Có những bé cả tuần không đi ị, mẹ đã biết về giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh?

Theo các bác sĩ đây là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nó được gọi là giai đoạn giãn ruột.

Thông thường, trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, trung bình là từ 4 đến 5 lần/ ngày. Tuy nhiên, khi trẻ được hơn 8 tuần t.uổi thì bỗng dưng bé không đi ngoài thường xuyên mỗi ngày nữa, thậm chí đã 4 – 5 ngày rồi vẫn con chưa đi tiêu, khiến rất nhiều mẹ lo lắng không biết con mình có bị táo bón hay không?

Tuy nhiên, theo các bác sĩ đây là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nó được gọi là giai đoạn giãn ruột.

Giai đoạn giãn ruột là gì?

Theo các bác sĩ việc không đi vệ sinh vài ngày ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng bình thường vì các bé đang bước vào giai đoạn giãn ruột. (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa của Bệnh viện nhi St. Louis trực thuộc trường đại học Y Washington (Mỹ) cho biết, việc trẻ từ 2 tháng t.uổi trở nên tự dưng ít đi ngoài hơn là vì trẻ bước vào giai đoạn giãn ruột. Nói nôm na, đây là giai đoạn thể tích ruột của trẻ tăng lên và trẻ sẽ không đi ị khi bụng chưa đầy phân. Điều này hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của các bé, nên các cha mẹ cứ yên tâm.

Diễn giải theo cách khác thì trong vài tuần đầu sau khi sinh, ruột của em bé to dần và ngày càng làm việc tốt hơn trong việc chiết xuất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Và khi ruột của trẻ trở nên tốt hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, thì thời gian giữa các lần đi tiêu sẽ ngày càng dài hơn.

Ngoài ra, bà Heidi Murkoff, tác giả nổi tiếng người Mỹ của loạt sách luôn đứng trong danh sách bán chạy nhất “What to Expect When You’re Expecting” (Tạm dịch: Tâm sự bà bầu), hướng dẫn về những kiến thức dành cho phụ nữ trong khi mang thai và chăm sóc con, cho biết: “Một tuần bé đi ị một lần không phải là lý do đáng báo động, miễn là em bé của bạn đi tiểu thường xuyên, tiếp tục tăng cân, và vẫn vui vẻ với những hoạt động hàng ngày. Vì vậy, nếu đã vài ngày rồi mà mẹ vẫn chưa thấy con đi ngoài thì cũng đừng cho rằng con bị táo bón. Trên thực tế, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón, bởi vì sữa mẹ là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên tốt nhất cho các bé”.

Lý giải cho hiện tượng giãn ruột này, bà Heidi chia sẻ: “Sữa mẹ là công thức hoàn hảo nhất của chất béo, protein và các vi chất dinh dưỡng dành cho em bé sơ sinh. Một khi bé hiểu được hoạt động bên trong của bụng mình, bé sẽ muốn hấp thụ tất cả mọi thứ có trong sữa mẹ, mà không để lại bất kỳ chất thải nào. Đó cũng là lý do giải thích vì sao em bé 2 tháng t.uổi ít đi ngoài”.

Làm thế nào để phân biệt hiện tượng giãn ruột với táo bón?

Theo các chuyên gia, em bé sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn hiếm khi nào bị táo bón, nên mẹ không phải lo lắng về chuyện đó. Còn với các bé được nuôi bằng sữa công thức sẽ có phân cứng hơn, nhưng cha mẹ cũng không nên cho bé uống thuốc nhuận tràng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Có thể là mẹ thấy bé phải gồng mình lên mỗi khi đi ngoài, nhưng nguyên nhân của nó không phải là vì bé bị táo bón, mà chỉ là do cơ bụng của bé chưa phát triển hoàn thiện nên bé căng thẳng trong khi ị. Đây cũng là bài tập giúp trẻ xây dựng cơ bụng của mình.

Nếu cha mẹ thấy con đi ngoài ra m.áu, phân cứng, khóc dai dẳng thì cha mẹ nên đưa con đi khám (Ảnh minh họa).

Và táo bón chỉ xuất hiện khi bé bắt đầu ăn dặm. Nếu cha mẹ thấy con đi ngoài ra m.áu, phân cứng, khóc dai dẳng thì cha mẹ nên đưa con đi khám.

Ngoài ra, việc em bé không đi ngoài thường xuyên có thể có liên quan đến một số căn bệnh như tắc ruột, xoắn ruột, và viêm ruột hoại tử. Bên cạnh đó, còn có một số rối loạn di truyền hiếm gặp, như xơ nang và bệnh hirschsprung, cũng có thể xuất hiện ở những trẻ sơ sinh có một thời gian dài không đi đại tiện, nhưng thông thường những trẻ này cũng không thường xuyên ị trong những ngày đầu sau sinh.

Tuy nhiên, cho dù vì lý do gì mà bé “lười” đi ị thì cha mẹ vẫn tuyệt đối không cho con uống nước. Vì uống nước có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị rối loạn điện giải nghiêm trọng, thậm chí gây t.ử v.ong. Bởi trong sữa mẹ và sữa công thức đã chứa đúng lượng natri, clorua, kali và các chất điện giải khác. Khi cha mẹ cho con uống nước, nghĩa là bạn đã pha loãng những chất điện giải này. Và điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Theo Helino

Đ.ứa t.rẻ nào cũng hay lè lưỡi, trông thì rất đáng yêu nhưng cũng có khi là biểu bệnh cần lưu ý

Hành vi lè lưỡi của các bé trông vô cùng dễ thương và đ.ứa t.rẻ nào cũng thường xuyên có biểu hiện như thế. Có phải đó là vì trẻ đói hay có nguyên nhân nào khác?

Em bé nào trông cũng rất đáng yêu và dễ thương, từ khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt tròn xoe, cái miệng xinh xinh cho đến bàn tay tí xíu. Nhưng cha mẹ có để ý không, bé nào cũng rất hay lè lưỡi. Có đôi khi là vì bé đói, nhưng hầu như bất cứ khi nào thức chơi bé cũng đều lè lưỡi. Tại sao lại như thế?

Thực ra, em bé được sinh ra với bản năng là mút mạnh để bú. Một phần của phản xạ này là đẩy lưỡi. Và trẻ sơ sinh lè lưỡi để tránh bị nghẹn nếu gặp phải vật cứng đồng thời giúp trẻ ngậm được núm vú. Mặt khác, lè lưỡi cũng là cách làm đầu tiên để trẻ sơ sinh khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, hành động này của trẻ cũng được giải thích là vì em bé nhận thấy cảm giác ở đôi môi của mình.

Đây là cách mà trẻ sơ sinh từ chối thức ăn đặc. Ý của trẻ là “tôi chưa sẵn sàng cho việc này. Tôi cần sữa mẹ hoặc sữa công thức”. Theo thời gian, hành vi này sẽ biến mất và em bé sẽ vui vẻ với việc ăn dặm của mình”, bác sĩ Jean Moorigate – bác sĩ nhi khoa thuộc Bệnh viện Nhi đồng Orlando Arnold Palmer, Mỹ nói.

Bên cạnh việc lè lưỡi khi đói, hành vi này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bú no. Khi cha mẹ thấy bé lè lưỡi và quay đầu ra khỏi ti mẹ hoặc bình sữa nghĩa là bé đã ăn đủ rồi.

Có một khả năng khác để giải thích cho hành động này của trẻ là chúng đang bắt chước theo cha mẹ, hoặc cố gắng thực hiện gần đúng nhất các biểu cảm trên khuôn mặt của cha mẹ khi bạn nói chuyện với bé. Đây không phải là sự suy diễn, bởi trong 4 thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã nhận ra trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tuần t.uổi đã làm theo họ khi họ lè lưỡi ra.

Các nhà khoa học giải thích rằng dù chỉ mới được vài ngày hay vài tuần t.uổi thì não của trẻ cũng đã tạo ra các kết nối được hỗ trợ bằng cách bắt chước. Khi lớn hơn, những nỗ lực bắt chước của trẻ càng dễ nhận ra hơn. Bác sĩ Jean cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên, bắt chước là trò chơi đầu tiên của trẻ, và cũng là trò đầu tiên trẻ chơi cùng cha mẹ. Nó được hình thành trong não trẻ và chúng tạo cho trẻ một cảm giác mong đợi. Đây là một trò chơi dự đoán và mang độ chính xác cao”.

Thông thường, khi trẻ đã lớn và bắt đầu ăn dặm thì phản xạ trên tự động biến mất. Trẻ có thể vẫn thè lưỡi ra khi chơi. Nhưng nếu cha mẹ nhận thấy con mình không thể đưa lưỡi vào trong miệng được thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Nếu em bé có lưỡi lớn hơn mức trung bình, tình trạng này được gọi là macroglossia, nghĩa là trẻ sẽ lè lưỡi nhiều hơn bình thường. Macroglossia có thể xảy ra do di truyền, hoặc do sự phát triển bất thường của mạch m.áu hoặc cơ ở lưỡi. Nó cũng có thể được gây ra bởi các vấn đề như suy tuyến giáp hoặc khối u. Macroglossia có thể xảy ra như một triệu chứng trong các hội chứng như hội chứng Down và hội chứng Beckwith-Wiedemann.

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu của các hội chứng này ở trẻ: chảy nước dãi quá nhiều, khó nuốt, trương lực cơ kém hoặc khó bú. Cha mẹ hãy gọi cho bác sĩ nhi để thảo luận về những lo lắng của bạn.

Ngoài ra, nếu trẻ có một khuôn miệng nhỏ xíu hơn mức bình thường thì có thể trẻ bị mắc hội chứng Micrognathia. Đây là hội chứng làm cho khuôn miệng của trẻ nhỏ hơn mức trung bình do thay đổi hình dạng vòm miệng có liên quan đến dị tật tim và chậm phát triển,

Bên cạnh đó, việc lè lưỡi thường xuyên của trẻ cần được giải quyết nếu trẻ gặp khó khăn khi ăn dặm hoặc học nói. Các bác sĩ nhi khoa sẽ có các phác đồ điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu dành cho trẻ lớn hơn 6 tháng t.uổi để loại trừ dần các chứng bệnh nguy hiểm.

Nguồn: Romper

Theo afamily

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *