M.áu chuyển sang màu sữa chỉ vì quá béo

Lượng mỡ trong m.áu quá cao đã làm biến đổi màu m.áu của bệnh nhân nam thành màu trắng sữa.

Trang tin khoa học Scienc alert thông tin một người đàn ông ở Đức đã nhập viện trong tình trạng m.áu nhiễm mỡ cao bất thường, làm biến đổi màu đỏ của m.áu sang màu giống sữa.

Các bác sĩ cho biết người bệnh này suýt nữa đã m.ất m.ạng nếu không được cứu chữa kịp thời cứu sống bằng phương pháp điều trị vốn được điều trị ở thế kỷ 18-19.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng bị hypertriglyceridemia cực đoan, đây là căn bệnh triglyceride cao (hypertriglyceridemia) khi các phân tử triglyceride xuất hiện với nồng độ cao trong m.áu, thường được gọi là bệnh mỡ m.áu cao.

Thông thường các bác sĩ sẽ điều trị bệnh này bằng kỹ thuật lọc huyết tương – plasmapheresis, tức rút huyết tương khỏi cơ thể người bệnh, loại bỏ thành phần triglyceride vượt mức cho phép (cũng như các yếu tố gây hại cho cơ thể khác), sau đó đưa phần m.áu đã được lọc trở lại cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên, khi các bác sĩ thực hiện phương pháp này cho bệnh nhân 39 t.uổi này thì thất bại do lớp mỡ trong m.áu quá cao, gây tắc nghẽn máy rút huyết tương, dù thực hiện hai lần.

Các bác sĩ lẫn nhà nghiên cứu về trường hợp đặc biệt này đăng trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine thừa nhận đây là trường hợp chưa từng thấy trước đó.

Lượng triglyceride bình thường trong m.áu của một người thường ở mức dưới 150 mg/dL. Nếu nồng độ rơi vào khoảng từ 200-499 mg/dL và 500 mg/dl, sẽ được đ.ánh giá là rất cao.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, m.áu của bệnh nhân đã bị tắc nghẽn hoàn toàn, với số lượng triglyceride anh ta đạt đỉnh cao gấp 36 lần so với mức rất cao, khoảng 18.000 mg/dL.

Điều này các nhà nghiên cứu nói là lý do tại sao người đàn ông bị buồn nôn, nôn, đau đầu và suy giảm cảnh giác khi anh ta xuất hiện ở bệnh viện. Tất cả những điều này có thể là triệu chứng của hội chứng hyperviscosity, trong đó m.áu dày bất thường có thể trong trường hợp nghiêm trọng, gây ra co giật và hôn mê.

M.áu của người đàn ông bị nhiễm mỡ quá nặng, khiến m.áu bị chuyển sang màu sữa. Ảnh: Scienc alert

“Đây là nguyên nhân vì sao bệnh nhân này cảm thấy buồn nôn, nôn, đau đầu và không tỉnh táo khi nhập viện. Đây là các triệu chứng của hội chứng hyperviscosity làm m.áu nhiễm mỡ cao, trường hợp nghiêm trọng gây co giật, hôn mê…” – tờ Scienc alert dẫn lời nhóm nghiên cứu.

Về việc người đàn ông đã phát triển một trường hợp cấp tính như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố liên quan đến bệnh béo phì, chế độ ăn uống, kháng insulin và khuynh hướng di truyền có thể xảy ra – không đề cập đến thực tế là trong khi anh ta đang ở trên thuốc trị tiểu đường, ông nói rằng ông không phải lúc nào cũng dùng nó.

Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng khẩn cấp và đặc biệt này của bệnh nhân 39 t.uổi này là do có thể liên quan đến nhiều yếu tố cùng lúc như béo phí, chế độ ăn uống, kháng insulin và có thể có yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, bệnh nhân này cũng đang điều trị tiểu đường nhưng lại không chịu uống thuốc thường xuyên.

Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định điều trị bằng phương pháp cổ xưa ở giai đoạn thế kỷ 18-19 là trích huyết (bloodletting) để chữa trị. Phương pháp này trị bệnh bằng cách chủ động rút bớt m.áu của người bệnh và cũng được vận dụng cách đây 3.000 năm trước ở Ai Cập.

Trong phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đã rút ra 2 lít m.áu của bệnh nhân, thay thế bằng lượng hồng cầu cô đặc, huyết tương tươi đông lạnh và dung dịch nước muối đẳng trương.

“May mắn khi phương pháp này phát huy tác dụng, hạ dần lượng triglyceride trong m.áu, tới ngày thứ năm người bệnh qua cơn nguy kịch. Thật may bệnh nhân đã được cứu sống” – tờ Scienc alert viết.

NGUYÊN HÀ

Theo PLO

7 điều mẹ bầu không nên làm để tránh gây hại cho con

La hét, ăn nhiều đường, ngủ ít, uống cà phê, khóc hay ít vận động… là những việc các mẹ bầu không nên làm để tránh gây hại cho sức khỏe của con.

Cãi nhau, la hét: Tình trạng cãi nhau, la hét hay lo lắng, trầm cảm của các bà mẹ khi mang thai sẽ gây hại cho các em bé. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là hệ thống miễn dịch và não. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu, buồn nôn và khó ngủ ở các bà mẹ.

Ăn nhiều đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ ăn nhiều đường trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến con gặp vấn đề về kỹ năng học tập và ảnh hưởng tới trí nhớ.

Tâm trạng thất thường: Tâm trạng thất thường khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở các bà mẹ. Đôi khi họ rất hạnh phúc, phấn khích nhưng lại rất nhanh chóng bị căng thẳng. Vấn đề này xảy ra khi sự trao đổi chất và hormone của họ bị thay đổi. Những phụ nữ thường xuyên bị như vậy trong giai đoạn thai kỳ dễ sinh ra con có não bị ảnh hưởng.

Khóc: Khóc khi mang thai có thể gặp ở nhiều bà mẹ đa cảm. Nhưng theo các chuyên gia, các bà mẹ không nên khóc khi đang mang thai vì sẽ khiến con ngủ quá nhiều, chán ăn khi sinh ra.

Ngủ ít: Một số nghiên cứu chứng minh, 78% phụ nữ khi mang thai có giấc ngủ bị xáo trộn do rối loạn hormone. Do vậy, phần lớn trong số họ luôn cảm thất mệt mỏi và buồn nôn. Một người mẹ mệt mỏi, thiếu ngủ thường xuyên có nguy cơ sinh ra con không được khỏe mạnh là điều đương nhiên.

Ít vận động, ăn quá nhiều: Tăng cân khi mang thai dễ dấn đến các biến chứng khi sinh thậm chí nó có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ sau này. Do vậy, người mẹ khi mang thai nên tăng cường vận động thể chất, ăn uống điều độ, khoa học để đ.ứa t.rẻ ra đời được phát triển toàn diện, tránh nỗi lo về bệnh tật.

Uống cà phê: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh phụ nữ khi mang thai không được uống cà phê. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người mẹ không nên uống cà phê ở giai đoạn thai kỳ vì lượng caffeine sẽ đi qua nhau thai, vào thẳng m.áu của trẻ, gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *