở TP.HCM hôm 14.12. Theo bác sĩ Đạt, đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh. Đó là cơn đau thắt, khó chịu.
Trong đó, đau bụng kinh nguyên phát (chiếm phần lớn, đó là hiện tượng sinh lý bình thường, không liên quan đến bệnh lý khác), xuất hiện lúc 6-12 tháng từ khi bắt đầu có k.inh n.guyệt. Cơn đau này sẽ dần giảm đi khi thiếu nữ ngày càng lớn, hoặc sau sinh con.
Còn đau bụng kinh thứ phát (chỉ chiếm 10%), thời điểm đau có thể trễ hơn đau bụng kinh nguyên phát, thường sau t.uổi 25. Cơn đau thường tăng lên theo thời gian; đau có thể xuất hiện vài ngày trước khi hành kinh và kéo dài hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Biểu hiện còn có thể đi kèm cơn đau là rong kinh, xuất huyết giữa chu kỳ, đau khi g.iao h.ợp…
Đau bụng kinh thứ phát có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung; u xơ cổ tử cung; polyp cổ tử cung; u nang buồng trứng… Trong số này, bệnh lạc nội mạc tử cung là dễ gây nhầm lẫn với đau bụng kinh nhất (nó cũng khiến đau bụng dữ dội ở vùng chậu khi đến kỳ kinh).
Nội mạc tử cung là những lớp lót (mô) trong tử cung, khi nội mạc bong tróc, ra m.áu là k.inh n.guyệt. Bình thường nội mạc nằm trong tử cung và m.áu c.hảy ra ngoài khi đến kỳ kinh. Nếu các mảnh nội mạc tử cung di chuyển, phát triển bên ngoài tử cung, “đi lạc” đến những vị trí khác (buồng trứng, vòi trứng, ổ bụng…) bong tróc, ra m.áu gây cơn đau lúc hành kinh. Bệnh này cần điều trị, vì có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh…
Theo Thanh niên