Chàng trai 28 t.uổi người Chiết Giang, Trung Quốc phải nhập viện vì triệu chứng đau đầu kinh niên, có biểu hiện động kinh. Nguyên nhân được xác định là nhiễm ấu trùng sán nhái do nhiều năm liên tiếp ăn mật rắn.
Gần đây, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Liên kết thứ nhất của trường Y thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) tiếp nhận một ca bệnh của một chàng trai 28 t.uổi với biểu hiện đau đầu, xuất hiện các triệu chứng của động kinh. Các biểu hiện này xuất hiện đã từ rất lâu, 16 năm trước và được chữa trị nhiều lần nhưng không mang lại hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu chi tiết, Giáo sư Thịnh Cát Phương cho biết cha của anh là một thợ săn nổi tiếng ở huyện Thường Sơn, Lạc Châu, Chiết Giang. Công việc của người cha là quanh năm săn bắt rắn.
Vì muốn con mình khỏe mạnh nên ông thường xuyên bắt những con rắn rất độc như rắn lục mũi hếch để lấy mật cho con mình ăn. Việc ăn mật rắn bắt đầu từ lúc chàng trai mới 7 t.uổi và liên tục trong vòng 5 năm.
Nhiều vùng vẫn còn giữ thói quen dùng mật rắn để tăng cường sức khỏe và chữa các loại bệnh.
“Mật rắn là một loại thuốc vô cùng giá trị, giá trị dinh dưỡng cao”. Chàng trai chia sẻ. Anh có một thói quen là ăn mật rắn không hoặc trộn nó với rượu trắng để thưởng thức. Anh nghĩ rằng mật rắn giúp giải nhiệt, giải độc, sáng mắt, trị ho và tiêu đờm.
Với nhiều năm kinh nghiệm nghề y, Giáo sư Thịnh đã ngay lập tức có phán đoán sơ bộ rằng rất có thể bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng. Những xét nghiệm sâu hơn về sau đã chứng minh phán đoán này là chính xác. Bệnh nhân đã bị nhiễm ấu trùng sán nhái có dạng hình sâu, có tên riêng là sparganum, bệnh gây nên gọi là sparganose.
Bệnh nhân qua nhiều lần xét nghiệm, so sánh hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI não bộ được phát hiện lúc đầu có những tổn thương bên não trái, nhưng sau đó lan dần sang cả não phải. Điều này cho thấy ấu trùng có thế di chuyển trong não bộ.
Ấu trùng sán nhái giống như dải băng hẹp màu trắng ngà, mờ đục. Chiều dài từ 3-50cm, chiều rộng chỉ vài mm.
Ấu trùng sán nhái sparganum
Sán nhái thường gây bệnh cho con người ở giai đoạn ấu trùng. Sán nhái đẻ trứng dưới nước sau đó trứng bị các loài phù du, giáp xác ăn. Sau đó các loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hay chim ăn và ấu trùng dạng sâu ký sinh trong cơ thể các loài đó.
Con người cũng có thể bị nhiễm ấu trùng sán nhái. Sau khi xâm nhập, nó có thể “bơi” lên não người, lớn lên bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng từ tế bào não. Không chỉ cản trở đến sự hoạt động của não bộ, thậm chí còn gây những tổn thương không thể hồi phục cho não. Điều đặc biệt kinh khủng là nó có thể phát triển, sinh sản trong não.
Con đường lây nhiễm ấu trùng sán nhái vào cơ thể con người
1. Ăn sống, ăn đồ chưa nấu kỹ từ các loài động vật nhiễm ấu trùng sán nhái
Ấu trùng sán nhái ký sinh ở ếch, nhái, rắn, chim và có cả gà, lợn. Cơ thể con người rất có thể trở thành vật chủ ký sinh của ấu trùng này nếu chúng ta có thói quen ăn sống, ăn đồ chưa được nấu kỹ.
Không chỉ vậy, nhiều vùng miền vẫn còn tồn tại thói quen xấu ăn ếch sống hoặc nòng nọc để điều trị mụn ghẻ, bệnh phù hay giảm đau. Bên cạnh đó, ăn thịt chưa chín, đặc biệt chế biến bằng cách hấp, nướng, ăn lẩu là một con đường rất dễ bị lây nhiễm ấu trùng.
Ăn thịt sống, đặc biệt là thịt ếch nhái là một con đường rất dễ bị nhiễm ấu trùng sán nhái.
2. Đắp, điều trị các vết thương bằng thịt rắn, ếch sống
Những vùng nông thôn vẫn còn quan niệm dùng thịt ếch, rắn sống đắp vào các vết thương ngoài da, vết thương hở có thể điều trị loét cục bộ và các bệnh khác. Không chỉ vậy, họ còn có tập quán sinh hoạt lạc hậu, thấy đau mắt là dùng thịt ếch nhái sống đắp vào mắt để “hạ hỏa”.
Người ta cho rằng thịt ếch, rắn sống có thể giải nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, thiếu khoa học có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng sán nhái bất cứ lúc nào.
Triệu chứng nhiễm ấu trùng sán nhái
Các triệu chứng còn phụ thuộc vào chỗ mà ấu trùng sán nhái ký sinh.
Ký sinh ở mắt: Mí mắt đỏ, sưng, xung huyết kết mạc, chảy nhiều nước mắt, đau nhẹ và ngứa. Nặng hơn có thể gây rối loạn chuyển động mắt, loét giác mạc, thậm chí đục thủy tinh thể và mù.
Ấu trùng sán nhái ký sinh và di chuyển ở mắt.
Ký sinh ở não: Biểu hiện lâm sàng giống như có khối u não. Bệnh nhân có thể bị đau đầu, co giật, động kinh, hôn mê, nôn mửa, mờ mắt… Trong trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra liệt nửa người.
Ký sinh dưới da: Ấu trùng có thể ảnh hưởng đến chân, ngực, thành bụng, vú và cơ quan s.inh d.ục của bệnh nhân, hình thành một nốt, đốm di chuyển dưới da. Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, cảm giác có kiến bò, đau liên tục hoặc nổi mề đay.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Viễn chí trị suy nhược thần kinh, viêm phế quản mạn
Viễn chí còn có tên dây ruột gà, tiểu thảo, nam viễn chí, là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí la nho (Polygala tenuifolia Willd.) hoăc cây viên chi Xêbêri (Polygala siribica L).
Viễn chí còn có tên dây ruột gà, tiểu thảo, nam viễn chí, là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí la nho (Polygala tenuifolia Willd.) hoăc cây viên chi Xêbêri (Polygala siribica L). Ở nước ta, có nhiều loài viễn chí đã dùng làm thuốc, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu. Viễn chí có trên thị trường chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Viễn chí chứa nhiều saponin triterpen, nhựa, dầu béo và polygalitol. Vị đắng cay, tính ôn; vào kinh phế, tâm và thận, viễn chí có tác dụng dưỡng tâm, an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng. Chữa chứng hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động kinh, hóa đàm khái thấu, ung nhọt sưng. Liều dùng: 4 – 12g. Sao hoặc tẩm mật ong nướng, sắc, hãm nước uống.
Một số bài thuốc trị bệnh có dây viễn chí:
Trị hồi hộp mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh, rối loạn trí nhớ.
Bài 1:đảng sâm 10g, viễn chí 10g, mạch đông 10g, phục linh 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, sinh khương 10g, đại táo 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g. Quế tâm tán bột để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, hòa bột quế vào uống. Trị chứng tâm huyết bất túc (do m.áu không đủ nuôi tim), hay quên, hồi hộp, mất ngủ, nằm mộng nhiều.
Bài 2: nhân sâm hoặc đẳng sâm 30g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g, viễn chí 20g. Tất cả sấy khô, tán bột làm hoàn hồ. Chia cho 5 – 7 ngày, ngày 1 – 2 lần uống. Thích hợp cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, rối loạn trí nhớ.
Trị ho có đờm, viêm phế quản mạn:
Bài 1: viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho có đờm.
Bài 2: viễn chí 12g, trần bì 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm.
Trị t.rẻ e.m sốt cao co giật: viễn chí 8g, sinh địa 8g, câu đằng 8g, thiên trúc hoàng 8g. Sắc uống.
Ngoài ra, viễn chí còn chữa mụn nhọt sưng do đờm tắc đọng hoặc sưng vú bằng cách sắc uống, bã đắp chỗ đau. Dây ruột gà còn dùng giải độc do phụ tử, ô đầu.
Món ăn thuốc có dây ruột gà:
Bai 1: viễn chí 10g, toan táo nhân sao 10g, gạo tẻ 50g. Sắc các vị thuốc lấy nước, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, ăn vào buổi tối trước khi ngủ. Dùng tốt cho người tim đ.ập mạnh, loạn nhịp, quên lẫn, giảm trí nhớ, mất ngủ, ho, nhiều đàm.
Bai 2. Dây ruột gà tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, uống với nước cơm hoặc cháo. Thích hợp cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, giảm trí nhớ, tim đ.ập mạnh, loạn nhịp, mất ngủ.
Kiêng kỵ: Người bệnh không có chứng thực hỏa và người âm hư dương vượng không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo SK&ĐS