Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn

Trước nay chúng ta thường nghe nói về rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở t.rẻ e.m. Thực tế, khoảng một nửa số trẻ được xác định mắc ADHD tiếp tục có các triệu chứng này ở t.uổi trưởng thành.

Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của ADHD ở t.uổi trưởng thành, như thế người bệnh có thể được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Triệu chứng của ADHD ở người trưởng thành

ADHD ở người trưởng thành có thể dẫn đến: Tâm trạng lơ đãng, hay mơ màng. Khó tập trung. Dễ dàng chán nản, bỏ cuộc. Hay lo ngại. Phiền muộn. Lòng tự trọng thấp. Tính bốc đồng, dễ nổi nóng và khó kiểm soát cơn giận. Kỹ năng tổ chức kém, khó thực hiện các công việc mang tính chất tập thể. Thường bị muộn giờ, lỗi hẹn, không đảm bảo được về mặt thời gian. Hay quên đồ, mất đồ. Gặp nhiều vấn đề rắc rối trong các mối quan hệ. Gặp rắc rối trong giải quyết, thực hiện công việc. Tất cả những điều này có tác động lớn đến cuộc sống bình thường hàng ngày, trong công việc và đời sống xã hội.

Vấn đề ở trường

ADHD có thể gây ra một số vấn đề ở trường, chẳng hạn như: Gặp rắc rối liên tục; Không theo kịp bạn bè; Học đi học lại không qua nổi lớp; Bo hoc.

Vấn đề trong công việc

ADHD có thể khiến: Hiệu suất trong công việc kém; Thay đổi công việc liên tục; Không thành công trong công việc; Không hài lòng với công việc.

Những vấn đề trong cuộc sống

Người trưởng thành mắc ADHD dễ dẫn tới nghiện ngập như: nghiện t.huốc l.á, lạm dụng rượu, lạm dụng m.a t.úy, kèm theo đó là sự lo lắng, phiền muộn, trầm cảm, thậm chí gây ra những việc vi phạm pháp luật.

Vấn đề về mối quan hệ

Người mắc ADHD có thể gặp nhiều vấn đề trong hôn nhân, dễ dẫn tới ly hôn, ly thân, kết hôn nhiều lần. Đối với gia đình, người mắc ADHD cũng hay xảy ra mâu thuẫn, sống chia tách.

Chẩn đoán

ADHD ở t.uổi trưởng thành cần phải được chẩn đoán càng sớm càng tốt và điều trị đúng cách để có thể có một cuộc sống bình thường nhất có thể. Tuy nhiên, chẩn đoán ADHD ở người trưởng thành không dễ dàng vì một số dấu hiệu và triệu chứng của ADHD như trầm cảm, lo lắng, kém tập trung, các vấn đề về mối quan hệ,… cũng có thể do các nguyên nhân khác. Phỏng vấn cá nhân các thông tin về lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân, các mối quan hệ, công việc…, các bài kiểm tra tâm lý sẽ giúp bác sĩ đ.ánh giá và chẩn đoán.

Cần chẩn đoan phân biêt vơi nhiêu bât thương tâm thân – thân kinh khac.

Điều trị thế nào?

Thuốc

Thuốc thường được sử dụng để điều trị ADHD ở người trưởng thành là amphetamine hoặc methylphenidate. Những chất kích thích này hoạt động bằng cách điều chỉnh mức độ các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau trong não.

Ngoài ra còn có thể kê đơn một số thuốc chống trầm cảm, thuốc chống oxy hóa không kích thích,…

Vì mỗi cá nhân là duy nhất, nên việc điều trị cần phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh, người giám sát, chăm sóc và bác sĩ để xác định đúng loại thuốc và liều lượng cần thiết, phù hợp. Ngoài ra, phải chú ý tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc điều trị ADHD.

Tư vấn tâm lý

Một khi được chẩn đoán mắc ADHD ở t.uổi trưởng thành, điều rất quan trọng là được giáo dục về rối loạn này và học cách đối phó với nó. Chẳng hạn như: Cải thiện lòng tự trọng; Tìm hiểu làm thế nào để giảm sự bốc đồng; Học cách kiểm soát cơn giận tốt hơn; Học cách quản lý thời gian tốt hơn; Tìm hiểu làm thế nào để tổ chức tốt hơn mọi thứ; Học cách có mối quan hệ tốt hơn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài việc điều trị, một số mẹo sau đây có thể rất hữu ích với người mắc ADHD: Hãy lập danh sách những việc cần làm mỗi ngày. Sử dụng danh sách để kiểm tra và không làm quá nhiều việc trong một ngày. Viết ghi chú trên miếng dán để ghi nhớ những việc quan trọng cần làm mỗi ngày. Lập một cuốn sổ ghi các cuộc hẹn, những điều cần được ghi nhớ và luôn mang bên mình. Dành thời gian để sắp xếp thông tin quan trọng. Thiết lập thói quen trong công việc cũng như sinh hoạt để không bị nhầm lẫn hay quên. Sống khỏe mạnh bằng cách ăn uống tốt và hoạt động thể chất. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như nghỉ ngơi. Tiếp nhận tất cả sự giúp đỡ cần thiết từ các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

BS. Trịnh Hồng Minh

Theo SK&ĐS

Đừng quá trách móc bản thân, bởi hội chứng nghiện ăn là có thật

Chúng ta không hề xa lạ với việc nghiện bia, nghiện t.huốc l.á, nghiện chất kích thích, nhưng liệu bạn đã bao giờ nghe đến hội chứng nghiện ăn?

Trên thực tế, số người bị nghiện ăn trên thế giới là không hề ít, theo ước tính có đến 20% người nghiện đồ ăn hoặc có những biểu hiện giống như bị nghiện hành vi ăn uống. Con số này thậm chí còn cao hơn trong cộng đồng những người bị thừa cân béo phì.

Theo tìm hiểu, những người nghiện đồ ăn cho biết rằng, họ không thể kiểm soát lượng đồ ăn nạp vào cơ thể đối với một số loại đồ ăn nhất định.

Việc nghiện đồ ăn không hoàn toàn là ngẫu nhiên, mà có một số món ăn có tính gây nghiện hơn những món ăn khác

Để tìm hiểu khả năng gây nghiện của từng món ăn, các nhà khoa học đến từ Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu với quy mô lên đến 518 người.

Trong thí nghiệm được thực hiện, các tình nguyện viên sẽ nhận được một danh sách với 35 loại đồ ăn, bao gồm cả loại chưa qua chế biến và đã qua chế biến; tiếp theo, những người tham gia sẽ tiến hành chấm điểm cảm nhận của mình với từng món ăn, theo thang điểm từ 1 đến 7, trong đó 1: Không hề có cảm giác nghiện và 7: Rất nghiện.

Bên cạnh đó, thông qua việc thu thập thông tin, nhóm tác giả cũng ghi nhận được rằng, 92% các tình nguyện viên có biểu hiện của hành vi nghiện ăn đối với một số loại thực phẩm. Những người này cũng cho biết họ đã nhiều lần muốn cai loại thức ăn khoái khẩu của mình nhưng đều bất thành.

Từ kết quả của thí nghiệm kể trên, các nhà khoa học đã tìm ra 18 món ăn gây nghiện nhất, đồng nghĩa với việc chúng sở hữu điểm số cao nhất. Cũng không mấy bất ngờ khi những món ăn này đều thuộc nhóm đã qua chế biến và hầu hết đều có lượng đường và mỡ cao.

Những món ăn này bao gồm:

1. Bánh pizza: 4,01 điểm; 2. Chocolate: 3,73 điểm; 3. Snack khoai tây chiên: 3,73 điểm; 4. Bánh quy: 3,71 điểm; 5. Kem: 3,68 điểm; 6. Khoai tây chiên: 3,6 điểm; 7. Bánh burgers phôi mai: 3,51 điểm; 8. Soda: 3,29 điểm; 9. Bánh bông lan: 3,26 điểm; 10. Phô mai: 3,22 điểm; 11. Thịt xông khói: 3,03 điểm; 12. Gà rán: 2,97 điểm; 13. Bánh mì nhỏ: 2,73 điểm; 14. Bỏng ngô (có bơ): 2,64 điểm; 15. Ngũ cốc ăn sáng: 2,59 điểm; 16. Kẹo dẻo: 2,57 điểm; 18. Kẹo cứng: 2,57 điểm; 18. Bít tết: 2,54 điểm; 19. Bánh muffin: 2,50 điểm

Đương nhiên, ngoài 18 loại thức ăn gây nghiện ở trên thì 17 món ăn xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách sẽ nằm trong nhóm những món ăn ít gây nghiện. Theo ghi nhận, hết các món ăn này đều là loại chưa qua chế biến:

1. Dưa chuột: 1,53 điểm; 2. Cà rốt: 1,60 điểm; 3. Đậu: 1,63 điểm; 4. Táo: 1,66 điểm; 5. Gạo lứt: 1,74 điểm; 6. Súp lơ xanh: 1,74 điểm; 7. Chuối: 1,77 điểm; 8. Cá hồi: 1,84 điểm; 9. Ngô: 1,87 điểm; 10. Dâu tây: 1,88 điểm; 11. Thanh ngũ cốc: 1,93 điểm; 12. Nước: 1,94 điểm; 13. Bánh quy giòn: 2,07 điểm; 14. Bánh pretzels: 2,13 điểm; 15. Ức gà: 2,16 điểm; 16. Trứng: 2,18 điểm; 17. Quả hạch.

Hành vi nghiện ăn không chỉ đơn thuần đến từ việc chúng ta thiếu sự tiết chế với bản thân, mà còn có các nguyên nhân liên quan đến lĩnh vực hóa sinh.

Như bảng xếp hạng ở trên đã chỉ ra: Những thực phẩm đã qua chế biến, với nhiều chất béo và đường sẽ có tính gây nghiện cao nhất. Phân tích sâu hơn, những món ăn này đều chứa nhiều calo, khi nạp vào cơ thể sẽ gây mất cân bằng đường huyết đáng kể, dẫn đến hiện tượng thèm ăn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến hành vi nghiện ăn vẫn là bộ não của chúng ta. Cụ thể, mỗi khi ăn, bộ não sẽ tiết ra dopamine và các hóa chất khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và khoan khoái, đây là một cơ chế phản xạ tự nhiên, nhằm đảm bảo con người luôn ăn đủ thức ăn để có được đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, chính thứ “phần thưởng” này đã vô tình kích thích chúng ta ăn tiếp và khó có thể ngừng lại.

Minh Nhật

Theo Health Line/Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *