13 lợi ích sức khỏe khi bạn đi chân đất nhiều hơn

Đi chân đất nhiều không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ định hình dáng đi, ổn định cơ bắp…

Giảm biến dạng ngón chân: Để tránh biến dạng ngón chân, bạn nên đi chân đất nhiều hơn nhằm tăng cường cơ bắp chân và cho phép bàn chân cùng ngón chân được ở vị trí tự nhiên, không bị gò ép bởi giày dép.

Giúp ổn định cơ bắp: Phần đệm của giầy có thể ngăn bạn sử dụng một số nhóm cơ, do đó, khi bạn đi chân đất nhiều sẽ giúp ổn định và tăng cường cơ bắp hiệu quả.

Tăng việc tiếp nhận thông tin từ chân truyền đến não: Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì việc này sẽ giúp tăng khả năng tiếp nhận thông tin bằng cảm giác từ chân đến não.

Cải thiện giấc ngủ: Đi chân đất giúp bạn tiếp xúc với các electron có bề mặt đất, thứ giúp cải thiện giấc ngủ cho những người khó ngủ.

Giảm căng thẳng: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng đi chân đất có thể làm giảm căng thẳng, ổn định tâm trạng.

Tăng năng lượng: Đi chân đất là phương pháp tiếp xúc với thiên nhiên giúp bạn thư giãn và nạp lại năng lượng, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh hơn.

Giúp chỉnh sửa dáng đi: Nhiều chuyên gia về chân và mắt cá chân đã chỉ ra rằng việc đi bằng chân đất giúp chỉnh sửa dáng đi, giúp dáng đi đẹp hơn.

Cải thiện sự cân bằng: Khả năng giữ cân bằng của con người sẽ bị suy giảm khi chúng ta già đi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi chân đất sẽ giúp cải thiện sự cân bằng của cơ thể.

Giữ đầu gối, hông được bình thường: Đầu gối, hông sẽ được điều chỉnh tốt hơn khi bạn không đi giày dép vì xương sẽ không bị đẩy lệch so với bình thường.

Giảm đau và viêm: Việc đi chân đất đồng thời còn giúp tăng cường lưu thông m.áu qua đó giảm đau và giảm viêm ở các vết thương.

Tăng cường hệ miễn dịch: Việc đi chân đất đã có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đi chân đất khi tập thể dục chịu ít đau đớn hơn và thời gian phục hồi ngắn hơn so với những người tập thể dục mà đi giày dép.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Đi chân đất làm tăng điện tích bề mặt của các tế bào hồng cầu, làm giảm hiện tượng đóng cục trong các tế bào do đó, nguy cơ mắc bệnh tim cũng giảm đáng kể.

Cải thiện cách thức hoạt động của cơ thể để duy trì sự sống: Bằng chứng trong các nghiên cứu cho thấy việc đi chân đất giúp cải thiện hệ thần kinh, lưu lượng m.áu và tăng cường hoạt động cho hệ thống cơ quan, tế bào và mô./.

CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)

Theo Brightside

Giày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể

Ngoài gây tổn thương cho bàn chân, giày cao gót còn khiến xương khớp các vùng như hông, cột sống và đầu gối cũng bị biến chứng nguy hiểm.

Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, 71% phụ nữ sở hữu giày cao gót bị đau khi mang chúng. Nhưng không chỉ bị đau ở đôi chân mà các bộ phận cơ thể khác cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực và nó dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Anh hương tơi hông

Khi đi giày cao gót, cơ thể phải giữ thăng bằng. Để làm điều đó, lưng dưới được đẩy về phía trước và sự liên kết của hông và cột sống sẽ thay đổi. Hông luôn phải được uốn cong liên tục để duy trì sự cân bằng và nếu đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài, nó có thể khiến các cơ này bị rút ngắn và co lại. Điều đó có thể dẫn đến việc bị đau hông.

Đau khơp đầu gối

Trọng lượng sẽ chuyển sang phần xương khớp ngón chân khi đi giày cao gót. Do đó, đầu gối cần phải hướng về phía trước để duy trì sự cân bằng, điều này gây thêm áp lực cho bộ phận này. Điều này có thể gây ra viêm xương khớp. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau khớp, cứng khớp và phạm vi chuyển động hạn chế.

Cột sống

Thông thường cột sống có một độ cong nhẹ, điều này cho phép nó giảm căng thẳng từ chuyển động cơ thể. Khi đi giày cao gót, đường cong ở lưng dưới sẽ bị phóng đại và sự điều chỉnh của cột sống cũng thay đổi, gây ra lạm dụng cơ bắp và đau lưng.

Thay đổi kết cấu ở cột sống có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như phát triển một tình trạng thần kinh cột sống được gọi là chứng gai cột sống, gây đau, yếu cơ, co thắt và chuột rút.

Ngoài ra giày cao gót cũng có thể gây ra các vấn đề khác cho chân.

Chứng vẹo ngón chân cái: Giày cao gót mũi nhọn khiến các ngón chân chen chúc nhau trong một không gian rất chật. Điều này làm cho ngón chân cái bị nghiêng về ngón chân bên cạnh, và điều đó tạo nốt sưng ở bên cạnh ngón chân cái. Dù các nốt sưng có thể là do di truyền, mọi người vẫn có thể khiến chúng to và tồi tệ hơn nếu có bàn chân phẳng hay đi giày cao gót rất nhiều.

Viêm gân Achilles: Mang giày cao gót có thể khiến khớp mắt cá chân bị hạn chế chuyển động. Nó cũng có thể làm cho gân Achilles co lại nơi nó gắn vào xương gót chân. Điều đó dẫn đến viêm gân Achilles chèn với một số triệu chứng bao gồm đau ở phía sau gót chân, sưng và phạm vi chuyển động hạn chế khi uốn cong bàn chân.

Biến dạng ngón chân: Một chứng bệnh khác có thể được gây ra bằng cách đi giày cao gót chật, nhọn là biến dạng ngón chân. Khi các ngón chân bị nhồi nhét, chúng bắt đầu cong xuống. Theo thời gian, tình trạng này có thể trở nên đau đớn và không thể cử động các ngón chân.

Chai chân: Áp lực mà đi giày cao gót đặt lên chân có thể dẫn đến chai chân, đặc biệt xảy ra với giày chật, vì điều đó gây ra thêm ma sát. Thông thường các vết chai không đau, nhưng cũng có thể trở nên đau đớn và thậm chí bị n.hiễm t.rùng.

U dây thần kinh morton: Áp lực lên bàn chân tăng lên, các dây thần kinh ở đó có thể bị đè nén và kích thích. Do đó, dây thần kinh dẫn đến ngón chân có thể dày lên và trở nên đau đớn.

Viêm cân gan chân: Mang giày chật cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nó xảy ra khi fascia plantar, một mô kết nối xương gót chân với ngón chân, bị viêm hoặc kích thích. Mô này hỗ trợ vòm bàn chân và hoạt động như một bộ giảm xóc. Vì vậy, khi nó hư hại, chân có thể bị đau, cứng và sưng ở gót chân.

Hương Giang

Theo: Bright Side/vietQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *