Sau gần một năm thực hiện mô hình điểm về quản lý, điều trị tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) theo nguyên lý y học gia đình, số lượng bệnh nhân đến khám tại Trạm Y tế xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tăng gấp đôi.
Người dân xã Cẩm Thành giờ đây đã rất tin tưởng để đến khám tại trạm y tế xã nhà
Bệnh nhân Dương Đức Tiếp (82 t.uổi ở thôn Đồng Bàu, Cẩm Thành) bộc bạch: “Bác bị ĐTĐ 10 năm nay, điều trị tại BVĐK huyện Cẩm Xuyên, mỗi lần đi khám là con, cháu chở đi, gặp trời mưa gió hay bệnh nhân đông thì vất vả, có khi phải chờ đến cuối buổi sáng mới có kết quả. Tuy nhiên, sau khi biết Trạm Y tế xã điều trị THA và ĐTĐ rất tốt nên bác đã xin chuyển về trạm điều trị. Bệnh nhân được thăm khám cẩn thận, tư vấn kỹ càng, cấp thuốc đầy đủ không khác gì ở trên bệnh viện nên rất yên tâm”.
Trạm Y tế xã Cẩm Thành thường xuyên có người bệnh đến khám bệnh
Điểm nổi bật của mô hình quản lý, điều trị THA và ĐTĐ khi thực hiện tại Trạm Y tế xã Cẩm Thành là cán bộ y tế chủ động tìm và phát hiện bệnh cho người dân; thuốc điều trị THA và ĐTĐ được cấp cho bệnh nhân đầy đủ hàng tháng; hàng tháng nếu bệnh nhân quên lịch khám thì cán bộ trạm y tế chủ động điện thoại nhắc nhở.
Đây cũng là địa chỉ tin cậy để người dân đến kiểm tra về bệnh tiểu đường…
Bác sỹ Trương Thị Diệu Thúy – Trưởng Trạm Y tế xã Cẩm Thành chia sẻ: “Cán bộ trạm y tế phối hợp với y tế thôn trực tiếp xuống tận nhà tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện đo huyết áp cho người dân. Một số người bận đi làm hay đi công tác thì cán bộ y tế hẹn đến khám vào ban đêm và khám vào ngày nghỉ. Làm cuốn chiếu hết thôn này rồi đến thôn khác”.
Từ ngày 12/3 đến ngày 18/12/2019, Trạm Y tế xã Cẩm Thành đã khám sàng lọc ĐTĐ và THA cho 2.365/2.792 người dân trên 40 t.uổi, đạt tỷ lệ 85%. Qua khám, các y, bác sỹ đã phát hiện 172 người t.iền ĐTĐ, 72 người ĐTĐ (trong đó, phát hiện mới 25 người ĐTĐ); phát hiện 761 người THA, 406 người t.iền THA (trong đó phát hiện mới 479 người THA).
“Khi chưa thực hiện mô hình này, mỗi tháng chỉ có khoảng 5 bệnh nhân THA đến khám, lấy thuốc và thuốc THA của BHYT chỉ có 1 loại, chỉ phát cho bệnh nhân uống trong 5 -10 ngày. Sau khi thực hiện mô hình này thì thuốc điều trị ĐTĐ và THA được cấp hàng tháng, đầy đủ và theo phác đồ của BVĐK huyện nên việc giám sát, theo dõi bệnh nhân THA và ĐTĐ được thực hiện thường xuyên hơn” – bác sỹ Trương Thị Diệu Thúy cho biết thêm.
…khám bệnh về huyết áp
Theo thông tin từ Trạm Y tế xã Cẩm Thành, sau khi triển khai mô hình quản lý, điều trị THA và ĐTĐ, mỗi ngày trạm có từ 30 – 40 bệnh nhân đến. Đặc biệt, trạm y tế đang quản lý, điều trị ĐTĐ và THA theo nguyên lý y học gia đình cho 45 bệnh nhân ĐTĐ và 166 bệnh nhân THA.
Xác định được tầm quan trọng của công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu nên thời gian qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn Trạm Y tế xã Cẩm Thành thực hiện mô hình điểm.
Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Trạm Y tế xã Cẩm Thành là một trong 5 trạm của huyện Cẩm Xuyên và 110 trạm y tế trên toàn tỉnh được Sở Y tế chọn làm mô hình điểm về quản lý, điều trị THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình.
Sau khi được giao nhiệm vụ, Trạm Y tế xã Cẩm Thành đã nhanh chóng thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Đây cũng là điểm nổi bật để nhiều trạm y tế khác học tập và sắp tới sẽ nhân rộng mô hình này”.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, ước tính tại Việt Nam có gần 70% người bị ĐTĐ và gần 50% người bị THA không biết mình mắc bệnh. ĐTĐ và THA hiện là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.
Trước nguy cơ trên, Bộ Y tế đã ra Quyết định số: 2559/QĐ-BYT, ngày 20/4/2018 về việc ban hành kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2019 – 2020.
Thực hiện chỉ đạo của bộ, năm 2019, ngành y tế Hà Tĩnh xây dựng mô hình điểm dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm theo nguyên lý y học gia đình ở 110 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Theo baohatinh
Thói quen ăn mặn của người Việt: Rước bệnh vào thân
Thông tin cảnh báo từ Cục Y tế dự phòng: thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch m.áu não, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác.
Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp t.ử v.ong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do tai biến mạch m.áu não…
Gánh nặng bệnh tật vì thói quen ăn mặn
Tại Hội thảo báo chí về Truyền thông vận động giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch m.áu não và các bệnh không lây nhiễm khác do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức, PGS.TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).
Dù ăn nhiều muối song khi được hỏi, chỉ có 16% người dân thừa nhận bản thân ăn mặn, trong khi thực tế hơn 90% người dân ăn quá 5g muối/ngày, 20% thường xuyên ăn các món có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, pho mát, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả…).
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cung cấp thêm, nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy, 73% gia đình dùng mì ăn liền, 37% sử dụng thức ăn đóng hộp, 31% có ăn xúc xích… Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình có 4,2g muối; tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm. Trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3g muối. Ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch m.áu não, bệnh mạch vành, nhồi m.áu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Thói quen ăn mặn của người Việt dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch.
Bằng chứng, tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam liên tục tăng trong vài thập kỷ qua, từ mức 1% năm 1960 lên 11,2% năm 1992 và năm 2015, tỷ lệ này là 18,9% dân số, tương đương 12 triệu người. Hiện tại cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc tăng huyết áp và cứ 3 trường hợp t.ử v.ong thì có 1 trường hợp do tim mạch.
Giảm tiêu thụ muối sẽ cứu sống được khoảng 2,5 triệu người trên toàn cầu
TS. Jun Nakagawa, Phó Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo: Việt Nam nên xây dựng khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên thực phẩm nhiều muối và phổ biến như mì ăn liền, xúc xích… Cần bắt buộc công bố sản phẩm của các công ty một cách tự nguyện. Việt Nam nên xây dựng môi trường hỗ trợ tại trường học, bếp ăn tập thể cũng như ban hành và thực thi quy định về dán nhãn, cảnh báo sức khỏe; cấm quảng cáo thực phẩm nhằm vào t.rẻ e.m.
Đến năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ có hơn 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối; giảm mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7g/người/ngày; hơn 70% số học sinh thực hiện ít nhất một biện pháp để giảm ăn muối theo khuyến cáo; hơn 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Theo đại diện của WHO tại Việt Nam, nếu mọi người đều giảm tiêu thụ muối như khuyến cáo của WHO thì sẽ cứu sống được khoảng 2,5 triệu người trên toàn cầu. Do đó, để giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao sức khỏe cộng đồng, mọi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày. Giảm muối ăn vào để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác .
Các chuyên gia khuyến cáo, để giảm ăn muối cần thay đổi thói quen ăn ít muối, chấm nhẹ tay. Trong đó, cần giảm lượng muối và gia vị cho vào khi chế biến thức ăn; hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn trong khi ăn; hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối và thay bằng thực phẩm tự nhiên.
Hiện tại Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch quốc gia truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác.
Nguyễn Hoàng
Theo SK&ĐS