Nhờ có sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống bệnh nhân nhi 14 tháng t.uổi trong tình trạng suy hô hấp/ viêm phổi rất nặng. Theo các bác sĩ nếu không dùng kỹ thuật ECMO tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%.
Trẻ vào viện được tiên lượng rất nặng
Đêm ngày 15/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Phúc K.(14 tháng t.uổi), cân nặng 7kg, (Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Trẻ nhập viện trong tình trạng thở gắng sức, tím nhẹ, phải thở máy không xâm nhập.
Sau nhập viện, trẻ có diễn biến bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng, phải thở máy xâm nhập, tình trạng CO2 trong khí m.áu tăng cao, được chỉ định thở máy cao tần (HFO). Tuy nhiên, tình trạng trẻ vẫn không cải thiện nhiều, lâm sàng tiến triển xấu, CO2 trong khí m.áu tăng lên rất cao sau điều trị nội khoa tích cực không giảm. Tiên lượng bệnh nhân rất nặng.
Trẻ vào viện tiên lượng rất nặng nên cuối cùng phải dùng kỹ thuật ECMO để cứu sống.
Qua hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định dùng kỹ thuật ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, từ đó chuyển m.áu có oxy vào hệ tuần hoàn trong cơ thể cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ.
Sau khi kết nối được với hệ thống ECMO, m.áu có oxy được chuyển vào hệ tuần hoàn để cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ được đảm bảo, lượng CO2 trong khí m.áu giảm xuống. Thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng để cứu sống bệnh nhân nhi.
Trong thời gian thực hiện kỹ thuật ECMO, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu phải thường xuyên theo dõi, túc trực, điều chỉnh liên tục theo diễn biến bệnh để tìm phương án tối ưu nhất cứu trẻ.
Sau 1 tuần chạy ECMO, sức khỏe của trẻ được cải thiện, chức năng phổi tốt lên, khí m.áu CO2 về giá trị sinh lý bình thường. Các bác sĩ tiến hành cai ECMO, sau cai ECMO, trẻ vẫn được thở máy, điều trị nội khoa tích cực giúp trẻ tiến triển tốt, tiến hành rút máy thở cho trẻ tự thở.
Hiện tại sau 10 ngày điều trị tích cực không ngừng nghỉ của cả tập thể Khoa Hồi sức cấp cứu đến nay trẻ đã tỉnh, tự thở khí trời, dấu hiệu sinh tồn ổn định, ăn sữa hoàn toàn, có thể xuất viện trong tuần tới.
Sau thời gian điều trị trẻ qua cơn nguy kịch, đang được chăm sóc và hồi phục tại bệnh viện.
Nếu không kịp thời dùng kỹ thuật ECMO, tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%
BSCKII Đinh Thị Lan Oanh (PGĐ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, trường hợp bé K.(14 tháng t.uổi) bị biến chứng suy hô hấp/ viêm phổi/ bệnh phổi mạn không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu – tích cực thì ECMO là lựa chọn cuối cùng có khả năng cứu sống người bệnh. Nếu không được hỗ trợ kịp thời bằng ECMO, tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%.
Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân bị suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Máy sẽ thay tim hoạt động bình thường, bảo đảm m.áu truyền đến các cơ quan trong cơ thể.
Để thực hiện kỹ thuật ECMO cần có một ekip các bác sĩ, kỹ thuật viên vận hành máy liên tục trong suốt thời gian chạy máy. Ekip bác sĩ mạch m.áu có nhiệm vụ đặt hệ thống canulas vào mạch m.áu của bệnh nhân để kết nối máy với bệnh nhân. Bác sĩ Ngoại khoa mạch m.áu sẽ rút hệ thống canulas khi bệnh nhân ổn định cai được máy ECMO.
Đây là trường hợp bệnh nhi đầu tiên được thực hiện kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, việc triển khai thành công sẽ giúp việc xử lý các ca bệnh khẩn cấp kịp thời, mang lại cơ hội sống cho nhiều trẻ t.rẻ e.m mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo baodansinh
Bé 5 t.uổi hóc xương gà, 2 năm sau gia đình mới phát hiện
Bé K. (5 t.uổi, Đồng Nai) bị viêm phổi tái phát nhiều lần nhưng đi khám ở địa phương không phát hiện nguyên nhân. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) đã tiến hành nội soi và phát hiện dị vật là mảnh xương gà nằm trong phổi suốt 2 năm.
Ngày 26/12, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, đơn vị này vừa tiếp nhận trường hợp hy hữu khi trẻ nhỏ bị hóc xương gà, dị vật nằm trong khoang phổi suốt 2 năm mà gia đình không biết.
Theo lời kể của gia đình bệnh nhi K., cách đây 2 năm khi ăn cháo gà, bé K. bị sặc tím tái, gia đình có đưa trẻ đi khám và xử trí tại bệnh viện địa phương.
Từ đó tới nay bé K. viêm phổi tái phát hai lần, phải điều trị tại bệnh viện tỉnh và thường xuyên đi khám vì các triệu chứng ho, khò khè. Đợt viêm phổi này, bé đã được chích kháng sinh hơn 2 tuần tại địa phương mà không thuyên giảm.
Mảnh xương gà nằm trong khoang phổi bé K. suốt 2 năm mà gia đình không hay biết.
Nghi ngờ tình trạng dị vật bỏ quên trong đường thở, các Bác sĩ khoa Hô Hấp 1 đã chỉ định chụp CT scan ngực, phát hiện có mảnh xương găm ở phế quản thùy trên phổi trái. Qua nội soi phế quản, quan sát thấy mảnh xương ở ngay lỗ phế quản thùy trên phổi bên trái, được bao bọc chặt bởi nhiều mô hạt, do đã kẹt trong phổi quá lâu. Đây là một vị trí rất khó để có thể gắp dị vật bằng phương pháp nội soi bằng ống cứng thông thường.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa Hô Hấp 1 đã phối hợp với BS. Ngô Anh Trung, trưởng khoa Nội soi – Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cùng với khoa Tai Mũi Họng đã gắp thành công mảnh xương trong phổi cháu bé bằng phương pháp nội soi ống mềm kết hợp ống soi cứng. Phương pháp này tránh cho bé khỏi một cuộc phẫu thuật lớn để lấy dị vật ra khỏi phổi.
Theo các bác sĩ, hằng năm có rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do có dị vật trong đường thở. Tuy nhiên trường hợp dị vật phổi như của bé K., bị bỏ quên gần 2 năm thì hy hữu.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, với các bé nhỏ, phụ huynh cần tránh cho bé chơi các đồ chơi có kích thước quá nhỏ dễ ngậm và sặc vào đường thở cũng như tránh cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị hóc như: đậu phộng, hạt dưa, hạt hướng dương…
Đối với trẻ có xảy ra hội chứng xâm nhập như: sặc, hóc thức ăn, đồ chơi,… các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa sâu về hô hấp nhi để phát hiện và xử trí kịp thời.
Theo thoidai