Giám đốc NHS đã cảnh báo các bậc cha mẹ hãy cảnh giác vì pin nhỏ được tìm thấy trong đồ chơi và đồ trang trí lễ hội nếu nuốt phải sẽ gây nguy hiểm c.hết người.
Pin cúc áo dùng cho đồ chơi có thể g.iết c.hết t.rẻ e.m nếu chúng bị nuốt vào mà không được phát hiện ra, giám đốc NHS đã cảnh báo.
Giáo sư Stephen Powis, giám đốc y tế của NHS Anh, kêu gọi các bậc cha mẹ hãy cảnh giác trong dịp lễ tết này, khi các món đồ chơi xuất hiện nhiều hơn và đồng nghĩa là sẽ có nhiều pin xung quanh hơn.
Chúng được tìm thấy trong các dây đèn ánh sáng, thiệp Giáng sinh phát ra nhạc cũng như đồ chơi và điều khiển từ xa. Còn được gọi là pin đồng xu, chúng có thể đốt một lỗ thông qua cổ họng và dẫn đến c.hảy m.áu nội bộ và t.ử v.ong chỉ trong hai giờ đồng hồ.
Vào tháng 9, cô bé 2 t.uổi, Elsie-Rose, đến từ Sheffield, suýt c.hết sau khi nuốt phải một thứ có khả năng rơi ra từ một món đồ chơi. Và tuần trước, cô bé Shayazaki Carmichael, 5 t.uổi, đến từ Melbourne, đã bị hôn mê trong 6 tháng trước khi phát hiện ra một cục pin ở cổ họng.
Elsie-Rose đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa thành phố Leeds để phẫu thuật khẩn cấp vào tháng 9 sau khi nuốt phải một cục pin nhỏ.
Giáo sư Powis nói: “Đối với trẻ mới biết đi, pin khuyu có thể trông giống như đồ ngọt và được tìm thấy trong bất cứ thứ gì từ đồ chơi, thiệp Giáng sinh phát nhạc và đồ trang trí lễ hội, vì vậy chúng tôi muốn đảm bảo cha mẹ nhận thức được sự nguy hiểm của những loại pin có khả năng gây c.hết người này. Cách tốt nhất để bảo vệ t.rẻ e.m chỉ đơn giản là để pin xa tầm tay trẻ và đảm bảo rằng bất kỳ đồ chơi nào cần pin đều được khóa chặt vào ngăn chứa pin. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể đã nuốt phải pin, hãy khẩn trương đưa chúng đến phòng cấp cứu”
Elsie-Rose đã ợc đưa ngay đến bệnh viện đa khoa thành phố Leeds để phẫu thuật khẩn cấp vào đầu năm nay khi cô bé nuốt phải một cục pin.
Đầu tiên nó được cho là một đồng xu nhưng hóa ra lại là một pin lithium ở vị trí đỉnh thực quản, nằm quanh vùng ngực của cô bé.
Mẹ của cô bé, Kirsty Duffy, 29 t.uổi, tuyên bố cô được yêu cầu hôn con gái mình “lần cuối cùng” trước khi được đưa vào phẫu thuật để cứu sống.
Chụp X-quang cho thấy pin đã mắc ở đỉnh thực quản của Elsie-Rose, nằm quanh vùng ngực.
Đầu năm nay, Chi nhánh Điều tra An toàn Chăm sóc Sức khỏe đã ban hành một báo cáo có 5 khuyến nghị về an toàn để tránh những trường hợp tương tự xảy ra như với Elsie-Rose. Chúng bao gồm cải thiện thiết kế và an toàn của pin đồng xu và hỗ trợ phát hiện lâm sàng khi nuốt phải pin ăn vào.
Các chuyên gia y tế nên có sự hỗ trợ và hướng dẫn để phát hiện các dấu hiệu khi nuốt pin. Nuốt phải pin nhỏ đôi khi có thể không bị phát hiện hoặc lầm tưởng với một bệnh khác. Nhiều t.rẻ e.m đã bị chẩn đoán nhầm với n.hiễm t.rùng do nôn mửa hoặc viêm amidan liên tục do đau họng.
Lời khuyên được đưa ra sau khi một b.é g.ái 3 t.uổi giấu tên vô tình nuốt phải pin 23mm vào tháng 12 năm 2017 mà không được phát hiện cho đến khi khám nghiệm t.ử t.hi sau khi c.hết.
Giám đốc NHS đã cảnh báo các bậc cha mẹ hãy cảnh giác vì pin nhỏ được tìm thấy trong đồ chơi và đồ trang trí lễ hội nếu nuốt phải sẽ gây nguy hiểm c.hết người. (Ảnh minh họa)
C.ô b.é đã bị nôn mửa, đau dạ dày, đau họng, không thể nhìn thấy trong 6 ngày trước khi c.hết và đã được kê đơn thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan 2 lần.
Pin lithium làm xói mòn mô và gây ra lỗ rò, một con đường bất thường giữa thực quản và động mạch chủ, động mạch lớn từ tim dẫn đến c.hảy m.áu bên trong.
Hai tuần trước, Kirra Carmichael, mẹ của một b.é g.ái 5 t.uổi sống sót sau khi nuốt phải pin, đã nói với các bậc cha mẹ tránh mua đồ chơi chạy bằng pin hoàn toàn.
Cô tiết lộ con gái của cô, Shayazaki Carmichael, bị bệnh không rõ nguyên nhân và giảm cân trong 6 tháng trước khi các bác sĩ cuối cùng đã chụp X-quang và tìm thấy một viên pin.
NHS Anh đã khuyên các bậc cha mẹ nên tuân theo hướng dẫn của Hiệp hội phòng chống tai nạn (RoSPA) của Hiệp hội Hoàng gia về cách bảo vệ t.rẻ e.m khỏi những cục pin nhỏ.
RoSPA khuyên các bậc cha mẹ nên đảm bảo rằng các sản phẩm sử dụng pin cúc áo có các ngăn có thể khóa được để t.rẻ e.m khó mở chúng.
Ashley Martin, cố vấn y tế công cộng RoSPA cho biết: “Chúng tôi sẽ khuyến khích mọi người cảnh giác trong việc đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm có chứa pin nút được tránh xa trẻ nhỏ. Giáng sinh và lễ tết là thời điểm đặc biệt quan trọng vì có rất nhiều sản phẩm mới lạ có chứa pin nhỏ, bao gồm thiệp phát nhạc và đồ trang trí chạy bằng pin ở quanh nhà. Điều quan trọng cần nhớ là các sản phẩm này có thể gây hại như thế nào nếu bị nuốt phải”.
Hương Giang
Theo: dailymail/vietq
Nhổ răng cho con xong nhưng không biết răng rơi đâu, 3 tháng sau đến bệnh viện khám bố mẹ mới biết lý do
Vụ tai nạn hy hữu xảy ra với b.é g.ái 8 t.uổi sau khi mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà.
Trong lúc người mẹ tự nhổ răng sữa cho con, chiếc răng bất ngờ rớt xuống cổ họng khiến bé ho dai dẳng suốt 3 tháng. Đó là trường hợp của bé Tú (8 t.uổi, ngụ ở TP Cần Thơ, tên đã thay đổi).
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) cho biết, khi người nhà đưa bé Tú đến bệnh viện thì bé đã có biểu hiện ho dai dẳng, kéo dài suốt 3 tháng nhưng không khỏi.
Ảnh chụp X-quang cho thấy dị vật nằm ở phổi bệnh nhi.
Theo lời khai của mẹ bé, trước đó thấy răng sữa bé sâu, chị đã tự nhổ cho con gái. Tuy nhiên, chiếc răng rụng bất ngờ và người mẹ không biết răng sữa đã rơi đi đâu.
Suốt 3 tháng sau đó, bé liên tục ho không rõ nguyên nhân.
Mãi đến khi chụp phim X-quang, các bác sĩ phát hiện trong phổi bệnh nhi có một cái răng sữa thì gia đình mới biết chiếc răng đã rớt xuống cổ họng và nằm trong người bệnh nhi một thời gian kéo dài.
Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật.
Ê kíp điều trị đã tiến hành nội soi, lấy ra chiếc răng sữa nằm trong phổi b.é g.ái.
Do dị vật nằm sâu bên trong nên rất khó lấy ra. Hậu can thiệp, bé vẫn còn tình trạng viêm phổi nên sẽ được điều trị kéo dài.
Chiếc răng sữa sau khi lấy ra.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyên phụ huynh không nên tự nhổ răng cho trẻ. Bởi nếu không may răng lọt vào đường thở, rơi xuống phổi sẽ gây khó thở tím tái, xẹp nửa phổi và thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ngoài tai nạn hy hữu như trên, tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ dưới đây:
– Không nhổ hết toàn bộ răng.
– C.hảy m.áu tại vùng nhổ răng kéo dài.
– Khi không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng.
– Nếu bị đau khi nhổ còn dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do bị “ám ảnh”.
– Tự nhổ răng sữa tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.
Theo Helino