Thận đóng vai trò lọc m.áu và bài tiết, vì thế khi 3 dấu hiệu này biểu hiện trên cơ thể, bạn cần kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để tránh mắc bệnh.
Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Chức năng chính của nó là lọc m.áu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi m.áu, đồng thời bài tiết nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
Nếu “ép” thận hoạt động quá tải, chức năng của thận sẽ dễ bị trục trặc, toàn bộ cơ thể có thể bị nguy hiểm. Dưới đây là 3 triệu chứng cảnh báo thận của bạn đang không khỏe, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời:
1. Phù nề cơ thể
Khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể sẽ gửi tín hiệu tới chúng ta. Vì thế, nếu nhận thấy dấu hiệu cơ thể phù nề, rất có thể thận đang “kêu cứu”.
Trong trường hợp thông thường, thận hoạt động tốt và bài tiết nước và chất độc dư thừa ra khỏi cơ thể, tuy nhiên, khi bị hoạt động quá tải, chức năng thận suy giảm, tuần hoàn cơ thể sẽ bị chặn và nước không thể được bài tiết kịp thời, điều này gây ra phù cơ thể.
Nếu hiện tượng phù mí mắt hoặc phù tứ chi xuất hiện, điều đó có nghĩa bạn đang mắc vấn đề sức khỏe về thận, nên đi khám để cải thiện sớm nhất.
2. Ngứa da
Nếu làn da của bạn luôn cảm thấy ngứa trong một thời gian dài, rất có thể nguyên nhân xuất phát từ thận. Khi chức năng thận suy giảm rõ rệt, sự bài tiết chất thải trong cơ thể sẽ bị cản trở. Bởi thận là một cơ quan quan trọng nhằm bài tiết nước tiểu, một số độc tố không được bài tiết hết qua nước tiểu tích tụ có thể gây ngứa da.
3. Nước tiểu có bọt
Hiện tượng nổi bọt xuất hiện khi đi vệ sinh có thể là dấu hiệu của người bệnh thận. Bởi vì nếu chức năng thận bị suy giảm, hiện tượng thiếu hụt protein sẽ xuất hiện. Lượng protein mất đi này được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, gây ra nhiều bọt trong nước tiểu.
Làm gì để bảo vệ thận?
– Kiểm soát huyết áp và đường huyết
– Chế độ ăn uống lành mạnh (giảm đạm hoặc giảm muối)
– Giảm cân
– Bắt đầu luyện tập aerobic 3 lần, mỗi lần 30 phút
– Bỏ t.huốc l.á
– Tránh một số thuốc giảm đau
Dưới đây là một số loại thực phẩm đặc biệt tốt cho thận bạn cần lưu ý ăn nhiều hơn, để bảo vệ cơ quan quan trọng này:
1. Rau xanh
Rau xanh giàu Vitamin C và K, cùng với chất xơ và folate, làm giảm huyết áp, cân bằng lượng đường trong m.áu và hỗ trợ chức năng thận rất nhiều. Hơn thế nữa, việc ăn rau xanh đều đặn mỗi ngày còn mang lại cho bạn vô số lợi ích về sức khoẻ.
2. Táo
Có người nói rằng, bạn sẽ không phải tới gặp bác sĩ nếu mỗi ngày ăn một quả táo. Sở dĩ có ý kiến này vì trong táo chứa đầy đủ chất xơ giúp hấp thụ độc tố, giúp thực hiện tốt công việc làm sạch thận của bạn. Táo cũng có thể làm giảm viêm trong cơ thể và hỗ trợ đường tiêu hóa vận hành trơn chu của bạn.
3. Nước chanh
Nếu bạn muốn tìm một loại thực phẩm không chỉ làm sạch thận mà còn ngăn chặn việc tích mỡ xấu, tốt cho quá trình giảm cân hãy lựa chọn một quả chanh tươi trong bếp. Nước chanh làm tăng lượng citrate từ bên trong, ngăn chặn sỏi thận hình thành.
Hình thành một thói quen uống nước chanh để thanh lọc cơ thể đặc biệt dễ dàng. Uống một cốc nước ấm hòa với 4 quả chanh mỗi ngày, sẽ giảm tối đa khả năng kết sỏi trong thận và giúp đốt mỡ bụng hiệu quả.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Cách tập luyện tốt cho người bệnh thận
Có nhiều nguyên nhân gây suy thận, trước đây chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, nhất là do viêm cầu thận, nhưng nay suy thận do biến chứng từ tăng huyết áp hay các bệnh chuyển hóa như gout, béo phì, đái tháo đường không ngừng tăng cao.
Tiến triển của bệnh thận mạn tính dẫn đến suy thận mạn tính, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc m.áu, ghép thận.
Có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh thận nếu tuân thủ những nguyên tắc như: hoạt động thể lực phù hợp; kiểm soát đường huyết; kiểm soát huyết áp; chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát cân nặng; đảm bảo uống đủ nước; tránh các chất kích thích (rượu bia, t.huốc l.á…); dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; khám định kỳ và kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ.
Sỏi thận là nguyên nhân gây suy thận.
Tập luyện phòng tránh và kiểm soát bệnh thận
Tập luyện có thể không trực tiếp tác động có lợi đối với hệ thống thận tiết niệu. Nhưng việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, thừa cân-béo phì… Từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận.
Béo phì dẫn đến những thay đổi trực tiếp về áp lực lọc và áp lực m.áu tại thận. Với người mắc bệnh thận mạn tính có kèm theo tình trạng thừa cân-béo phì cũng làm tăng tiến triển bệnh. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, tăng huyết áp, dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy thận giai đoạn cuối. Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân béo phì, bước đầu tiên phải giảm trọng lượng, do đó việc luyện tập phù hợp để kiểm soát cân nặng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sỏi thận cũng là một bệnh lý tiết niệu thường gặp. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hình thành, tiến triển của bệnh. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt uống ít nước, nhịn tiểu…, đặc thù công việc tĩnh tại ít vận động có thể là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy, các hoạt động thể lực phù hợp thậm chí không phụ thuộc vào khối lượng, cường độ hay thời gian vận động cũng có vai trò quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Duy trì hoạt động thể lực phù hợp phòng chữa bệnh thận.
Chế độ hoạt động thể lực cho người mắc bệnh thận
Bệnh viêm cầu thận cấp:
Giai đoạn tiến triển đái ít, phù: Người bệnh cần nghỉ ngơi.
Giai đoạn hồi phục: Làm việc nhẹ, học tập bình thường, thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng.
Ổn định trong 6 tháng: Làm việc bình thường, thể dục nhẹ nhàng, công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đ.ánh golf…
Ổn định trong 2 năm: Làm việc bình thường, có thể tập thể dục thể thao, hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic…
Viêm cầu thận mạn tính:
Nếu protein niệu
Suy thận độ I: có thể thực hiện các hoạt động thể lực như bóng chuyền, bóng rổ, đá bóng, chạy tốc độ, chạy cự ly dài, tập gym…)
Suy thận độ II, IIIa: hoạt động thể lực mức độ vừa, tập luyện thể dục thể thao như chạy tốc độ chậm, bóng bàn, cầu lông, tập aerobic…
Suy thận độ IIIb: công việc hành chính, nội trợ bình thường, việc nông nghiệp nhẹ; tập luyện thể lực nhẹ đến vừa như đi bộ nhanh, bơi, đ.ánh golf…
Suy thận độ IV: thực hiện các công việc nhẹ như nấu ăn, giặt là, dọn nhà, làm vườn; các hoạt động tập luyện như đi bộ chậm, tránh các hoạt động thể lực nặng.
Nếu protein niệu> 1 g/24giờ:
* Không tăng huyết áp:
Suy thận độ I, II: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
Suy thận độ IIIa, IIIb: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa.
Suy thận độ IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
* Tăng huyết áp
Suy thận độ II, II, IIIa: Công việc hành chính, nội trợ bình thường, chế độ hoạt động thể lực phù hợp từ nhẹ đến vừa.
Suy thận độ IIIb, IV: Hoạt động mức độ vừa phải, tránh hoạt động nặng.
Hội chứng thận hư:
Đang tiến triển: Thực hiện công việc nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn.
TS.BS. Phạm Quang Thuận
Theo SK&ĐS