Ăn gỉ mũi tốt cho sức khỏe: Tây học cũng kinh ngạc

Trước việc một bà mẹ chia sẻ việc con ăn gỉ mũi tốt cho sức khỏe, giảm bệnh đường hô hấp, bác sĩ khẳng định thông tin bất hợp lý.

Ảnh minh họa

Chiều ngày 3/1/2020, trên một số trang dành cho phụ nữ xuất hiện thông tin của một bà mẹ chia sẻ việc con ăn gỉ mũi. Theo người này viết: “Con em 3 t.uổi có tật ăn gỉ mũi các chị ạ, chẳng ai dạy mà cứ tự ngoáy xong ăn, mấy lần em bắt được rồi ý. Em cũng có nói con là không được ăn, bẩn lắm, phải vứt đi nhưng nó chỉ gật đầu lúc đấy sau là quên luôn, vẫn chứng nào tật đó.

Em kêu ca với chồng thì chồng bảo cứ kệ con đi, trên mạng thấy các báo đều đăng khoa học chứng minh ăn gỉ mũi tốt mà. Em ngớ người, không thể tin được nên đã tự tìm hiểu xem sao và đúng là có thông tin như vậy thật các chị ạ”.

Theo thông tin trên trang này dẫn nguồn tin từ một tờ báo ở Anh cho biết, các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe đã khẳng định hành động ăn gỉ mũi tuy không mấy đẹp mắt nhưng lại tốt cho răng, ngăn ngừa không cho vi khuẩn dính vào răng. Đồng thời nó cũng mang về nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch nhờ vào những vi khuẩn tụ tập trong mũi.

Bất ngờ trước thông tin trên, Bác sĩ Đặng Văn Thức cho biết: “Trong quá trình khám chữa bệnh, tôi chưa từng được tiếp cận thông tin này”.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Lần đầu nghe thấy thông tin như vậy, trao đổi với PV, BS. TS Hồng Anh. Tốt nghiệp TS y khoa tai mũi họng tại Pháp nói: “Giờ tôi mới nghe thấy thông tin như vậy, tôi rất bất ngờ và và thú vị trước thông tin này, thật sự tôi chưa được học và cũng chưa bao giờ được tiếp cận với thông tin như thế. Về mặt khoa học chúng tôi cũng chưa được cập nhật kiến thức này” .

Theo bác sĩ Hồng Anh, về mặt khoa học, thông tin ăn gỉ mũi tốt cho sức khỏe, giảm bệnh đường hô hấp, phòng ung thư là không hợp lý. Có nhiều thông tin trên các tờ báo nước ngoài, báo mạng nhưng người đọc phải chọn lọc xem thông tin nào chuẩn và tin cậy sau đó kiểm chứng lại. Nếu chỉ dựa vào thông tin trên mạng là khó có thể chính xác.

“Gỉ mũi chính là khói bụi, bụi bặm, chất tiết và vi khuẩn trong mũi đọng lại chứ không có tác dụng đối với đường hô hấp. Trên bề mặt đường hô hấp luôn có hệ thống luân chuyển, hệ thống tiết dịch nhày do niêm mạc tiết ra nên tất cả không khí đi qua mũi để vào phổi được lọc toàn bộ qua khoang mũi này và tất cả bụi bẩn trong môi trường được giữ lại trong mũi gọi là gỉ mũi. Chính vì vậy thông tin ăn gỉ mũi tôi thấy không được tin cậy và không hợp lý.

Trong quá trình học tập ở nước ngoài và công tác ở Việt Nam, tôi chưa được tiếp cận thông tin này. Tôi làm ở tuyến cao nhất về tai mũi họng nên kiến thức mới được cập nhật liên tục nhưng thông tin này thực sự tôi cũng chưa được biết. Thường gỉ mũi là bụi bẩn được lọc bỏ đi nên không thể ăn vào lại có lợi được” – bác sĩ Hồng Anh phân tích.

Cũng theo thông tin trên trang này, một số nhà khoa học ở trường Đại học Harvard đã lên tiếng rằng các vị phụ huynh không nên ngăn cản con trẻ ăn gỉ mũi vì nó có chứa “một bể giàu vi khuẩn có lợi”, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ .

Giáo sư Friedrich Bischinger (chuyên gia về phổi của Áo) cũng đã có những nghiên cứu và nhận thấy rằng những người ngoáy mũi và ăn gỉ mũi thường khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Một bài viết khác được đăng trên Tạp chí Xã hội Sinh học Hoa Kỳ, ăn gỉ mũi cũng có thể ngăn không cho vi khuẩn dính vào răng. Các phát hiện thậm chí còn gợi ý chứng nghẹt mũi có thể phòng ngừa n.hiễm t.rùng đường hô hấp, loét dạ dày và thậm chí là HIV.

Anh Thư

Theo baodatviet

Dịch cúm gia tăng, BS cảnh báo hắt hơi sai cách có thể khiến vi khuẩn văng xa 4 mét

Hiện bệnh cúm mùa vẫn đang có những diễn biến phức tạp, các bác sĩ cho biết để phòng bệnh ngoài tiêm vắc xin, giữ vệ sinh sạch sẽ thì cần có thói quen sinh hoạt đúng cách, đơn giản như việc hắt hơi.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Phúc

Hắt hơi là gì?

Hắt hơi – là phản xạ tự nhiên đẩy không khí ra khỏi phổi, chủ yếu qua khoang mũi để làm sạch đường hô hấp.

Những chất gây dị ứng như phấn hoa hay hạt bụi xâm nhập vào khoang mũi, cảm lạnh và cúm, những kích thích như cảm xúc quá mức, nắng và gió; đều có thể gây nên hắt hơi.

Cơ chế hắt hơi ra sao?

Cơ chế của hắt hơi, là khi lưỡi và vòm miệng sắp xếp lại để chặn đường vào khoang miệng, phần lớn không khí đi ra từ lỗ mũi. Vì sự tắc nghẽn khoang miệng không hoàn hảo, không khí lại bị đẩy ra rất dữ dội, nên sẽ có một lượng khí thoát ra khỏi miệng.

Người Việt Nam hay sử dụng thành ngữ “cơm muối” khi hắt hơi, đặc biệt là với trẻ nhỏ, bởi theo dân gian cơm trắng và muối là 2 thứ được các thầy cúng sử dụng để trừ tà. Khi trẻ hắt hơi, người lớn nói “cơm muối”, chính là cách đuổi tà ma để đ.ứa t.rẻ không bị ốm.

Hắt hơi có những giai đoạn nào

Hắt hơi được chia thành 2 giai đoạn. Đầu tiên gọi là giai đoạn mũi hay còn gọi là giai đoạn nhạy cảm. Ở giai đoạn này, các nếp gấp của niêm mạc trong khoang mũi bị kích thích bởi hóa chất hoặc các tác nhân vật lí. Kích thích này được tiếp nhận bởi các dây thần kinh vùng hàm mặt, tập trung về hạch thần kinh tam thoa ở ngay lỗ bầu dục, rồi truyền lên trung tâm hắt hơi ở thùy nhộng bên của tiểu não.

Giai đoạn thứ 2 là hô hấp, một lượng lớn các tế bào thần kinh hô hấp được kích thích, tạo nên phản xạ nhắm mắt lại, miệng hé và hít sâu, lồng ngực tăng thể thích và phổi tăng áp lực, không khí từ trong phổi đột ngột b.ắn mạnh chủ yếu qua khoang mũi, một lượng nhỏ hơn qua miệng, nó quét sạch các mảnh bụi bám và chất kích thích ở niêm mạc mũi.

Nhiều người đang hắt hơi sai cách khiến nhiều bệnh lây nhiễm phát triển. (Ảnh minh họa)

Tác nhân nào gây hắt hơi

– Dị vật: phấn hoa, các hạt bụi đặc biệt là bụi mịn PM2.5, lông thú, hóa chất.

– Do tác nhân vật lí: ánh sáng quá mức đột ngột làm co đồng tử, tác động đến nhánh mắt của dây thần kinh tam thoa, cũng tạo nên kích thích hạch tam thoa gây hắt hơi.

– Do thời tiết như lạnh, hoặc đang nóng chuyển sang lạnh.

– Do bệnh tật: Viêm mũi dị ứng, cảm cúm, n.hiễm t.rùng đường hô hấp làm cho niêm mạc mũi bị phù nề, tiết dịch gây kích thích, hoặc cảm giác ngứa mũi làm hắt hơi.

– Do tâm lí: Ngoài những hắt hơi do cảm xúc nhất thời, thì hắt hơi tâm lí dai dẳng rất khó điều trị. Ngoài ra, có những trường hợp hắt hơi còn không rõ nguyên nhân.

Có nên hạn chế hắt hơi

Thực tế, khi cảm thấy muốn hắt hơi, có thể ngăn chặn hắt hơi bằng cách ở giai đoạn mũi, há rộng mồm rồi thở bằng miệng, tập trung suy nghĩ vào hơi thở đó. Nhưng hắt hơi là phản xạ tự bảo vệ, nên việc ngăn chặn như vậy sẽ không tốt, bởi các tác nhân bệnh tật không đẩy ra được.

Một số người xấu hổ khi hắt hơi quá to, đã cố gắng ghìm cho tiếng hắt hơi nhỏ xuống, thậm chí lấy tay bịt mũi và ngậm miệng, điều này cực kì nguy hiểm, có thể gây nên những chấn thương rất nghiêm trọng. Hành động bịt mũi ngậm miệng và kìm nén cơn hắt hơi có có thể gây tổn thương tai, bởi tai có vòi Eustache thông với mũi, trường hợp áp lực không khí quá lớn có thể gây rách màng nhĩ. Ngoài ra, có thể gây vỡ các mạch m.áu, đặc biệt là động mạch cảnh, vỡ động mạch não cực kì nguy hiểm…

Nhiều những tổn thương khác do hắt hơi hoặc hắt hơi không đúng cách, như nhồi m.áu hay vỡ động mạch mắt ảnh hưởng đến thị lực, viêm xoang, tổn thương đường hô hấp dưới dẫn đến viêm.

Hắt hơi có thể gây bệnh

Khi hắt hơi tạo ra 40 ngàn giọt nước bọt siêu nhỏ đường kính từ 0.5-5m bay ra khỏi mũi trong phạm vi 2 mét. Những giọt nước bọt lớn khích thước trên dưới 100m sẽ nhanh chóng rơi xuống đất do lực hút trọng trường. Nhưng với giọt nước bọt siêu nhỏ sẽ bay lơ lửng trong không khí, như những hạt bụi siêu mịn mang mầm bệnh, đặc biệt là vi rút cúm.

Nghĩa là, một người ngửa cổ lên trời hắt hơi, thì khoảng xung quanh người đó với vòng tròn đường kính 4m sẽ được coi là vùng nguy hiểm, dễ lây bệnh cho người khác.

Bác sĩ Phúc hướng dẫn cách hắt hơi an toàn khi không có khăn giấy ở cạnh.

Cách hắt hơi chính xác

Khi hắt hơi phải đúng nguyên tắc chống nhiễm khuẩn. Ở các nước phát triển, bố mẹ và nhà trường dạy t.rẻ e.m rất cẩn thận cách hắt hơi, ở lớp còn tổ chức hẳn các cuộc thi hắt hơi xem ai thực hành tốt nhất. Rất tiếc hầu hết người Việt đang hắt hơi theo cách ngửa cổ lên trời, xịt 40 ngàn giọt nước bọt nhiễm bệnh tự do bay trong không khí.

Dùng tay che miệng để hắt hơi nguy hiểm không kém so với ngửa mặt lên trời. Vì bàn tay không thể ngăn cản hết các giọt nước bọt b.ắn tự do vào không khí. Chưa kể bàn tay là nguyên nhân hàng đầu của truyền bệnh, khi bàn tay ấy nhiễm vi rút vi khuẩn, sẽ truyền sang người khác qua cái bắt tay, truyền vào các vật dụng xung quanh, nắm đ.ấm cửa cũng là nơi chứa nhiều mầm bệnh nhất là vì thế.

Hắt hơi chống nhiễm khuẩn lí tưởng nhất là sử dụng khăn giấy dùng 1 lần. Khi hắt hơi, khăn giấy được đặt vào lòng 2 bàn tay, phủ lên mũi và miệng đảm bảo các hạt nước bọt không bị thoát ra, hắt hơi xong vo khăn giấy cho vào sọt rác an toàn. Bắt buộc phải rửa tay bằng xà phòng hay chất sát khuẩn ngay sau khi hắt hơi.

Nhưng không phải khi nào cũng có khăn giấy dùng 1 lần. Vậy cách hắt hơi phổ biến nhất, đó là vắt tay qua vai đối diện, để phần áo mặt trong khủy tay che kín mũi và miệng, ngoài việc ngăn chặn phát tán 40 ngàn giọt nước bọt vào không khí, thì tay áo mặt trong khủy cũng là vùng không sờ đến nên không gây truyền bệnh cho người khác.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HẮT HƠI

1. Hắt hơi là phản xạ tự bảo vệ làm sạch khoang mũi và đường hô hấp.

2. Mỗi lần hắt hơi, tốc độ luồng không khí di chuyển từ phổi ra mũi đạt tới phản lực, có thể lên đạt 1045km/h (bằng 85% vận tốc âm thanh), b.ắn ra 40 ngàn giọt nước bọt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, vùng nguy hiểm có bán kính 2m.

3. Hắt hơi nên mở miệng để một phần không khí thoát ra khỏi miệng.

4. Kiềm c.hết để giảm tiếng hắt hơi là rất nguy hiểm.

5. Bịt mũi và ngậm miệng khi hắt hơi có thể gây rách cổ họng, tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất đe dọa tính mạng, vỡ động mạch cảnh và đứt mạch m.áu não có thể gây t.ử v.ong, rách màng nhĩ và tổn thương tai trong gây giảm thính lực, viêm xoang, xuất huyết nội nhãn gây ảnh hưởng thị lực thậm chí mù lòa.

6. Dùng bàn tay che miệng khi hắt hơi, sẽ không ngăn cản được các giọt nước bọt phát tán ra không khí, bàn tay bẩn vì dính nước bọt cũng là nguyên nhân gây lan truyền bệnh tật cho người khác.

7. Tốt nhất là dùng khăn giấy một lần che mũi và miệng khi hắt hơi, vất bỏ khăn giấy vào thùng rác cẩn thận, rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn.

8. Phổ biến là đưa bàn tay đặt lên vai đối diện, để ống tay áo mặt trong khủy tay che kín mũi và miệng, giúp ngăn chặn các giọt nước bọt phát tán vào không khí, đồng thời không lây truyền vi khuẩn vi rút ra các vật dụng hay nắm đ.ấm cửa.

Lê Phương

Theo khampha

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *