T.rẻ e.m mắc bệnh lây qua đường t.ình d.ục ngày càng tăng

T.rẻ e.m bị bệnh lây qua đường t.ình d.ục do bị lây truyền bệnh từ mẹ sang trong quá trình vệ sinh, thậm chí do bị xâm hại, quan hệ t.ình d.ục ngày càng tăng.

Ảnh minh họa

Theo thống kê của Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, năm 2015 bệnh viện này chỉ điều trị cho 28 trẻ bị bệnh lây qua đường t.ình d.ục, năm 2018 có 85 trẻ thì chỉ trong 11 tháng của năm 2019 đã lên 146 trẻ.

Đây là con số đáng báo động vì xu hướng trẻ bị bệnh lây qua đường t.ình d.ục đang ngày càng tăng

B.é t.rai L.G.B. (18 tháng t.uổi, ngụ ở Q.7, TP.HCM) được bố mẹ đưa đến khám khi thấy h.ậu m.ôn xuất hiện các nốt sần. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị mắc bệnh sùi mào gà. Trước đó, ba của bé bị sùi mào gà, trong quá trình vệ sinh cho bé vô tình đã truyền virus qua cho con.

Tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cũng tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường t.ình d.ục được các Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2…chuyển qua. Các bé này bị lây truyền bệnh từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.

Ngoài những t.rẻ e.m bị bệnh lây qua đường t.ình d.ục do lây truyền mẹ con, trong quá trình vệ sinh còn có nguyên nhân do bị xâm hại. Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cũng tiếp nhận nhiều trường hợp các bé mắc bệnh do tự nguyện quan hệ t.ình d.ục như trường hợp của bệnh nhân nam N.T.T (15 t.uổi, ngụ ở Đồng Tháp) bị giang mai do quan hệ t.ình d.ục đồng tính.

BS Nguyễn Thị Thanh Thơ – phó trưởng khoa lâm sàng 3 Bệnh viện Da Liễu TP.HCM – kể ngoài những nguyên nhân lây bệnh kể trên, chị từng khám cho những bé có dấu hiệu bị xâm hại t.ình d.ục dẫn đến nhiễm bệnh.

Theo các bác sĩ, bệnh lây qua đường t.ình d.ục thường xuất hiện trong nhóm độ t.uổi hoạt động t.ình d.ục, lây lan thông qua tiếp xúc t.ình d.ục trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với vùng s.inh d.ục. Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng t.rẻ e.m bị các bệnh lây qua đường t.ình d.ục đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM ngày càng gia tăng.

Trẻ dậy thì sớm nhưng lại thiếu kiến thức

Theo BS Nguyễn Thị Thanh Thơ, con đường mắc bệnh lây qua đường t.ình d.ục ở t.rẻ e.m có thể khác nhau tùy theo lứa t.uổi.

Với trẻ dưới 2 t.uổi, con đường lây truyền có thể gặp từ trong quá trình mang thai, sinh nở, lây truyền trong quá trình chăm sóc của người thân do không vệ sinh kỹ trước khi chăm sóc bé.

Ở trẻ từ 2-10 t.uổi, lạm dụng t.ình d.ục có thể xem là đường lây truyền chính. Còn trẻ trong độ t.uổi dậy thì, hoạt động t.ình d.ục tự nguyện và lạm dụng t.ình d.ục lại là con đường lây truyền chính.

Bệnh lây qua đường t.ình d.ục cũng ngày càng phổ biến ở trẻ v.ị t.hành n.iên. Trưởng thành t.ình d.ục sớm, tăng hành vi quan hệ t.ình d.ục và tội phạm t.ình d.ục cũng là nguyên nhân gia tăng số lượng trẻ bị nhiễm bệnh.

BS Thanh Thơ cho rằng ngày nay t.rẻ e.m dậy thì sớm hơn, hơn nữa sự phát triển của mạng xã hội và Internet, trẻ tiếp cận với những video “người lớn” ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ lây nhiễm bệnh lây qua đường t.ình d.ục.

Khi nhiễm bệnh, các trẻ thường không nhận biết được hoặc muốn giấu gia đình hoặc tự ý đến điều trị tại các cơ sở thiếu uy tín dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.

Để phòng bệnh lây qua đường t.ình d.ục ở t.rẻ e.m, BS Thanh Thơ khuyến cáo phụ nữ muốn sinh con cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường t.ình d.ục.

Khi có thai nên có chế độ khám thai và làm xét nghiệm tầm soát các bệnh lây qua đường t.ình d.ục định kỳ để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ.

Người lớn trước khi vệ sinh cho trẻ cần rửa tay sạch sẽ để tránh truyền virus qua cho trẻ.

Đối với trẻ nhỏ dưới 10 t.uổi cha mẹ cần dạy bé các kỹ năng như giữ khoảng cách với người lạ, tránh xa nơi vắng vẻ, không được để người lạ đụng chạm vào cơ thể, đặc biệt với vùng kín thì chỉ có mẹ, bà, bác sĩ khám bệnh mới được đụng vào.

Đối với trẻ lớn hơn, các bậc cha mẹ và nhà trường nên trang bị kiến thức về giới tính để trẻ tự bảo vệ chính mình.

THÙY DƯƠNG

Theo tuoitre

Vì sao trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần bổ sung đầy đủ sắt?

BS. CKII. Võ Thị Mỹ Hạnh, Trưởng khoa Khám B, Bệnh viện Hùng Vương cho biết: Tỷ lệ thiếu m.áu ở Việt Nam năm 2010, trẻ từ 0 – 5 tháng t.uổi chiếm 57,2%; trẻ 6 – 23 tháng là 51,2%; phụ nữ không có thai là 24,3%; phụ nữ có thai là 32,2%…

Nguyên nhân thiếu m.áu thiếu sắt có thể do cung cấp thiếu, ăn không đủ chất sắt, ăn kiêng, giảm hấp thu sắt do viêm ruột…

Đối với phụ nữ mang thai, sắt có vai trò quan trọng vì sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, vận chuyển chất O2 và CO2, giúp đáp ứng sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất m.áu lúc chuyển dạ. Vì vậy, thiếu sắt khi mang thai dễ dẫn đến hậu quả không tốt cho cả mẹ và con.

Đối với mẹ:Thai phụ thường cảm thấy mệt mỏi, giảm sức đề kháng, stress, mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ t.ử v.ong.

Đối với trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, sinh non, hay t.ử v.ong chu sinh (hiện tượng t.ử v.ong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời) ở trẻ, nguy cơ trẻ bị chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Các triệu chứng thiếu m.áu thiếu sắt

Thai phụ cần biết những triệu chứng thiếu m.áu thiếu sắt để bổ sung sắt càng sớm càng tốt:

Da xanh

Mệt mỏi, khó thở

Hồi hộp đ.ánh trống ngực

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng ngất

Lạnh tay chân

Móng tay giòn, dễ gãy

Chán ăn đặc biệt ở t.rẻ e.m, sơ sinh

Buồn nôn, nôn.

Điều trị thiếu sắt trong thai kỳ thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liều lượng khuyến cáo sắt trong thai kỳ là 30 – 60mg/ngày. Thai phụ có thể bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày và các chế phẩm bổ sung sắt.

Các thực phẩm giàu sắt là lòng đỏ trứng, các loại đậu đỗ, rau xanh, bí ngô, nho… Để tăng khả năng hấp thu sắt, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C (nước cam ép, cà chua, dâu tây, bưởi…), các loại thịt đỏ và cá.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn uống đủ sắt. Vì vậy, bác sĩ sản khoa thường cho bạn dùng thêm các chế phẩm bổ sung sắt để đảm bảo đủ sắt trong thời kỳ mang thai.

– Các chế phẩm sắt thường có các thành phần như sắt II (sắt gluconat), axit folic (400mcg), vitamin C… Trong đó, sắt gluconat được hấp thu nhanh chóng qua ruột. Axit folic cũng được khuyến cáo dùng để hạn chế tỷ lệ bất thường ống thần kinh. BS. CKII. Võ Thị Mỹ Hạnh cho biết thêm: Ống thần kinh hình thành và đóng rất sớm (ngày 24 – 28 của thai kỳ) nên cần bổ sung axit folic ngay từ đầu hay trước khi mang thai. Trong trường hợp chủ động có thai, bạn nên bắt đầu bổ sung axit folic 2 tháng trước ngày dự định mang thai. Vitamin C giúp hấp thu sắt.

Nếu dùng viên chỉ chứa sắt và axit folic, bạn dễ gặp những tác dụng phụ như táo bón, viên thuốc có mùi tanh của sắt dễ dẫn đến buồn nôn, nôn… Vì vậy, tiêu chuẩn tiếp theo cần có trong viên bổ sung sắt là có thêm các thành phần như sorbitol giúp giảm tình trạng táo bón do sắt, các nguyên tố vi lượng khác như đồng và mangan giúp kích thích quá trình sử dụng và là chất xúc tác cho việc tạo thành hemoglobin, có mùi thơm dễ chịu để tránh mùi tanh của viên sắt.

Phụ nữ có thai phải được bổ sung sắt triệt để và trong trường hợp tỷ lệ thiếu m.áu cao (> 40 %), cần phải tiếp tục bổ sung sắt trong thời gian hậu sản.

THỤC ĐOAN

Theo SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *