Thoái hóa cột sống là nỗi sợ hãi của bất kể ai khi bước qua t.uổi 50, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng được ngay từ khi còn trẻ.
Không chỉ người già, mà trung niên đã bắt đầu bị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là bệnh người cao t.uổi khó tránh khỏi và đây được coi là “cơn ác mộng” đối với người người trưởng thành, nhất là ở t.uổi sau 40. Thống kê cho thấy, có khoảng 60%-80% người trưởng thành sẽ có ít nhất một đợt đau lưng trong đời. Khi một người đã bị đau thắt lưng một lần, 40%-50% sẽ có lần thứ 2 lặp lại trong cùng năm, và 50% sẽ tái phát vào một lúc nào đó.
Điều đáng nói là khi xuất hiện triệu chứng đau lưng, nhiều người thường bỏ qua và tự đưa ra một nguyên nhân ngẫu nhiên nào đó. Chính vì thế, những cơn đau lưng này lâu dần gây nên rối loạn một số chức năng như không thể ngôi yên, nằm yên; không vận động được mạnh; thậm chí làm việc cá nhân như tắm, vệ sinh cũng gặp khó khăn…vKhi đó nhiều người mới đến gặp bác sĩ và tình trạng đã nặng, thậm chí phải nhập viện điều trị.
Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà cho biết những người từ 38 t.uổi trở lên đã bị thoái hóa cột sống.
Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà – Phó khóa Nội tiết và Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết, không phải ở người cao t.uổi mà những người trên 38 t.uổi đã có nguy cơ bị thoái hóa cột sống, hay đau cột sống thắt lưng do thoái hóa. Biểu hiện ban đầu của thoái hóa cột sống đó là đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Bác sĩ Hà cho biết, ngoài ra cũng có một sống trường hợp không vận động cũng đau, hau đau về đêm…những trường hợp này thường đâu do viêm.Với trường hợp này thì cần phải tìm các bệnh lý về viêm, ví dụ viêm cột sống đĩa đệm, lao cột sống, ung thư di căn…
Không chủ quan với những cơn đau lưng
Triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa cột sống đó là xuất hiện những cơn đau, tuy nhiên cơn đau này lại không gây nguy hiểm ngay tức thì, có lúc xuất hiện, có lúc lại mất đi nên nhiều người thường không để ý đến. Chính sự chủ quan này khiến cho các địa đệm bị tổn thương và khi đã bị tổn thương quá mức thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác với sức khỏe. Chính vì thế, khi xuất hiệu một số dấu hiệu lâm sàng cần nghĩ ngay đến thoái hóa cột sống và đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Người cao t.uổi không nên chủ quan với những cơn đau lưng.
Dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa cột sống đó là xuất hiện các cơn đau cấp tính. Đó là đau sau khi xuất hiện tác động mạnh, đột ngột hoặc trái tư thế. Với cơn đau cấp tính có thể sẽ mất dần trong vòng 1 đến 2 tuần.
Dấu hiệu thứ hai là các cơn đau mãn tính, biểu hiện là đau âm ỉ và hạy bị tái phát. Nguyên nhân do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
Một dấu hiệu khác đó là đau cột sống vùng thắt lưng, kết hợp với đau thần kinh tọa ở một hoặc 2 bên sau đó lan xuống mông, đùi, cẳng chân…vCòn thoái hóa đốt sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay…
Đừng để đến khi đau mới lo phòng bệnh
Với những người bị thoái hóa, thường chỉ khi nào xuất hiện cơn đau không thể chịu đựng được mới đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Bác sĩ Hà cho biết, chính việc cố chịu đựng những cơn đau khiến bệnh càng nặng thêm.
Phòng thoái hóa đốt sống phải ngay từ khi còn trẻ.
Khi bị đau do thoái hóa cột sống, người bệnh có nhiều biện pháp để điều trị, đó là dùng các kỹ thuật điều trị tiên tiến của tây y hiện nay. Ngoài ra, có thế có các phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả như xoa bóp, bấm huyệt, dùng các dụng cụ hỗ trợ…
Riêng đối với các phương pháp, bài tập phục hồi chức năng thì cần phải có sự tư vấn của các bác sĩ, bởi mỗi bài tập phù hợp với từng tổn thương ở vùng cột sống khác nhau.
Tuy nhiên, để có một cột sống khỏe mạnh thì việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Theo đó, việc phòng bệnh có thể xuất phát từ việc rèn luyện, sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Với người cao t.uổi, hạn chế làm việc nặng gây áp lực cho cột sống, tập luyện thể thao phù hợp với độ t.uổi và sức khỏe của mình. Đặc biệt, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm các loại sữa chuyên dành cho người già, bởi trong sữa không chỉ có các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, mà còn có các khoáng chất, vi chất rất tốt cho xương khớp.
Lê Phương
Theo khampha
Bác sĩ ơi: Nguyên nhân và các phòng ngừa thoái hóa cột sống?
Bác sĩ ơi, tôi 41 t.uổi, gần đây hay bị đau thắt lưng khi ngồi làm việc nhiều. Tôi nghi ngờ không biết có phải bị thoái hóa cột sống không.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống – Ảnh: Nguyên Mi
Xin bác sĩ tư vấn, ở t.uổi nào và có những nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa cột sống? Cần làm gì để phòng bệnh? (anh Nguyễn Thành Vinh, ngụ Phú Yên)
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất thường gặp, hầu như không thể tránh khỏi. Quá trình này thường bắt đầu ở những người trên 35 t.uổi. Càng lớn t.uổi, nguy cơ mắc thoái hóa cột sống càng cao.
Trong đó, 57% người trên 65 t.uổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ t.uổi 60 – 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương sụn khớp khối mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành các gai xương, có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống.
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động, làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân…
Những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống là: t.uổi tác, di truyền, đặc biệt là các chấn thương do chơi thể thao hoặc tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng. Trong đó, ngồi làm việc lâu, sai tư thế cũng là một nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Để phòng ngừa, nên tránh mang vác nặng, khi mang vác phải thực hiện đúng cách; chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, ngồi đúng tư thế, tập thêm các bài thể dục giữa giờ.
Đặc biệt, nên cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis… Nên tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh… để giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống.
Bên cạnh đó, cần chế độ ăn uống hợp lý, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích…
Khi có triệu chứng của bệnh, người dân nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Theo Thanh niên