Suýt c.hết vì đĩa trứng rán: Chuyên gia lý giải có nên ăn trứng để qua đêm

Sáng chuẩn bị đi làm, chị Dung tiếc lấy đĩa trứng rán từ tối hôm trước ra ăn và chỉ 2 tiếng sau chị đau bụng phải đi cấp cứu.

Trứng rán có nhiều tác dụng tốt.

Chị Bùi Việt Dung – 31 t.uổi, Hà Nội kể câu chuyện của chị vừa xảy ra cách đây 1 tuần. Chị Dung cho biết buổi tối gia đình chị có khách và thừa nhiều đồ ăn trong đó có nguyên đĩa trứng rán. Sáng đi làm, chị Dung nghĩ nhanh nhất lôi đĩa trứng rán ra ăn. Chị Dung cũng cẩn thận cho vào lò vi sóng b.ắn nóng lên và ăn.

Tuy nhiên, đến cơ quan lúc 8h chị thấy bụng bắt đầu đau và cơn đau tăng dần. Ban đầu, đau ê ẩm sau đó đau và nôn ói. Chị Dung nhớ lại “đau không rõ vì sao từ bụng xuyên sang lưng tới mức tôi phải cong người như con tôm để chống lại cơn đau. Đau quá, tôi lấy cả khăn để cắn răng lại vì hai răng đ.ập vào nhau cứng hàm. Chưa khi nào tôi đau như thế. Lúc đó, đồng nghiệp của tôi gọi xe cấp cứu. Vừa đau bụng, vừa nôn ói và kèm tiêu chảy nên ai cũng bảo chắc chắn ngộ độc thực phẩm và tôi cũng nói tôi ăn đĩa trứng rán”.

Chị Dung được người quen đưa vào Bệnh viện Xây dựng và sau khi khám bác sĩ hỏi t.iền sử ăn uống và kết luận nghi ngộ độc thực phẩm. Chị Dung kể có ăn trứng rán từ hôm trước liền bị bác sĩ “mắng” vì không biết trứng rán không được để qua đêm.

Trao đổi với chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho rằng trứng rán cũng giống như các loại thực phẩm đã nấu chín khác đều không nên để qua đêm và khi đã để qua đêm thì bắt buộc phải để vào ngăn mát tủ lạnh.

PGS Thịnh cho biết quan niệm trứng chín không để qua đêm không phải vì nó có phản ứng sinh ra chất độc gì mà nó cũng giống như các thực phẩm khác rất dễ bị vi sinh vật tấn công gây ra ngộ độc.

Hơn nữa, trứng rán, trứng luộc nhiều người còn chọn cách nấu chưa chín kỹ, ăn tái, ăn lòng đào và khi để qua đêm thì các vi sinh vật chưa bị t.iêu d.iệt bởi nhiệt độ cao sẽ phục hồi và tái sinh. Khi đó, môi trường trứng tái chín sẽ là điều kiện thuận lợi để vi trùng, vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Nếu để qua đêm, qua bữa sau người ăn vào có thể gây ngộ độc nặng.

Nếu không ngộ độc ngay lập tức thì ăn những loại thực phẩm đó vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Vì thế, PGS Thịnh khuyến cáo với những quả trứng luộc lòng đào, bạn tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu đặc biệt là để qua đêm.

Ngoài việc để trứng qua đêm, PGS Thịnh còn lưu ý trứng lòng đào trong quan niệm của nhiều bạn thì tốt và bổ dưỡng hơn so với trứng luộc chín. Thế nhưng, Protein khi chín nửa vời như thế rất khó để cơ thể hấp thụ.

Khi chiên trứng quá kỹ lòng trắng hay phần rìa của trứng sẽ bị cháy khét. Protein khi bị cháy có thể tạo thành các Axit amin xấu, gây hại cho cơ thể của bạn.

Theo infonet

Tại sao đôi khi nên để con bạn nghịch bẩn một chút?

Có phải lúc nào bạn cũng cố giữ cho con bạn luôn sạch sẽ không? Không nên như vậy!

ShutterStock

Hãy để cho trẻ thoải mái và có lúc nghịch bẩn một chút, theo The Health Site.

Đây là lý do tại sao.

Theo Lý thuyết về Vệ sinh, do giáo sư dịch tễ học người Mỹ, David P. Strachan, đề xướng, đăng trên Tạp chí Y học Anh, thì cho t.rẻ e.m tiếp xúc một chút với bụi bẩn là thực sự cần thiết.

Vi khuẩn có thể nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh khó kiểm soát. Tuy nhiên, không phải tất cả vi khuẩn đều có hại. Có những loại vi khuẩn có lợi, có thể bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh, theo The Health Site.

Cơ thể con người là nơi cư trú của hơn 90 nghìn tỉ vi sinh vật – là các sinh vật cực nhỏ bao gồm vi rút, vi khuẩn, nấm…

Thực tế, nhiều loại vi khuẩn có vai trò trong các chức năng sinh lý quan trọng khác nhau như tiêu hóa, đông m.áu và đặc biệt là xây dựng khả năng miễn dịch.

Vì vậy, không cần phải hoảng sợ và quyết liệt cách ly hoàn toàn với vi khuẩn. Thực tế, theo lý thuyết, t.rẻ e.m thực sự cần phải được tiếp xúc một chút với bụi bẩn. Nó giúp tăng cường cơ chế phòng thủ của con bạn.

Trong Lý thuyết về Vệ sinh nêu trên, giáo sư dịch tễ học David P. Strachan đã phát hiện ra rằng t.rẻ e.m sống trong các hộ gia đình lớn gồm nhiều thành viên, ít bị viêm mũi dị ứng hơn.

Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc với mầm bệnh viêm mũi dị ứng từ anh chị của chúng. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng việc ít tiếp xúc với vi khuẩn trong thời thơ ấu có thể khiến con bạn dễ mắc bệnh hơn, theo The Health Site.

Tại sao hơi bẩn một chút lại tốt hơn cho trẻ?

Thay vì giữ vệ sinh cho trẻ thật nghiêm ngặt, hãy cho phép chúng nghịch bẩn một chút.

Sau đây là lý do tại sao tiếp xúc với vi khuẩn thông qua bụi bẩn sẽ làm tăng hệ miễn dịch của trẻ.

Giúp các tế bào miễn dịch nhận ra các tác nhân lạ

Sự phát triển của hệ miễn dịch bắt đầu từ tuyến ức, nằm giữa tim và xương ức. Tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào miễn dịch T. Một điều quan trọng là tuyến này sẽ teo đi theo thời gian, do đó, cần phải huấn luyện cho hệ miễn dịch của trẻ sớm nhận biết cách phân biệt giữa các mô của cơ thể và các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Các chất bẩn mà trẻ vấy phải, hoạt động như một công cụ giúp huấn luyện cho các tế bào T và giúp chúng phân biệt chính xác mô của cơ thể và tác nhân lạ, theo The Health Site.

Giúp các tế bào miễn dịch phân biệt giữa vi khuẩn có lợi và có hại

Người ta thấy rằng những cậu bé ở nông thôn ít có nguy cơ bị dị ứng.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ như vậy là nhờ các bé tiếp xúc với phấn hoa, bụi và động vật từ giai đoạn đầu đời. Việc tiếp xúc sớm với các chất vô hại này giúp các tế bào miễn dịch làm quen với chúng, tốt hơn luôn tránh né.

Mặt khác, nếu hệ miễn dịch của trẻ không được làm quen với bụi và phấn hoa, những chất vô hại này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng sau này, vì khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ xem đó là tác nhân có hại. Lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra dị ứng – là phản ứng của cơ thể chống lại các chất lạ có hại, theo The Health Site.

Duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại

Nếu thỉnh thoảng cho phép con bạn chơi với bụi bẩn, sẽ tạo một tỉ lệ cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể chúng. Không nên quá lạm dụng việc giữ vệ sinh nhằm đảm bảo duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *