Theo các nhà nghiên cứu Đại học Sydney, sử dụng tinh dầu nên thận trọng vì có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Dùng tinh dầu sai cách dễ ngộ độc, nhất là trẻ nhỏ
Dựa trên nhiều hồ sơ tại trung tâm xử lý và chữa trị ngộ độc bang New South Wales, các nhà khoa học đã phát hiện xu hướng gia tăng các ca ngộ độc tinh dầu trong những năm gần đây, với hơn một nửa số bệnh nhân là t.rẻ e.m.
Số ca t.ử v.ong vì tinh dầu thì khá hiếm, song không phải là không có. Những ca ngộ độc phần lớn xảy ra khi sử dụng tinh dầu như thuốc chữa bệnh tự nhiên do ảnh hưởng của việc quảng cáo tác dụng tốt mà bỏ qua nguy cơ tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các loại thuốc được phân loại là “thuốc thay thế” thường có cơ chế quản lý và kiểm soát lỏng lẻo hơn hẳn các loại dược phẩm.
Dùng tinh dầu có thể gây ngộ độc, nhất là đối với trẻ nhỏ cần thận trọng khi dùng. Ảnh: sciencealert
Để có kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã đ.ánh giá 4,412 ca ngộ độc tinh dầu diễn ra từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2018, các nhà khoa học đã phân loại dựa trên một số tiêu chí.
Cụ thể, từ năm 2014 đến 2015, đã có 1,011 cuộc gọi đến trung tâm báo cáo nguy cơ ngộ độc từ phụ huynh hoặc chính bệnh nhân. Từ 2017 đến 2018, con số này đã tăng lên 16% thành 1177 ca. Sang năm 2019 con số này lại không ngừng tăng.
Khoảng 80% số ca xảy ra do nhầm lẫn chai tinh dầu với loại dược phẩm khác như siro ho. Chỉ có 2% số ca ngộ độc xảy ra do cố ý uống tinh dầu. Chỉ số đáng lo ngại nhất là 63% số bệnh nhân ngộ độc có độ t.uổi dưới 15. Độc tính sẽ phát tác rất nhanh, và chỉ cần một lượng nhỏ khoảng 5ml có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây, các loại tinh dầu được ưa chuộng như một liệu pháp “tự nhiên” thay thế cho dược phẩm. Dù một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cây phỉ và bách lý hương, có thể có tác dụng sát khuẩn và kháng kí sinh trùng hoặc có mùi hương giúp xoa dịu căng thẳng, song không phải loại dầu nào cũng có tác dụng như nhau.
Hầu hết các loại tinh dầu có thể gây kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Những loại khác có chứa các hợp chất xuất hiện tự nhiên là chất gây rối loạn nội tiết, và gây ảnh hưởng không mong muốn tới hormone trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện gần một nửa số ca ngộ độc gọi đến trung tâm có nguyên nhân là dầu khuynh diệp. Chỉ cần một vài mililit cũng có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, và thậm chí co giật.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu
Hầu hết các loại tinh dầu đều không thể dùng qua đường uống. Cách này sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều tinh dầu hơn, tăng nguy cơ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Ngay cả việc uống một lượng rất nhỏ cũng có thể khiến bạn bị mệt mỏi, nhức đầu.
Theo Trung tâm Chống độc Tennessee, uống các loại dầu như dầu cây chè, wintergreen, và camphor có thể khiến bạn bị sưng họng, tim đ.ập nhanh, nôn mửa và thậm chí là động kinh.
Trong khi đó, một số loại tinh dầu, như bạch đàn, chứa hợp chất phenol có thể gây kích ứng đường hô hấp nếu hít phải, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Một số tinh dầu có các đặc tính giống như hormone có thể gây hại cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ mang thai, tinh dầu bôi ngoài da có thể vượt qua các “hàng rào” để vào nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều loại dầu cam quýt chứa furocoumarins, có thể gây bỏng hóa học khi phơi da ngoài tia UV của mặt trời.
Các bác sĩ khuyên, người dùng hãy tìm hiểu kĩ các loại tinh dầu khác nhau, cách sử dụng chúng để tránh gặp những tác dụng phụ hay những hậu quả tai hại.
An Dương
Theo vietQ
Úc phát triển thuốc giảm đau mới không gây tác dụng phụ
Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học Úc đã tìm thấy ở Tasmania một loại nấm tạo ra thuốc giảm đau siêu mạnh.
Nó có thể được sử dụng như thuốc giảm đau không gây nghiện, không giống như opioid hiện đang sử dụng.
Một phân loài mới của nấm Penicillium được tìm thấy ở Tasmania – Ảnh : Hightech
Các nhà sinh vật Úc từ Đại học Sydney, do giáo sư MacDonald Christie hướng dẫn, đã phát hiện ra một phân loài mới của nấm Penicillium 10 năm trước khi nghiên cứu các quần thể vi khuẩn khác nhau, nấm và động vật không xương sống nhỏ tại một trong những bến du thuyền.
Phân loài Penicillium là họ hàng xa của loài nấm mà từ đó chiết xuất ra loại thuốc kháng sinh penicillin đầu tiên trong lịch sử loài người. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã không để ý nghiên cứu phân loài nấm đó.
Trong các nghiên cứu mới, hóa ra phân loài Penicillium ngay lập tức tạo ra 3 loại phân tử protein ngắn, có cấu trúc tương tự endorphin do cơ thể con người tiết ra.
Các phân tử protein có tên là bilaids được tìm thấy tác động tới các tế bào thần kinh khác với các loài thực vật hoặc thuốc tổng hợp đã biết khác. Sự liên kết với các thụ thể opioid trên bề mặt các dây thần kinh không phong tỏa bilaids trong một thời gian rất dài và cũng không gây nghiện, vì các tế bào không quen với hoạt động của các phân tử protein bilaids.
Bằng cách biến đổi các phân tử protein bilaids, các nhà khoa học đã thành công trong việc hướng tác động của chúng đến những thụ thể chịu trách nhiệm về cảm giác đau. Trong một thử nghiệm trên chuột, các nhà sinh học phát hiện ra rằng các phân tử protein bilaids ngăn chặn cơn đau cũng như morphin, mà không gây ra các triệu chứng điển hình của opioid, như khó thở hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
Bây giờ các nhà khoa học đang nghiên cứu bào chế các loại thuốc giảm đau mới có thể dùng bằng đường uống hoặc tiêm vì hiện tại mới chỉ thu được hiệu quả giảm đau nếu thuốc đó được tiêm trực tiếp vào não.
Theo MacDonald Christie, bilactorphin là một thuốc giảm đau hiệu quả dựa trên các phân tử protein bilaids sẽ không xuất hiện ở các hiệu thuốc trước năm 2030.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi