Có những loại thực phẩm như măng tươi, hạnh nhân đắng, cá nóc… có vẻ ngoài tưởng chừng như ‘vô hại’ nhưng lại tiềm ẩn vô số các độc tố gây nguy hiểm cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, nếu bạn ‘bỏ túi’ những cách sơ cứu đơn giản sau đây thì có thể tăng khả năng sống sót, phục hồi nhanh cho bản thân và người khác khi chẳng may trúng phải các chất kịch độc nêu trên.
Lưu ý, yêu cầu đầu tiên với người sơ cấp cứu là cần giữ được thái độ bình tĩnh để đ.ánh giá tình trạng của bệnh nhân nhằm lựa chọn được biện pháp phù hợp. Đồng thời với việc tiến hành các bước sơ cứu thì cần gọi hỗ trợ từ xe cấp cứu để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Trường hợp ngộ độc cá nóc: Cá nóc vốn được mệnh danh là “tử thần” biển cả với khả năng phát độc Tetrodotoxin (gấp hơn 1.200 lần so với Cyanua. Độc tố của một con cá đủ làm c.hết 30 người) ở các khu vực da, ruột, gan, trứng… Dù được khuyến cáo là một trong những loại hải sản có độc tính mạnh, nhưng vì thịt cá nóc được xếp vào loại “cao lương mỹ vị” nên đã khiến nhiều người “liều mình” thử ăn dẫn đến tình trạng ngộ độc cá nóc phổ biến
Thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc cá nóc khoảng 20 phút đến 3 giờ với những biểu hiện như: Ngứa miệng, tê môi và lưỡi, tê cơ mặt và tứ chi, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loạn chức năng tuần hoàn, huyết áp giảm, run giật tiếp đến liệt toàn thân, da tím tái… cuối cùng là liệt hô hấp, trụy tim, t.ử v.ong nhanh do ngừng hô hấp. Thông thường nạn nhân sẽ t.ử v.ong trong vòng từ 4-6 tiếng
Khi bệnh nhân có dấu hiệu bị ngộ độc cá nóc cần nhanh chóng gây nôn và giải độc ngay. Nếu đang ở nhà hoặc nơi ăn cá, điều kiện bệnh nhân còn tỉnh táo thì cố gắng móc họng để bệnh nhân có thể nôn hết số cá nóc vừa ăn
Sơ cứu những trường hợp ngộ độc do ăn uống qua đường tiêu hóa, quan trọng nhất là việc gây nôn cho nạn nhân. Hành động này sẽ giúp người bệnh đào thải được độc tố trong dạ dày ra ngoài cơ thể. Vì thế khi gây nôn cần để nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng sang một bên đề phòng các chất nôn lạc vào đường khí quản gây ngạt thở mà t.ử v.ong
Sau đó cho bệnh nhân uống than hoạt tính hoặc Sorbitol rồi đưa đi bệnh viện. Than hoạt tính có hiệu quả giải độc cao sau khi ăn cá khoảng 1 giờ. Liều dùng người lớn: Uống 30g 250ml nước sạch quấy đều; Trẻ 1-12 t.uổi: Uống 25g pha với 100 – 200ml nước sạch quấy đều; Trẻ dưới 1 t.uổi: Uống 1g/kg pha với 50ml nước sạch quấy đều. Thuốc Sorbitol 1g/kg cho cả người lớn và t.rẻ e.m trên 2 t.uổi. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mất tỉnh táo, rối loạn thần kinh thì không được uống than hoạt tính
Nếu bệnh nhân tím và ngừng thở thì không gây nôn, thay vào đó sử dụng phương pháp thổi ngạt và bóp bóng ambu đồng thời ngay đưa đến cơ sở y tế gần đó để cứu chữa kịp thời
Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sử dụng một số thảo dược sẵn có để sơ cứu tại chỗ hiệu quả, như: Bài 1, uống 1 bát dầu hạt cải, giúp nôn ra chất độc; Bài 2, 1 nắm nhỏ lá khoai lang non, đem giã nát rồi hòa với nước sôi để nạn nhân uống cho đến khi nôn ra chất độc; Bài 3, bí đao một lượng vừa phải, rửa sạch thái nhỏ rồi giã nát, vắt lấy nước cho nạn nhân uống nhiều…
Trường hợp ngộ độc lá ngón: Vùng núi cao phía Bắc Việt Nam là nơi sinh trưởng chủ yếu của “sát thủ độc dược” lá ngón (chỉ cần 3 lá là đủ làm c.hết người). Lá ngón thường thấy ở những vụ tử tử, những vụ ngộ độc do nhầm lẫn lá ngón với lá thuốc hoặc rau rừng khác…
Độc tố của lá ngón là do các ancaloit có trong toàn bộ cây, thứ tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Chất này trong lá ngón được hấp thụ rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian t.ử v.ong trung bình từ 1-7 tiếng
Người bị ngộ độc lá ngón sẽ có triệu chứng khát nước, chóng mặt, buồn nôn, thân nhiệt giảm, hạ huyết áp, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng, tim đ.ập yếu, khó thở, đồng tử giãn và t.ử v.ong nhanh do ngừng hô hấp
Theo Tây y, khi bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón thì cần cho uống thật nhiều nước rồi móc họng, dùng lông gà để kích thích gây nôn. Sau đó, người thân phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo như rửa dạ dày bằng nước ấm, uống than hoạt tính giải độc… Lưu ý, thời gian vàng để cấp cứu cho người ngộ độc lá ngón là dưới 1 giờ sau khi ăn, uống lá ngón vào người
Theo Đông y, việc nhổ cây rau má, rau muống hoặc kim ngân rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi đang còn ấm cho người ngộ độc lá ngón uống có thể giảm được độc tính. Sau đó cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu
Ngoài ra, ở Đồn Biên phòng Tri Lễ (huyện Quế Phong, Nghệ An) còn sử dụng bài thuốc dân gian cứu người ngộ độc lá ngón vô dùng hiểu quả. Theo đó, thân cây chuối kết hợp rau má đ.ập dập lấy nước. Thả 2-3 con nhái còn sống vào hỗn hợp nước chuối, rau má trong khoảng 1 phút rồi vớt bỏ nhái. Sử dụng nước này cho bệnh nhân uống giúp nôn loại bỏ độc tố trong dạ dày. Bên cạnh đó, các cán bộ quân y còn kết hợp tiêm thuốc kháng sinh, trợ tim, trợ sức…
Ngộ độc măng tươi: Măng là thực phẩm “ngon-bổ-rẻ” với mọi gia đình Việt Nam. Trong măng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao lại có thể chế biến được nhiều món ngon phù hợp với khẩu vị mọi lứa t.uổi. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách thì măng lại trở thành chất độc c.hết người
Vì trong măng tươi chứa hàm lượng Cyanua rất cao – khoảng 230mg trong một kg măng củ. Nếu ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanua biến thành axit cyanhydric (HCN) – một chất cực độc với cơ thể
Sau khoảng 5-30 phút, những triệu chứng của ngộ độc măng tươi mới xuất hiện. Nhẹ sẽ là chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn… Nặng thì biểu hiện co giật, cứng hàm, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nguy hiểm hơn sẽ là ngừng thở, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, t.ử v.ong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời
Sơ cứu đối với trường hợp bị ngộ độc măng tươi chỉ có thể cho nạn nhân uống đầy nước rồi dùng lông gà, ngón tay… gây nôn cho nạn nhân. Nếu nạn nhân ngừng thở cần làm hô hấp nhân tạo đồng thời đưa đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ xử trí
Lưu ý trên đường đưa đi cấp cứu nếu người bệnh bị co giật thì không để bệnh nhân ngã, không dùng các vật cứng cho vào miệng nạn nhân, có thể tạm thời đặt khăn gấp chèn miệng chống cắn vào lưỡi
Như Quỳnh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
B.é g.ái 5 t.uổi uống nhầm thuốc chuột
Một b.é g.ái 5 t.uổi ở xã Hồng Phong, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) uống nhầm phải thuốc diệt chuột đã được các bác sỹ cấp cứu kịp thời.
Sự việc xảy ra khi cháu Ng.H.A (5 t.uổi) vô tình thấy lọ thuốc diệt chuột màu hồng bắt mắt đã cắn ra uống thử. Sau đó b.é g.ái có biểu hiện đau miệng và nôn ra thức ăn. Rất may gia đình đã phát hiện ra và đưa trẻ tới cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều và chuyển tiếp lên bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Ngay sau khi tới cơ sở y tế cháu bé được tiến hành rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính và theo dõi tại Khoa Nhi Bệnh viện. Hiện, sức khỏe của Ng.H.A đã ổn định.
Sức khỏe bệnh nhân hiện giờ đã ổn định.
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết: “Đây là trường hợp đầu tiên cháu bé uống nhầm thuốc diệt chuột trong năm nay. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc diệt chuột, diệt cỏ và các loại thuốc độc có màu sắc bắt mắt, hình thù giống kẹo và có mùi thơm nên t.rẻ e.m rất dễ nhầm tưởng là đồ ăn được. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý, hướng dẫn con phân biệt. Khi phát hiện trẻ đã uống nhầm thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để xử lý sớm nhất vì các chất độc này rất dễ gây ra ngộ độc tuần hoàn, thần kinh và tổn thương hô hấp, tuần hoàn và có thể tử vong”./.
Theo VOV