Ăn kiêng theo khung giờ giúp sống lâu

Ăn trong giới hạn thời gian 6-8 giờ và kiêng ăn từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày có thể là bí quyết chữa trị nhiều căn bệnh. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM-Mỹ) cho thấy phương pháp “ nhịn ăn gián đoạn” này làm giảm huyết áp, hỗ trợ giảm cân và nâng cao t.uổi thọ.

Bản phân tích dựa trên nhiều nghiên cứu ở người và động vật cho rằng các bác sĩ có thể “kê đơn” kiêng ăn như một phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh béo phì, ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo bác sĩ cần theo dõi sát bệnh nhân trong suốt thời gian họ nhịn ăn gián đoạn, sau đó mới tăng dần thời lượng và tần suất nhịn ăn nhằm có được kết quả như mong muốn.

Nhịn ăn gián đoạn hoạt động như thế nào?

Nhịn ăn gián đoạn đã được nghiên cứu ở động vật gặm nhấm và người trưởng thành thừa cân để đ.ánh giá khả năng cải thiện sức khỏe. Tác giả nghiên cứu Mark Mattson, Giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Johns Hopkins, cho biết nhịn ăn gián đoạn có hai loại: ăn trong thời gian hạn chế (ăn trong khung 6-8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ mỗi ngày) và nhịn ăn gián đoạn 5:2 – tức là nhịn ăn 2 ngày/tuần (ngày nhịn ăn chỉ tiêu thụ 500 calo).

Theo Giáo sư Mattson, việc luân phiên ăn và nhịn ăn có thể cải thiện sức khỏe tế bào, chủ yếu là nhờ kích hoạt cơ chế trao đổi chất. Trong quá trình chuyển dịch cơ chế trao đổi chất này, các tế bào sử dụng hết kho dự trữ nhiên liệu vốn có và chuyển sang biến đổi chất béo thành năng lượng – nói nôm na là “bật công tắc” từ tích trữ chất béo sang tiêu hao chất béo.

Lợi ích đã được chứng minh

Một số nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy nhịn ăn gián đoạn có liên quan đến việc nâng cao sức khỏe trái tim, cải thiện chức năng nhận thức và kéo dài t.uổi thọ. Đơn cử trường hợp của cư dân ở tỉnh đảo Okinawa (Nhật Bản), nơi nổi tiếng có t.uổi thọ rất cao và chế độ ăn giàu dưỡng chất nhưng ít calo. Các tác giả cho rằng nhịn ăn gián đoạn có thể đã giúp họ ngăn ngừa béo phì – yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch – và kéo dài cuộc sống.

Nhịn ăn gián đoạn còn được cho giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường trong m.áu. Kết quả từ một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy 3 người đàn ông mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã có thể ngừng tiêm insulin sau khi giảm cân nhờ nhịn ăn gián đoạn – một phát hiện trái với quan niệm lâu nay cho rằng bệnh tiểu đường là không thể chữa được.

Nghiên cứu trước đó mà Giáo sư Mattson là đồng tác giả cũng chỉ ra rằng, chuyển dịch cơ chế trao đổi chất do nhịn ăn tạm thời có thể tăng khả năng chống stress bằng cách tối ưu hóa chức năng não và sự linh hoạt thần kinh, tức khả năng thích ứng của não với sự phát triển của một người trong suốt cuộc đời. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy người lớn t.uổi áp dụng chế độ ăn kiêng hạn chế calo đã cải thiện trí nhớ ngôn ngữ so với hai nhóm khác không nhịn ăn.

Thậm chí, nhịn ăn gián đoạn còn cải thiện chức năng thể chất. Một nghiên cứu tiến hành đối với nam giới cho thấy nhịn ăn trong 16 giờ mỗi ngày đã giúp họ giảm mỡ và tăng cường khối lượng cơ bắp chỉ trong 2 tháng tập thể hình.

Hạn chế của phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Nhóm nghiên cứu cho biết phần lớn các thử nghiệm lâm sàng tập trung vào những người trẻ t.uổi và trung niên thừa cân, nên lợi ích và sự an toàn của nhịn ăn gián đoạn có thể không xảy ra với các đối tượng khác.

Hạn chế khác của phương pháp này là nó chắc chắn sẽ khiến người ta đói, trở nên cáu kỉnh và giảm khả năng tập trung. Lý do là khi não bị thiếu thức ăn, các hoóc-môn thèm ăn ở vùng dưới đồi – “trung tâm đói” của não – được giải phóng và có thể kích thích ăn nhiều hơn. Nhưng Giáo sư Mattson cho biết đây chỉ là “tác dụng phụ” tạm thời. “Bệnh nhân cần được tư vấn rằng cảm giác đói và cáu kỉnh chỉ xảy ra lúc đầu và thường biến mất sau 2-4 tuần vì cơ thể và não đã quen với thói quen mới” – ông giải thích thêm.

HOÀNG ĐIỂU

Theo CNN, USA Today/baocantho

Kiểu ăn giúp đảo ngược và chữa khỏi tiểu đường chính thức “ra lò”

Cơ quan đứng đầu ngành y tế Anh quốc vừa thông báo kiểu ăn kiêng giúp tiểu đường type 2 không còn là bệnh mạn tính đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm và sắp chính thức áp dụng cho 5.000 bệnh nhân đầu tiên.

Theo kế hoạch của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, 5.000 bệnh nhân đầu tiên này sẽ bắt đầu được điều trị vào tháng 4 năm sau. Bước thử nghiệm lâm sàng cuối cùng do Đại học New Castle (Anh) đứng đầu vừa chứng tỏ thành công vượt bậc khi giúp 10 người ngỡ bị tiểu đường mạn tính đã khôi phục dần khả năng tự kiểm soát đường huyết. Họ còn giảm được tới 15 kg sau 1 năm thí nghiệm.

Kiểu ăn kiêng với 800 calo – chưa đến một nửa lượng calo người trưởng thành cần nạp hàng ngày, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ, sẽ giúp chữa tiểu đường cho nhiều người – ảnh minh họa từ internet

Giáo sư Roy Taylor, người đứng đầu nghiên cứu, khẳng định rằng giờ đây chúng ta có thể thấy tiểu đường type là một vấn đề đơn giản, khi một cá nhân tích lũy chất béo hơn mức họ có thể đối phó. Thông qua một chế độ ăn kiêng đủ kiên trì, họ có thể giảm mỡ và đẩy lùi căn bệnh.

Phương pháp điều trị bằng chế độ ăn này yêu cầu bệnh nhân chỉ được nạp 800 calo mỗi ngày, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Kiểu ăn này dựa trên cơ chế khởi phát của tiểu đường type 2: calo dư thừa dẫn tới gan nhiễm mỡ, khiến gan sản xuất quá nhiều glucose. Mỡ thừa sau đó không còn có thể trú ngụ an toàn dưới da, bắt đầu di chuyển vào tuyến tụy, làm các tế bào ở đây không còn sản xuất insulin thành công, gây ra tiểu đường. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ cần mất ít hơn 1 g chất béo từ tuyến tụy, quá trình sản xuất insulin có thể được khởi động trở lại. Kiên trì ăn kiêng kiểu này, bệnh nhân có thể giúp tuyến tụy dần hoạt động bình thường trở lại, rồi khỏi bệnh hoàn toàn!

A. Thư

Theo The Sun/nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *