6 bí mật giúp nội tạng hồi sinh tự nhiên: Ai làm được sẽ giảm nguy cơ bệnh tật, đột quỵ

Cơ thể khỏe mạnh là cốt ở chăm sóc đúng, nhưng không phải ai cũng làm tốt việc này. Đây là 6 gợi ý quan trọng dành cho bạn để luôn khỏe mạnh, an toàn trước bệnh tật.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ xã hội phát triển nhanh chóng, gấp gáp và bận rộn mỗi ngày, điều kiện đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải “ép buộc” bản thân để theo kịp xu hướng phát triển của guồng quay cuộc sống.

Khi nhịp sống của mỗi người rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể xuất hiện những báo động đỏ, đáng phải dừng lại.

Vì sức khỏe của chính chúng ta, đã đến lúc mỗi người cần phải chậm lại một nhịp để kiểm tra lại sức khỏe bản thân và làm mới lại chính mình, trong đó có việc làm “hồi sinh” sức khỏe của các cơ quan nội tạng quan trọng.

Sau đây là lời khuyên của chuyên gia sức khỏe dưỡng sinh Trung Quốc sẽ giúp bạn thực hành chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.

1, Ăn uống: Nên ăn chậm nhai kỹ để giữ an toàn cho hệ tiêu hóa

Trong xã hội sống gấp sống vội, nhiều người ăn uống trong vội vã, ăn khi đang làm việc khác, không tập trung ăn, hoặc vừa ngồi vào bàn một lát đã ăn xong. Điều này là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa.

Thậm chí nhiều người còn không nhớ nổi mình vừa ăn những gì, hương vị ra sao, thành phần dinh dưỡng có đa dạng và đầy đủ hay không. Ăn uống mà không để tâm chú ý thì không thể tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và gây ra gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.

Lời khuyên dành cho bạn là nên luyện cho mình thói quen ăn chậm và nhai chậm để cho phép thức ăn được tiêu hóa lần đầu trong miệng, rồi sau đó đến các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác ngon miệng để thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa và tạo nền tảng tốt cho quá trình tiêu hóa và phân giải thức ăn thừa.

Thói quen nhai chậm cũng có thể thúc đẩy tiết nước bọt và giảm vi khuẩn miệng.

Nếu bạn ăn quá nhanh, bạn có thể gây ra chứng khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa nếu bạn không nhai thức ăn kỹ và đầy đủ. Nếu thức ăn quá nóng, nó có thể làm hỏng niêm mạc thực quản và gây viêm cấp tính, lâu dài còn gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Gợi ý: Đừng ngấu nghiến cho xong bữa ăn, hãy chậm rãi nhai khoảng 20 lần cho mỗi miếng ăn trước khi nuốt.

2, Uống nước: Uống từng ngụm nhỏ và nuốt chậm để cân bằng cơ thể

Nhiều người đã quen uống nhiều nước một lần khi cảm thấy khát. Uống quá nhanh có thể gây ra nấc và các triệu chứng nghiêm trọng khác như nhức đầu, buồn nôn và nôn.

Đột nhiên uống một lượng nước lớn trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và không có thời gian để thoát nước dư thừa, nó cũng có thể làm cho hàm lượng natri trong chất lỏng cơ thể giảm mạnh và triệu chứng bị hạ natri m.áu có thể xảy ra.

Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim, uống nước quá nhiều cùng lúc sẽ nhanh chóng xâm nhập vào m.áu, làm tăng thể tích m.áu, tăng gánh nặng cho tim và các triệu chứng như khó thở và đ.ánh trống ngực.

Lưu ý: Cách uống nước chính xác là ngậm một ngụm nước trong miệng, giữ ẩm cho miệng và sau đó từ từ nuốt từng đợt một cho đến khi hết ngụm nước. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu, hãy uống nước từ từ và thật chậm.

Để phát triển thói quen uống nước thường xuyên, hãy uống 250 – 300ml mỗi lần theo cách chậm rãi như trên, và uống tối thiểu khoảng 1200ml nước mỗi ngày. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nước uống là 18 C ~ 45 C. Không bao giờ uống nước có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

3, Hít thở: Hít sâu và thở đều nhẹ nhàng để nuôi dưỡng hệ hô hấp

Vào thời cổ đại, hơi thở chậm được sử dụng cho việc chăm sóc sức khỏe, và hình thức thở sâu và chậm rất được ngưỡng mộ và làm theo, tần suất thở tương đương với 6,4 giây cho một hơi thở.

Sức khỏe có được nhờ hơi thở chậm nên được thực hiện trong bốn từ: sâu, dài, đồng đều và nhẹ.

Sâu là hít hết hơi thở, dài là thở trong thời gian dài cho cạn hơi thở, tốc độ phải chậm rãi, đều đều, hơi thở được kéo đều, nhẹ nhàng , ổn định, không quá mạnh hay gấp gáp.

Thói quen thở sâu có thể thúc đẩy lưu thông phổi tốt và tăng cường nhu động đường tiêu hóa thuận lợi.

4, Ngủ dậy: Nằm trên giường, vươn vai, tỉnh táo rồi mới ngồi dậy, sau đó mới đứng dậy để ngăn ngừa đột quỵ

Nhiều người thức dậy ngay lập tức vào buổi sáng khi họ nghe chuông báo thức, rau đó làm mọi việc một cách vội vàng để đi học hay đi làm cho kịp giờ.

Có thể bạn không để ý rằng, buổi sáng sau khi tỉnh dậy, mọi hoạt động của cơ thể đang ở trạng thái tĩnh, dòng m.áu trong toàn cơ thể tương lưu thông đối chậm. Nếu như tỉnh giấc và ngồi bật dậy và rời khỏi giường quá nhanh, có thể dễ bị các triệu chứng như chóng mặt và hoa mắt.

Trong những trường hợp bất thường, người có bệnh tim mạch và mạch m.áu não đặc biệt dễ xảy ra các vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao t.uổi.

Gợi ý: Đừng ngồi bật dậy và rời khỏi giường ngay sau khi thức dậy, hãy nằm yên trên giường trong 3 phút, duỗi giãn cơ thể nhiều lần, nâng hạ chân tay để thúc đẩy lưu thông m.áu và cân bằng huyết áp. Sau đó ngồi dậy từ từ, đặt chân xuống mép giường một lúc, rồi mới đứng dậy và chậm rãi rời khỏi giường.

5, Đại tiểu tiện: Đi tiểu nên kịp thời, đại tiện không nên vội vàng để giữ sức khỏe bàng quang, đường ruột

Vào mùa đông, thời tiết trở nên lạnh hơn và nhiều người không muốn rời khỏi chăn ấm nên nhịn đi tiểu cho đến sáng. Điều đầu tiên sau khi thức dậy là chạy nhanh vào nhà vệ sinh để giải quyết.

Như mọi người đều biết, nếu đi tiểu quá nhanh, bàng quang trở nên trống rỗng ngay lập tức sẽ khiến m.áu di chuyển nhanh xuống đây, điều này khiến huyết áp bị giảm nhanh chóng, làm chậm nhịp tim và cung cấp m.áu cho não không đủ, rất nguy hiểm.

Đặc biệt chú ý là nhóm người cao t.uổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm để đi tiểu thì nên tiến hành càng chậm càng tốt, nên giữ cơ thể vững vàng hoặc cần có sự hỗ trợ khi đứng hoặc ngồi xổm để đảm bảo an toàn.

Trong quá trình đi đại tiện, cơ bụng của cơ thể sẽ bị co bóp, áp lực bụng sẽ tăng lên và khả năng vận chuyển m.áu từ tim xuống vùng bụng sẽ tăng lên. Nếu bạn sử dụng quá nhiều lực và huyết áp của bạn tăng lên, nó có thể dễ dàng gây ra thiếu m.áu cơ tim và rối loạn nhịp tim.

Gợi ý: Đi vệ sinh kịp thời khi bạn cảm thấy đã đầy nước tiểu. Bởi vì nhịn đi tiểu lâu ngày có thể gây n.hiễm t.rùng đường tiết niệu và viêm bàng quang.

Người cao t.uổi bị đại tiện kém nên ăn nhiều trái cây và rau quả, uống nhiều nước hơn và tập thể dục nhiều hơn. Dùng một số thuốc nhuận tràng trong trường hợp cần thiết dưới sự chỉ định của bác sĩ.

6, Lưng thì tập uống cong, đầu thì tập giữ cho thăng bằng, giữ cột sống, xương khớp và tim mạch

Người cao t.uổi có khả năng giữ thăng bằng kém, khớp cứng hơn, cơ bắp teo và lỏng nên ít có khả năng bảo vệ xương khớp. Nếu như lưng quá cứng mà lại phải uống cong thường xuyên có thể dễ dàng gây ra chấn thương hoặc trật khớp.

Nếu bạn cúi xuống quá nhanh và mạnh mẽ, rất dễ làm hỏng các khớp nhỏ của cột sống thắt lưng và gây ra các bệnh ở vùng thắt lưng. Do đó, bạn nên dành thời gian để tập thể dục vùng lưng và cột sống, để bộ phận này luôn được linh hoạt, uyển chuyển. Nếu cứng lưng sẽ gây khó khăn rất lớn cho cuộc sống và hoạt động sinh hoạt đời thường.

Người cao t.uổi cần chú ý một nguyên tắc là không quay đầu nhanh một cách đột ngột. Bởi vì với sự gia tăng t.uổi tác, các động mạch cảnh sẽ hẹp hơn và thành ống mạch trở nên yếu. Nếu đột ngột xoay cổ mạnh sẽ nén động mạch cảnh, ảnh hưởng đến việc cung cấp m.áu lên não và gây ra ngất. Do đó, khi bạn cần quay đầu lại, bạn phải giữ thăng bằng tốt và từ từ quay lại để tránh ngã.

Trên đây là 6 lời khuyên quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe của các cơ quan nội tạng trong cơ thể được tốt hơn. Làm được điều này một cách cẩn thận thì mới tránh được những rủi ro ngoài ý muốn.

*Theo Health/Helino

Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ

Đột quỵ, câu chuyện không phải mới nhưng chưa bao giờ cũ, vì tỷ lệ mắc cũng như sự trẻ hoá của mặt bệnh này đã và đang đặt ra những gánh nặng cho chăm sóc y tế cũng như an ninh xã hội.

Những phương pháp điều trị đột quỵ đã và đang được cập nhật, nâng cấp từng ngày, tạo ra những quy trình nhanh chóng chuẩn xác mà minh chứng rõ ràng nhất là những đơn vị đột quỵ được thành lập ở các bệnh viện lớn.

Điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch, điều trị nội mạch lấy huyết khối trong điều trị nhồi m.áu não cấp; mỗ lấy m.áu tụ kết hợp bơm rTPA trong điều trị xuất huyết não và nhiều phương pháp khác vẫn đang từng ngày được nghiên cứu cũng như chuẩn hoá về quy trình điều trị.

Ví dụ, khoa Ngoại Thần kinh, BV. Nguyễn Tri Phương, đã phối hợp với cán bộ giảng từ ĐH Y Dược TP.HCM đem lại lợi ích thiết thực nhất cho bệnh nhân, với nhiều ca đã hồi phục thần kỳ sau đột quỵ. Tuy nhiên, điều trị đột quỵ muốn trọn vẹn, đem lại tối đa giá trị cho cuộc sống của bệnh nhân phải kết hợp với phục hồi chức năng sau đột quỵ.

Bệnh đột quỵ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn

Theo BS. Trần Trung Thành, Trưởng khoa Thần Kinh, BV. Nguyễn Tri Phương, đột quỵ được định nghĩa là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng cục bộ hơn là lan tỏa và tồn tại trên 24 giờ hoặc t.ử v.ong trong 24 giờ, gồm đột quỵ xuất huyết (haemorrhagic stroke, chiếm 15 – 20%) và đột quỵ thiếu m.áu cục bộ (Ischaemic stroke, chiếm từ 80 – 85%). Đây là tình trạng bệnh cần phát hiện khẩn cấp để có liệu pháp cứu chữa kịp thời.

Ảnh minh họa

Với tỷ lệ t.ử v.ong 18 – 35% và 20 – 30% cần sự chăm sóc toàn diện trong năm đầu sau đột quỵ

“Trong những năm gần đây, người ta ghi nhận tỷ lệ mới mắc đột quỵ giảm 42% ở các nước thu nhập cao. Ngược lại, tăng hơn 100% ở các nước thu nhập thấp. Nguyên nhân gây ra đột quỵ thiếu m.áu cục bộ hầu như liên quan đến tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, béo phì ít vận động. Xuất huyết não phần lớn là do cao huyết áp và các nguyến nhân ít gặp hơn như vỡ dị dạng mạch m.áu não, bệnh thoái hóa mạch m.áu dạng bột, rối loạn đông m.áu…” BS.Trung Thành cho biết.

Theo các chuyên gia, diễn tiến tự nhiên thường gặp ở những bệnh nhân còn sống sót sau đột quỵ, chức năng thần kinh bắt đầu hồi phục sau vài ngày đầu tiên và tiếp tục hồi phục nhanh chóng 3 tháng đầu; chậm dần trong 6 – 12 tháng tiếp theo và một ít trong 1 – 2 năm sau đó. Kiểu cách hồi phục thay đổi khác nhau ở từng bệnh nhân.

Trong đó, nguy cơ tàn phế trong năm đầu sau đột quỵ sẽ có đến 20 – 30% cần sự chăm sóc toàn diện, 20 – 30% phụ thuộc vào những người khác cho những sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, thay đồ, di chuyển. Những yếu tố chỉ điểm cho sự phục hồi chức năng kém như: Tiểu không kiểm soát, kiểm soát tư thế kém, rối loạn chức năng nhận thức, khả năng di chuyển kém, rối loạn chức năng nhận thức không gian – thị giác, mất cảm giác sâu và mất vận động nặng nề.

Triệu chứng cảnh báo đột quỵ dễ nhận biết là:

Méo miệng.

Yếu liệt tay chân.

Nói đớ, nói ngọng.

Và nặng hơn là rối loạn ý thức, hôn mê.

Hoạt động trị liệu trong đột quỵ não

Theo nghiên cứu trên 3 triệu người bị đột quỵ não ở Mỹ, tới 70% có khuyết tật về chức năng, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo… Một số nghiên cứu khác cho thấy sau đột quỵ,>80 % bị yếu vận động/bại nửa người; 1/3 không thể đi lại; 1/3 bị tàn tật nặng.

Sự ảnh hưởng của chi trên đối với sinh hoạt hàng ngày trong đột quỵ não là rất lớn. Tuy nhiên, hồi phục chi trên sau đột quỵ rất kém với tỷ lệ 60% bệnh nhân mất chức năng của tay 1 tuần sau đột quỵ không hồi phục; 18 tháng sau đột quỵ, 55% bệnh nhân mất chức năng hoặc hạn chế chức năng của tay; 4 năm sau đột quỵ chỉ 50% có chức năng từ khá tới tốt.

Theo các khuyến cáo, tất cả bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp nên được bắt đầu vận động sớm (trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi đột quỵ khởi phát) nếu không có chống chỉ định. Chống chỉ định vận động sớm bao gồm: các bệnh nhân làm các thủ thuật can thiệp có đ.âm kim vào động mạch, tình trạng nội khoa không ổn định, độ bão hòa oxy thấp, và gãy hoặc chấn thương chi dưới.

Do vậy, cải thiện tiến triển trong quá trình hồi phục vận động sau đột quỵ nhờ:

– Bắt đầu sớm, nhưng không quá sớm.

– Bệnh nhân có nhiều động lực.

– Cường độ cao/lặp lại nhiều lần, tần xuất cao.

– Tập luyện vào vấn đề cụ thể tốt hơn các bài tập chung.

– Có tác dụng tốt hơn ở các bệnh nhân có di chứng vận động vừa phải.

– Tập luyện bổ sung.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ sớm cần được thực hiện trong môi trường phong phú, qua đó, cho phép tập luyện tất cả các chức năng của não theo cách tự nhiên.

Theo BS. CKII. Nguyễn Đăng Khoa, Khoa Phục hồi Chức năng BV. Chợ Rẫy, thời lượng tập trong ngày càng nhiều thời gian nếu có thể bao gồm vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu (ít nhất 3 giờ) trong đó bài tập tác vụ nên> 2 giờ và nên áp dụng lớp tập xoay vòng để tăng thời gian tập.Các bài tập tác vụ thô có thể là ngồi với lấy đồ rồi đứng với lấy đồ; đứng lên ngồi xuống; bệnh nhân nên thực hiện bài tập đi bộ với băng truyền có đai nâng đỡ hoặc không.

Nếu bệnh nhân có thể vận động chủ động duỗi cổ tay, ngón tay, nên tập chủ động 2 giờ/ngày trong 2 tuần kết hợp tập ép buộc 6 giờ/ngày…

Cường độ tập luyện phải nhẹ nhàng trong giai đoạn cấp tăng tiến dần trong giai đoạn sau.Trị liệu kết hợp giữa vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và âm ngữ trị liệu và các chuyên ngành khác như dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được ưu tiên sử dụng các thuốc bảo vệ thần kinh; ngoài ra cần các thuốc phòng ngừa đột quị thứ phát trong nhồi m.áu não như hạ áp, ức chế kết tập tiểu cầu

Tất cả người thầy thuốc đều mong có thể đưa về xã hội một bệnh nhân ít di chứng nhất và có khả năng tái hồi nhập cao nhất. Với sự phát triển của chuyên ngành phục hồi chức năng nói chung và phục hồi chức năng thần kinh nói riêng, rất nhiều bệnh nhân đã có được sự hồi phục ngoạn mục. Chúng ta cần tiếp tục nhân rộng và phát triển những thành công đó, để giảm đi những gánh nặng và những tàn tật mà người bệnh có thể phải chịu vì đột quỵ.

AN QUÝ

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *