Bỏ t.huốc l.á, giảm cân, ăn chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tụy được mệnh danh là ung thư tử thần.
Theo bác sĩ Lê Công Định, khoa Nội II, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm của ung thư tụy chỉ khoảng 9%. Tụy có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên người bệnh thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn. Các triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng hơn khi khối u đã lan rộng.
Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư tụy.
Mức độ của ung thư tụy có thể được phân loại như sau:
– Ung thư tại chỗ: Ung thư chỉ giới hạn hoàn toàn trong tuyến tụy.
– Ung thư tại chỗ nhưng đã tiến triển nhiều: Ung thư đã lan rộng từ tuyến tụy đến các mạch m.áu hoặc cơ quan lân cận.
– Ung thư di căn: Ung thư đã lan ra khỏi tuyến tụy để đến các bộ phận khác của cơ thể.
Việc điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào việc có thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u hay không. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u là cách duy nhất có thể chữa khỏi ung thư tụy. Tuy nhiên, tại thời điểm chẩn đoán, chỉ 15-20% ung thư tụy còn khả năng được cắt bỏ bằng phẫu thuật.
Ung thư tại chỗ có thể được cắt bỏ hoàn toàn. Song không có chỉ định ngoại khoa nếu khối u không còn phẫu thuật được hoặc nếu việc phẫu thuật không an toàn.
Vì thế cách tốt nhất là dự phòng bệnh. Người dân có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tụy bằng cách:
– Bỏ t.huốc l.á
Nếu đang hút thuốc, bạn hãy cố gắng bỏ thuốc. Bạn có thể tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ để cai nghiện t.huốc l.á bao gồm các nhóm hỗ trợ, dùng thuốc, liệu pháp thay thế…
Nếu đang không hút thuốc, bạn không nên bắt đầu thói quen không tốt này.
– Duy trì cân nặng hợp lý
Nếu bạn đang có một cân nặng lý tưởng hãy cố gắng duy trì. Nếu cần phải giảm cân, bạn hãy lên một kế hoạch giảm cân chậm mà chắc, giảm khoảng 0,5-1kg/tuần. Bạn hãy kết hợp việc tập thể dục hằng ngày với một chế độ ăn nhiều rau, củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt với khẩu phần nhỏ hơn để giúp giảm cân.
– Chế độ ăn cân đối, phù hợp
Một chế độ ăn với các loại quả giàu màu sắc, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Nếu có t.iền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy, hãy chia sẻ bác sĩ hoặc một chuyên gia di truyền để xem bạn có cần phân tích ADN để tìm hiểu nguy cơ mắc ung thư tụy hoặc các bệnh ung thư khác của bản thân.
Các dấu hiệu thường gặp của ung thư tụy
Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất. Cơn đau thường khởi phát ở vùng thượng vị, sau đó lan sang 2 bên và/hoặc xuyên ra sau lưng.
Vàng da, nước tiểu sẫm màu: Đây là những biểu hiện của hội chứng tắc mật. Vàng da thường gặp và xuất hiện sớm với những khối u vùng đầu tụy.
Đi ngoài sống phân: U gây cản trở men tụy xuống ruột non tiêu hóa thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm người bệnh ung thư tụy bị suy kiệt rất nhanh, do vậy cần bổ sung men tụy kịp thời.
Một số dấu hiệu khác gồm: suy nhược, sụt cân, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đái tháo đường.
Hà An
Theo Dân trí
Những ai cần cảnh giác với bệnh ung thư tụy
Ung thư tụy là bệnh có tiên lượng rất xấu, khó phát hiện sớm do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn. Yếu tố di truyền, bệnh lý mạn tính ở tụy, hút thuốc, rượu, béo phì… đều có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư nguy hiểm này.
Ung thư tuyến tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của mô tụy, bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết (tế bào đảo Langerhans) và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy. Trên 95% ung thư tụy có nguồn gốc từ mô tụy ngoại tiết (gồm tế bào biểu mô ống tụy, tế bào “acinar”, tế bào mầm, …).
Ung thư tụy là bệnh có tiên lượng rất xấu. Theo thống kê của WHO, nó chỉ đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc song lại đứng hàng thứ 7 về tỷ lệ t.ử v.ong do ung thư.
Ung thư tụy là bệnh có tiên lượng rất xấu.
Tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm của ung thư tụy chỉ khoảng 9%. Tụy có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn dễ nhầm với bệnh khác nên người bệnh thường được chẩn ở giai đoạn muộn.
Bác sĩ Lê Công Định , khoa Nội II, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết hiện nay nguyên nhân cụ thể của ung thư tụy vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết tới cơ chế bệnh sinh của ung thư tụy.
Yếu tố di truyền
Khoảng 10-15% ung thư tụy có liên quan tới yếu tố di truyền. Sự liên quan của yếu tố di truyền với ung thư tụy có thể được chia thành 2 nhóm:
– Người mắc hội chứng di truyền liên quan đến tăng nguy cơ ung thư tụy
Người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng do di truyền (có đột biến gen BRCA1, BRCA2) có nguy cơ bị ung thư tụy theo thời gian là 3-5%. Hay người bị ung thư đại tràng không polyp có tính chất gia đình- hội chứng Lynch II (do đột biến gene sửa chữa ghép cặp sai-dMMR) có nguy cơ bị ung thư tụy theo thời gian là 4%.
Người bị viêm tụy do di truyền có nguy cơ bị ung thư tụy là 24-40% do có đột biến gene PRSS1, SPINK1.
– Ung thư tụy có tính chất gia đình
Trong gia đình cặp bố/mẹ -con hoặc cặp anh/chị-em cùng bị ung thư tụy. Đột biến mầm của gene BRCA1, BRCA2 được phát hiện trong khoảng 13-19% bệnh nhân ung thư tụy có tính chất gia đình
Bệnh lý mạn tính ở tụy
Một số bệnh lý mãn tính ở tụy làm tăng nguy cơ bị ung thư tụy gồm:
– Đái tháo đường
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh đái tháo đường và ung thư tụy có quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó đái tháo đường vừa là yếu tố nguy cơ vừa là hậu quả của ung thư tụy.
– Viêm tụy mạn
– Bệnh xơ nang tụy
Yếu tố môi trường
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tụy gồm hút t.huốc l.á, béo phì, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu.
Trong các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư tụy, chụp cắt lớp vi tính có vai trò quan trọng nhất. Qua đó, bác sĩ không những phát hiện khối u tụy mà còn đ.ánh giá mức độ lan rộng khối u, tình trạng di căn hạch … Từ đó cũng giúp đ.ánh giá khả năng phẫu thuật triệt căn cũng như khả năng can thiệp để giải quyết các biến chứng do u gây ra: tắc mật (đặt stent đường mật, dẫn lưu đường mật qua da), đau (phong bế đám rối thần kinh giảm đau)…
Hà An
Theo Dân trí