Cơ thể sẽ thay đổi thế nào nếu ngừng uống rượu?

Giảm cân, huyết áp ổn định, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư… là những thay đổi tốt của cơ thể nếu bạn ngừng uống rượu.

Giảm cân

Rượu là thức uống có lượng calo rất cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ rượu 1 tuần/lần cũng làm tăng cảm giác thèm ăn, gây tăng cân. Vì vậy, nếu không muốn mất kiểm soát về cân nặng, bạn nên bỏ rượu hoàn toàn.

Ngừng uống rượu giúp cơ thể tránh được rất nhiều bệnh.

Giảm cholesterol

Lượng calo, chất béo và tinh bột có trong rượu bia là khá cao. Vì vậy, những người thường xuyên sử dụng đồ uống này dễ bị tích tụ lượng cholesterol cao trong các động mạch rồi gây bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, cách tốt nhất để giảm lượng cholesterol trong cơ thể là ngừng uống rượu bia.

Huyết áp ổn định

Rượu khiến nhiều người bị tăng huyết áp, đó là nguyên nhân vì sao nhiều người bị đau đầu, chóng mặt khi uống rượu. Do đó, bỏ rượu hoàn toàn sẽ giúp bạn có huyết áp ổn định hơn.

Cải thiện mức năng lượng

Một người sau khi uống rượu vài phút sẽ cảm thấy sảng khoái. Nhưng uống rượu quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất gây ra mệt mỏi, căng thăng liên tục. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ rượu ngay từ bây giờ, mức năng lượng trong cơ thể của bạn sẽ được cải thiện, từ đó tránh được những hệ lụy không đáng có đối với sức khỏe.

Tăng hiệu quả của việc tập luyện

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, người thường xuyên uống rượu sẽ không thể có cơ thể khỏe mạnh ngay cả khi họ tập thể dục hàng ngày. Bởi rượu là nguyên nhân khiến cơ thể bị mệt mỏi, ức chế sự phát triển cơ bắp. Ngoài ra, những người tiêu thụ rượu nhiều cũng khó có được một buổi tập luyện hoàn chỉnh để mang lại hiệu quả tốt về thể trạng.

Cải thiện hệ miễn dịch

Rượu được biết đến là một chất độc khiến cho các tế bào trong cơ thể của bạn yếu hơn, cũng như làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Không uống rượu sẽ giúp cho bạn có một hệ thống miễn dịch tốt và mạnh mẽ hơn rất nhiều để tăng khả năng chống lại bệnh tật.

Giảm nguy cơ trầm cảm

Rượu gây ra sự biến động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, tiêu thụ lâu dài có thể khiến con người mắc các bệnh về tâm thần hay trầm cảm. Vì vậy, bỏ rượu hoàn toàn là cách tốt nhất để bạn tránh khỏi nguy cơ bị trầm cảm hay lo lắng.

Giảm nguy cơ ung thư

Không uống rượu có thể ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư. Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, uống rượu thường xuyên là tác nhân kích hoạt sự nhân lên bất thường của các tế bào ung thư ở một số bộ phận cơ thể. Do đó, bỏ rượu hoàn toàn cũng giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có: ung thư đại tràng, ung thư gan và ung thư tuyến t.iền liệt.

KHẢ MINH

Theo Boldsky/VTC

Phát hiện ung thư ruột già sau nhiều tháng tiêu chảy

Đau tức bụng dưới, tiêu chảy nhiều tháng, tiêu chảy kèm nhầy m.áu, bệnh nhân đi khám mới biết mình bị ung thư ruột già.

Ảnh minh họa.

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tiêu Hóa, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân 68 t.uổi bị ung thư ruột già. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức bụng dưới, tiêu chảy kèm nhầy m.áu.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện nhiều polyp nhỏ rải rác trong ruột già và một polyp to ở đoạn cuối ruột già gây ung thư. Bệnh nhân được nội soi ruột già không đau cắt bỏ toàn bộ polyp nhỏ và phẫu thuật nội soi cắt đoạn ung thư ruột già giữa tháng 12. Sau mổ vài ngày, bệnh nhân ăn uống, đi cầu tốt, sức khỏe ổn định và vừa xuất viện.

Bác sĩ Hồ Anh Tú cho biết, ung thư ruột già (đại tràng) ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ. Ở giai đoạn trễ hơn có rối loạn đi tiêu như táo bón, tiêu chảy thường xuyên, phân dẹt, đi cầu ra m.áu, đau bụng, sụt cân, thiếu m.áu thứ phát do mất m.áu, đi tiêu ra m.áu, triệu chứng tắc nghẽn như buồn nôn và nôn, khó đi tiêu…

Như trường hợp của bệnh nhân 68 t.uổi kể trên, ung thư đã phát hiện ở giai đoạn muộn vì đi khám trễ. Việc điều trị ung thư ruột già ở giai đoạn muộn sẽ làm giảm khả năng kéo dài sự sống sau mổ và dễ gây ra các biến chứng như tắc ruột, c.hảy m.áu ruột già hoặc di căn xa.

Do vậy, người bình thường từ 45-50 t.uổi nên tầm soát bệnh định kỳ. Những thành viên gia đình cùng huyết thống với bệnh nhân nên đi tầm soát polyp và ung thư ruột già sớm hơn người bình thường vì polyp hoặc ung thư ruột già có tính chất gia đình cao, chiếm khoảng 30%.

Các bác sĩ khuyến cáo, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường cần phải đi khám ngay, không được phép chủ.

Đồng thời, để tránh nguy cơ mắc ung thư ruột gia, chúng ta cần phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động phù hợp, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh các mối nguy hiểm môi trường, tránh hóa chất… Chế độ khẩu phần ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Hạn chế tiêu thụ rượu, không hút t.huốc l.á.

Theo ngaynay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *