Ai cần tăng cân và ai cần giảm cân?

Trọng lượng cơ thể quá nặng chắc chắn gây hại cho sức khỏe. Cơ thể càng nặng nề thì nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao càng tăng.

Giảm mỡ bụng rất tốt cho sức khỏe vì mỡ khu vực này tích tụ nhiều ở các cơ quan nội tạng như tim, gan, tuyến tụy – Ảnh minh họa: Shutterstock

Với những người lớn t.uổi, thừa cân hay béo phì sẽ làm trầm trọng thêm các bệnh mạn tính như viêm khớp, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tim mạch hay gan, MSN dẫn lời tiến sĩ Alexis Eastman, chuyên gia lão hóa tại Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ).

Chỉ số khối cơ thể hay chỉ số trọng lượng (BMI) từ 25 đến 29,9 được xem là thừa cân, trong khi trên 30 là béo phì. Tuy nhiên, BMI có thể gây một số hiểu nhầm.

Chúng ta hay nghĩ rằng người có chỉ số BMI cao thường sẽ có nhiều mỡ. Trong khi đó, nhiều người nhờ tập luyện thể thao mà cơ thể sở hữu nhiều cơ, ít mỡ. Những người như vậy dù trọng lượng cơ thể có nặng hơn nhiều so với mức trung bình, chỉ số BMI có cao nhưng vẫn rất khỏe mạnh.

Ngược lại, gầy cũng không phải là tốt, đặc biệt là khi bị bệnh hay với người cao t.uổi. Gầy thường đi kèm với tình trạng sức khỏe yếu. Khi mắc bệnh như viêm phổi hay các chấn thương gãy xương do té ngã, người bệnh sẽ không có thể trạng tốt để chiến đấu với bệnh tật, các chuyên gia cảnh báo.

Ai cần tăng cân?

Những người có chỉ số BMI dưới 18,5 cần phải tăng cân. Để tăng cân, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mỗi ngày nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn.

Không nên ăn các món nhiều đường hay chất béo mà chọn những món ăn lành mạnh, có hàm lượng dinh dưỡng cao như trái bơ, bơ đậu phộng, dầu ô liu và sữa chua. Ngoài ra, họ cũng cần ăn nhiều rau củ, trái cây, thịt cá và những món giàu protein, các chuyên gia khuyến cáo.

Kết hợp việc tập luyện thể thao thường xuyên và ăn món có nhiều protein sẽ giúp tăng cân khỏe mạnh. Vì khi đó, trọng lượng tăng thêm phần lớn là cơ chứ không phải mỡ. Cơ bắp nhiều và chắc khỏe sẽ giúp bảo vệ xương, khớp tốt hơn, theo MSN.

Ai cần giảm cân?

Thừa cân có gây hại cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào một số yếu tố. Trước nhất, mỡ thừa tập trung nhiều ở nơi nào trên cơ thể.

Mỡ tập trung nhiều ở bụng là nguy hiểm nhất vì nó bao quanh các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, tuyến tụy. Thậm chí, mỡ còn tích tụ nhiều trong động mạch gây ra các mảng xơ vữa.

Nhìn chung, những người có mỡ bụng nhiều nên giảm cân để khỏe mạnh hơn. Theo các chuyên gia, nam giới vòng bụng chỉ nên ở mức tối đa là 101 cm, phụ nữ là 89 cm. Vượt quá mức này sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Muốn giảm cân nhanh và hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp cả ăn kiêng và tập luyện thể thao. Mọi người cần tránh các món nhiều đường, chất béo, tinh bột trắng. Ăn trái cây rau củ để có đủ vitamin, khoáng chất. Ưu tiên các món có giàu protein như thịt, đậu. Mỗi kg trọng lượng cơ thể nên ăn 0,8 gram protein/ngày, theo MSN.

Chỉ số thể trọng hay chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.

Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Con số này có thể tính theo công thức trên hoặc chiếu theo bảng tiêu chuẩn.

Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.

Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức, BMI (kg/m2) = W/H2 – theo wikipedia.

Theo Thanh niên

Cuộc sống khó khăn của những người không ‘cần’ dạ dày

Đối với những người có thể sống mà không cần dạ dày, cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều so với người thường.

Giảm nguy cơ ung thư dạ dày bằng cách tránh ăn thịt chế biến và uống quá nhiều rượu, giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh – Ảnh minh họa: Shutterstock

9 năm không có… dạ dày

Katy Kosyachkova, 21 t.uổi, sống ở Ontario (Canada) bị ung thư và phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Cô không nhận thấy triệu chứng bệnh nào cho đến khi bị ngất trong kỳ thi cuối cùng ở đại học. Cuộc phẫu thuật dài 8 giờ đã được thực hiện ngay lập tức, kéo theo đó là thời gian cô giảm cân mạnh, từ 79,8 kg xuống còn 57 kg, theo Torontosun.

Kosyachkova kể với Torontosun rằng cuộc sống hậu phẫu vì ung thư dạ dày của cô xoay quanh “những cơn đau, lựa chọn thực phẩm hạn chế, khó tăng cân và kém hấp thu”, mất hoàn toàn cảm giác ngon miệng và chịu đựng hội chứng dumping (hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng, xảy ra khi thức ăn, đặc biệt là đường, di chuyển từ dạ dày vào ruột non quá nhanh. Hầu hết người bệnh đều có các dấu hiệu và triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu chảy, từ 10-30 phút sau khi ăn, một số khác có thể bị sớm hơn hoặc muộn hơn).

Cô Kosyachkova cho biết ban đầu cô gặp khó khăn khi ăn bất cứ thứ gì, không thể dùng bữa cùng bạn bè, gia đình, hay ra nhà hàng. Hiện tại, cô có thể thưởng thức phần ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Thực đơn của cô phải loại bỏ hoàn toàn đường và gia vị. Kosyachkova thừa nhận, không có dạ dày chắc chắn khiến cuộc sống trở nên thách thức hơn, đặc biệt là chuyện hẹn hò.

“Khi tôi giảm cân, da chảy xệ. Tôi cũng có một vết sẹo lớn trên bụng. Đó là một khuyết tật vô hình. Tôi ăn rất chậm, không bao giờ ăn hết phần ăn và thành kẻ kén ăn. Tôi cũng hay ợ hơi nơi công cộng, rất xấu hổ”, Torontosun ghi lại lời Kosyachkova.

Về mặt tích cực, cô có ý thức hơn nhiều về những gì đưa vào cơ thể, lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, ăn chậm và thưởng thức trọn vẹn bữa ăn.

Đã 9 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày và cô vẫn sống trong nỗi sợ hãi rằng căn bệnh sẽ tái phát. “Nếu bị cảm lạnh hoặc bất kỳ cơn đau ngẫu nhiên nào, tôi lại lo nó sẽ quay trở lại… Đó không phải là bệnh chỉ ảnh hưởng đến những người lớn t.uổi có thói quen ăn uống kém, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi”, Kosyachkova chia sẻ trên Torontosun.

Dạ dày chỉ còn lại 20%

Teresa Tiano, hiện 53 t.uổi, sống ở Ontario (Canada) được chẩn đoán bị ung thư dạ dày ở t.uổi 45, mất 80% dạ dày, giảm 43 kg. Triệu chứng bệnh của cô giống như loét nhẹ. Khi gặp bác sĩ thì cô đang ung thư dạ dày giai đoạn hai.

“Đó là một chẩn đoán rất đáng sợ – thế giới của tôi dừng lại. Tôi đã không nghĩ ai đó có thể bị ung thư dạ dày chứ đừng nói đến việc sống mà không có cơ quan quan trọng này”, Tiano nói.

Cô đã phẫu thuật nội soi, hóa trị và xạ trị sau khi phát hiện bệnh. Năm nay, Tiano bị hội chứng mệt mỏi mạn tính. Như nhiều người sống sót khác cô cũng bị thiếu m.áu, thiếu B12, mất nước và buồn nôn. Tiano đã phải vật lộn để tăng 5,5 kg và hiện nặng 58,5 kg. Cô phải học cách ăn lại từ đầu, theo Torontosun.

Kosyachkova và Teresa Tiano đồng sáng lập Mygutfeeling.ca, nhằm hỗ trợ những người khác chiến đấu với căn bệnh đáng sợ này và như Kosyachkova khẳng định: “Chúng ta có thể sống mà không cần dạ dày – 100% dạ dày của tôi đã mất! Cuộc sống không có dạ dày khó thật đấy nhưng vẫn là một cuộc sống đáng sống”.

Chủ động phòng ngừa ung thư dạ dày

Giảm nguy cơ ung thư dạ dày bằng cách tránh ăn thịt chế biến và uống quá nhiều rượu, giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, theo Torontosun. Denise Gabrielson, chuyên gia dinh dưỡng về Ung thư/Huyết học tại Bệnh viện St. Michael (Canada) cho biết trọng lượng và béo phì quá mức có liên quan đến chứng viêm mạn tính, có thể làm tăng sự phát triển ung thư, theo Torontosun.

Thực phẩm cần tránh: Thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, thịt nguội, các sản phẩm thịt đông lạnh.

Những sự thật về ung thư dạ dày bạn cần biết

Rất ít người bị ung thư dạ dày sống lâu. Bác sĩ Stephanie Snow (chuyên khoa ung thư tại Trung tâm khoa học sức khỏe QEII ở Halifax), phó giáo sư tại Đại học Dalhousie (Canada), cho biết: “Điều này một phần là do tính xâm lấn sinh học của bệnh ung thư và cũng vì nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán cho đến khi họ ở giai đoạn tiến triển”.

Các triệu chứng nói chung có bản chất không đặc hiệu: Nhiều bệnh nhân chỉ thấy khó tiêu hoặc ợ nóng. Chuyên gia nhắc nhở, một trong những dấu hiệu cảnh báo là các triệu chứng khó tiêu không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn mặc dù đã được điều trị chỉ định như thuốc ức chế a xít. Các dấu hiệu cảnh báo khác là cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn (no sớm), giảm cân đáng kể , đau bụng trên hoặc thiếu sắt, theo Torontosun.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *