Việc kiểm tra có còn nồng độ cồn trong m.áu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, nồng độ rượu, uống khi đói hay no, tình trạng bệnh lý…
Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, nhiều người dân băn khoăn và đặt câu hỏi sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?
Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nêu rõ, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là 1 chất độc. Ethanol hay rượu gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với người trẻ, nếu uống với lượng lớn, lạm dụng thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Ths Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Ths Nguyễn Trung Nguyên, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia hoàn toàn đúng về mặt khoa học, có cơ sở. Bất kể nồng độ cồn là bao nhiêu thì cũng đều có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn.
BS Nguyên cho rằng, thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong m.áu, hơi thở) khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói… Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong m.áu, trong hơi thở vẫn còn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân không nên sử dụng rượu bia, hạn chế tối đa số lần uống rượu, bia cũng như lượng rượu mỗi lần sử dụng.
Nồng độ cồn trong các loại thực phẩm sẽ bay hơi sau một thời gian ngắn
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, trên thực tế có một số thực phẩm khi sử dụng có thể làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng về việc không uống rượu bia, nhưng nồng độ cồn vẫn cao do sử dụng một số thực phẩm, thuốc.
Về vấn đề này, BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men. Bên cạnh đó, một số loại quả lên men như dứa, vải hoặc dạng thuốc như siro ho, dung dịch sát trùng miệng cũng có thể có một lượng ethanol trong đó.
Tuy nhiên, BS Nguyên cũng khẳng định, người dân hoàn toàn yên tâm. Bởi nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, quy trình kiểm tra, xét nghiệm nồng độ cồn của lực lượng CSGT hiện nay là rất chính xác.
“Ở một số nước trên thế giới, test sàng lọc ban đầu, nếu dương tính họ sẽ làm bước 2. Ở nước ta hiện nay, việc test nồng độ cồn trong m.áu, hơi thở cũng được các lực lượng chức năng làm như vậy. Chúng ta lưu ý rằng nếu không may ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol thì ít nhất nên đợi 15- 30 phút mới tham gia giao thông để tránh việc bị xử phạt “oan sai”- BS Nguyên cho biết.
Lý giải về điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đều xử phạt những cá nhân vi phạm khi điều khiển phương tiện trong m.áu có nồng độ cồn. Trong đó, cũng có những trường hợp người ăn hoa quả, qua máy đo cho kết quả có nồng độ cồn, tuy nhiên đó chỉ là con số rất nhỏ.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, cồn hoa quả hay cồn rượu bia cùng là một loại cồn, kể cả là ít hay nhiều. Do vậy, khi tham gia giao thông, tốt nhất là các lái xe nên tránh ăn nhiều các sản phẩm này, hoặc sau khi ăn xong nên súc miệng kỹ, ngồi nghỉ 30 – 60 phút để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường./.
Theo Minh Khánh/VOV.VN
Ăn 3 trái vải và uống siro ho…, bạn cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn!
Chuyên gia cảnh báo, không chỉ uống rượu, với tình hình luật mới ban hành về thổi phạt nồng độ cồn như hiện nay, nguy cơ ăn một số loại trái cây nhiều người ưa thích dưới đây cũng có thể gây họa trời ơi đất hỡi.
Từ 1/1/2020 luật ban hành đã uống rượu thì đi xe đạp cũng bị phạt
Mới đây, theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Đây là một điều hết sức mới so với trước đây.
Với quy định này, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ô tô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay… nếu có uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đều bị phạt. Do đó, cách đối phó tích cực nhất là xác định tâm thế “đã uống rượu bia thì không lái xe”.
Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm.
Luật mới ban hành với thông điệp mang tính nhân văn cao cả khi đề cao tính mạng con người là trên hết. Nhưng bạn có biết, không cần uống rượu, chỉ cần xơi phải mấy loại quả có hàm lượng đường cao dẫn đến lên men thì bạn vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn như bình thường?
Trước đây, chúng ta thường được nghe rất nhiều về quả vải – loại quả đặc trưng cho ví dụ này. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) từng chia sẻ, quả vải là loại quả chứa hàm lượng đường cực cao. Thứ quả này khi để bên ngoài trong thời gian dài có thể dẫn đến quá trình lên men và hiện tượng đường hóa thành rượu là chuyện chẳng sớm thì muộn.
Theo đó, nghiễm nhiên là người ăn quả vải có hàm lượng đường cao, hàm lượng đường này bám vào khoang miệng, nếu chẳng may gặp mấy anh công an “tuýt tuýt” thì đúng là “thôi rồi Lượm ơi” bởi lẽ máy đo nồng độ cồn sẽ báo có cồn ngay.
Khi ăn vải, lượng cồn trong quả vải rất nhỏ, không đủ hấp thu vào trong m.áu sẽ chuyển hóa qua phổi, khiến hơi thở có mùi cồn. Dù ăn nhiều hay ăn ít thì sự thật là máy đo nồng độ cồn vẫn sẽ báo có nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
Tại sao lại như vậy? Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, máy đo nồng độ cồn không xác định được rõ ràng đối tượng uống rượu bia hay không mà có một đặc điểm duy nhất là cực nhạy cảm với nồng độ cồn. Khi chẳng may đang đi xe đạp thôi mà bị tuýt còi, công an cho máy đo nồng độ cồn làm việc khi bạn mới ăn vải xong. Và thế rồi một câu chuyện buồn diễn ra khi bạn ăn vải thôi cũng có nguy cơ bị trả t.iền nộp phạt do có nồng độ cồn trong người.
“Chưa kể, khi ăn vải, lượng cồn trong quả vải rất nhỏ, không đủ hấp thu vào trong m.áu sẽ chuyển hóa qua phổi, khiến hơi thở có mùi cồn. Dù ăn nhiều hay ăn ít thì sự thật là máy đo nồng độ cồn vẫn sẽ báo có nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải”, chuyên gia khẳng định.
Không ăn vải nữa là xong phải không? À không! Một loạt danh sách những loại trái cây và cả… thuốc cũng có thể khiến bạn bị phạt oan khó giải thích
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thực ra nhiều người hẳn sẽ có suy nghĩ không cần ăn vải nữa là yên tâm rồi. Nhất là vào mùa này không phải là mùa của quả vải. Nhưng có một sự thật là, không chỉ riêng gì quả vải, một số loại trái cây có hàm lượng đường cao khác như nho, dứa, táo, chuối, sầu riêng, xoài… cũng chẳng ngoại lệ, là thứ bạn phải e dè ăn trước khi bước ra ngoài đường.
Cũng không chỉ những loại trái cây nhiều đường mới có khả năng lên men, cực nhạy cảm với máy thổi nồng độ cồn nữa, kể cả một số loại siro, thuốc uống khi lên men mà sử dụng vào cơ thể cũng có thể dẫn đến hiện tượng nhận án oan uống. Không cần phải nghiên cứu này nghiên cứu kia làm gì, hãy thực tế bằng trải nghiệm của bạn đi! Chẳng phải những loại quả nhiều đường kia, những loại siro, thuốc uống để ngoài môi trường lâu khi dùng sẽ thấy rõ mùi cồn trong vị giác mỗi người. Thêm một thời gian dài nữa, chúng tiếp tục chuyển hóa sang axit nên cũng dễ dàng nhận thấy bằng mùi chua.
Ăn chuối rồi đi lái xe, bạn cũng có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn.
Giải pháo nào cho chúng ta khi muốn ăn uống theo sở thích lại không bị nhận án oan mang tên “Thổi phạt nồng độ cồn”?
Theo chuyên gia, có lẽ con người cần phải chỉn chu hơn trong từng hành động của mình, kể cả ăn uống bất cứ thứ gì cũng cần xem xét trước khi tham gia giao thông. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu vẫn là trước khi tham gia giao thông, tuyệt đối không được ăn nhiều những loại trái cây này hay uống siro, uống thuốc đã lên men…
Bài học ở đây là chúng ta cần ăn với liều lượng thật vừa phải. Sau khi ăn xong, bạn cần súc miệng thật kỹ. Trước khi lái xe cần có thời gian ngồi nghỉ 30-60 phút cho phả “rượu” từ hoa quả đi, tránh nhận phạt không đáng có. Một khi đã bị tóm phạt thì đừng cố giải thích nữa bởi dù là cồn hoa quả hay cồn rượu bia thì chiếc máy thổi nồng độ cồn vẫn không thể nào phân biệt cụ thể được với các anh công an để làm chứng cho bạn đâu nhé!
Theo baodansinh