Viêm loét lâu ngày là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày, căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu chế độ ăn uống không hợp lý sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Hãy cùng tham khảo nguyên nhân gây tổn hại và cách chăm sóc dạ dày tốt nhất.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, nhiều người tùy tiện trong ăn uống, dễ dãi trong lựa chọn thực phẩm hoặc suồng sã trong việc duy trì các thói quen hàng ngày, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó dạ dày chịu tổn thương rất lớn.
Những thói quen phổ biến khiến dạ dày bị tổn thương:
Ăn uống quá nhiều
Ăn quá nhiều là một hành vi rất có hại cho dạ dày. Ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dạ dày và thậm chí có thể gây đau dạ dày do tiết quá nhiều axit dạ dày trong cùng một thời gian.
Do đó, bạn không nên duy trì thói quen ăn quá nhiều vì đây là một trong những cách có thể gây hại nhiều nhất đối với dạ dày.
Không thường xuyên ăn rau quả
Nếu bạn không thích ăn rau củ quả sẽ rất có hại cho dạ dày và sức khỏe tổng thể. Thói quen không cọi trọng bổ sung rau và ngũ cốc thô trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến cho lượng chất xơ và ngũ cốc thô bị thiếu hụt, có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm và có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần phải chú ý đến việc tiêu thụ các loại ngũ cốc thô và rau củ quả tươi.
Ăn nhiều món cay
Việc tiêu thụ nhiều ớt trong các bữa ăn hàng ngày khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao. Đặc biệt, với những người có hội chứng đại tràng kích thích hoặc bị viêm loét dạ dày tá tràng thì vị cay của ớt hoặc những món cay khác có thể phá hủy niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dạ dày nghiêm trọng.
Uống quá nhiều rượu
Văn hóa thể hiện quan hệ và làm mọi việc bên bàn rượu càng ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí nhiều người thường sử dụng rượu để bày tỏ cảm xúc, sử dụng rượu trong hầu hết các buổi gặp gỡ làm ăn để đạt được mục tiêu của họ.
Nhưng uống rượu quá thường xuyên có thể gây hại lớn cho dạ dày, đặc biệt việc uống rượu ngay khi vào bàn tiệc hoặc uống khi bụng đói sẽ gây hại đặc biệt nghiêm trọng đối với dạ dày.
Ăn quá nóng
Một số người thích ăn thức ăn nóng, nhưng cách ăn này có thể dễ dàng đốt cháy và thậm chí gây tổn thương dạ dày. Do đó, nếu chúng ta có thói quen như vậy trong cuộc sống hàng ngày, tốt nhất nên đặt thức ăn, đặc biệt là món ăn nước ở trên bàn ăn, chờ thức ăn nguội ở nhiệt độ phù hợp trước khi ăn.
Hãy thực hiện ăn uống khoa học, lành mạnh để bảo vệ “bao tử” của bạn.
Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng dạ dày chính xác:
– Ăn ba bữa một ngày đúng quy luật: Đừng đợi đến khi bụng thật đói mới đi ăn cơm. Chỉ cần ăn uống đúng bữa, vận động dạ dày mới có thể duy trì sự nhịp nhàng, chức năng đường tiêu hóa được bảo vệ.
– Không nên ăn quá nhanh: Thức ăn trong miệng nhai càng kỹ, gánh nặng cho dạ dày càng ít. Cố gắng, khi ăn uống luôn nhắc nhở bản thân nhai nhiều lần rồi mới nuốt, dần dần sẽ phát triển được thói quen nhai chậm.
– Ăn ít hoặc không ăn đồ ướp, muối: Nitrite có thể được chuyển đổi thành nitrosamine trong dạ dày, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Giăm bông, xúc xích và các loại thực phẩm muối chua có hàm lượng nitrite tương đối cao. Đặc biệt các loại thịt ướp nhiều gia vị để nướng, nguy cơ gây ung thư càng lớn. Những người có chức năng tiêu hóa kém, người già và t.rẻ e.m, cố gắng không nên ăn.
Các món như cháo, canh dưỡng dạ dày, tất cả đều là những món ăn thông thường, không nên nâng cao tác dụng của chúng. Hơn nữa nhiều loại canh, loại cháo thực tế cũng có nhiều dầu, nhiều muối, không tốt cho sức khỏe, kiến nghị không nên ăn nhiều.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( vi khuẩn HP) ngày càng gia tăng. Loại vi khuẩn này sống trong dạ dày và là nguyên nhân của nhiều bệnh viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.
Những người bị nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc sử dụng các dụng cụ ăn uống không được khử trùng nghiêm ngặt. Do vậy khi ăn cần chú ý đến vệ sinh thực phẩm và dụng cụ đồ ăn.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
Tìm ra điểm yếu của vi khuẩn gây ung thư dạ dày, chuyên gia tiết lộ thực phẩm kiềm chế chúng
Vi khuẩn HP có trong dạ dày có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc dẫn đến nhiều biến chứng, từ viêm dạ dày mạn tính, thiếu m.áu, bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày…
HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan tiêu hóa, chủ yếu là dạ dày. HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng thích nghi với môi trường acid trong dạ dày người.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP, không chỉ dễ bị đầy hơi, trào ngược axit và các triệu chứng khác, mà còn đặc biệt dễ bị chứng hôi miệng, không thể giải quyết bằng cách đ.ánh răng.
Với những trường hợp dương tính với vi khuẩn HP, việc xây dựng lại chế độ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh có thể ức chế vi khuẩn gây hại, tăng số lượng lợi khuẩn và cải thiện chức năng của dạ dày. Chuyên gia khuyên mọi người thường xuyên ăn những thực phẩm dưới đây để kiềm chế sự sinh sôi của loại vi khuẩn nguy hiểm này:
1. Trái cây họ cam quýt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại quả như cam, quýt, chanh, quất… có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh dạ dày và ung thư dạ dày. Điều này là do trái cây họ cam có chứa naringin, vitamin C và các thành phần có lợi khác, có tác dụng ức chế tốt đối với sự phát triển của HP.
2. Tỏi
Từ lâu, tỏi đã được dân gian sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Hoạt chất allicine trong tỏi có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Nhiều chuyên gia còn ví tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế hoạt động và ảnh hưởng của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong tỏi còn thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
3. Rau xanh
Hoạt động tăng tiết axit trong dạ dày là môi trường thích hợp để số lượng hại khuẩn tăng lên nhanh chóng. Để điều hòa và kiềm hóa dịch vị dạ dày, bạn nên bổ sung rau xanh mỗi ngày.
Rau xanh có độ pH kiềm, có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, làm giảm nguy cơ trào ngược và viêm loét cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra với hàm lượng nước và chất xơ cao, bổ sung rau xanh còn hạn chế tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
4. Sữa chua và thực phẩm có chứa probiotic
Probiotic là các men vi sinh (lợi khuẩn) cần thiết cho hệ tiêu hóa. Số lượng men vi sinh giảm gây mất cân bằng và tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori sinh sôi nhanh chóng.
Khi bị nhiễm vi khuẩn này, bạn nên bổ sung sữa chua và các thực phẩm có chứa probiotic (kim chi, phô mai, dưa cải muối,…) để tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài khả năng ức chế hại khuẩn, probiotic còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện các tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
5. Dầu ô liu
Đơn giản chỉ cần thay thế dầu ăn thường xuyên của bạn với dầu ô liu để nhận lấy nhiều lợi ích sức khỏe. Dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị tự nhiên HP, do chủ yếu có chứa một số hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các hợp chất này có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã khẳng định lợi ích của việc sử dụng dầu ô liu để điều trị nhiễm HP và các nhà nghiên cứu tin rằng nó cũng có lợi cho con người. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, tiêu thụ thường xuyên dầu ô liu có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị loét dạ dày.
6. Rượu vang đỏ
Giống như trà xanh, rượu vang đỏ có một số chất chống oxy hóa và có tính chất kháng khuẩn mạnh. Uống vừa phải có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Rượu vang đỏ chứa nồng độ cao của resveratrol có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Rượu vang đỏ có hiệu quả chủ yếu là do sự kết hợp của rượu, resveratrol và độ chua, do đó bạn có thể hưởng lợi bằng cách dùng một ly nhỏ rượu vang đỏ cho mỗi ngày, tốt cho tiêu hóa và tim mạch.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet