Sau khi tập luyện, chúng ta thường ưu tiên hấp thu protein và carobohydrat để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình phục hồi.
Để phục hồi tốt cũng cần tránh những thực phẩm sau:
Rau sống
Tập luyện dẫn đến mất vitamin và khoáng chất. Rau sống không bù đắp được sự thiếu hụt này. Bạn có thể bổ sung rau sống cùng với protein nhưng chỉ ăn sa lát không thì không đủ.
Nước trái cây
Sử dụng các đồ uống có đường như nước ép trái cây đóng hộp, nước trái cây tươi hoặc soda sẽ làm chậm chuyển hóa sau tập. Nếu bạn cần thay thế chất điện giải sau tập hãy ăn chuối và uống nước lọc.
Trứng chiên
Trứng là một thực phẩm lý tưởng sau tập luyện vì chứa hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, các chất béo bão hòa có trong trứng chiên không phải là điều lý tưởng. Hãy ăn trứng luộc hoặc trứng chần nước sôi
Sô cô la sữa
Một thanh sô cô la hoặc bất kỳ loại sô cô la nào khác đều mang lại cho bạn năng lượng cần thiết sau khi tập luyện. Nhưng món ăn yêu thích này gây hại cho mục tiêu tập luyện của bạn vì chúng chứa nhiều đường và calo. Một miếng nhỏ sô cô la đen là lựa chọn tốt hơn.
Đồ ngọt
Bạn đã tập luyện 2 tiếng thay vì 1 tiếng nhưng vẫn không hết cơn thèm đồ ngọt như bánh rán hay bánh ngọt. Hãy làm thỏa mãn cơn thèm carb và đồ ngọt với bánh mì nướng, bơ đậu phộng hoặc mứt trái cây.
BS Cẩm Tú
Theo THS/ Univadis/SK&ĐS
Sử dụng nước trái cây cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường (bao gồm cả nước ngọt và nước trái cây 100%) với nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn mức thông thường.
Theo một nghiên cứu mới của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard, những người tăng tiêu thụ đồ uống có đường – cho dù chúng có chứa đường bổ sung hoặc tự nhiên – có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn mức bình thường.
Theo đó, uống nhiều đồ uống có đường (SSBs), như nước ngọt, cũng như nước ép trái cây 100%, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống nhiều đồ uống có vị ngọt nhân tạo (ASB) thay cho đồ uống có đường không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm khi một khẩu phần hàng ngày của bất kỳ loại đồ uống có đường nào được thay thế bằng nước, cà phê hoặc trà. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét liệu những thay đổi dài hạn trong tiêu thụ SSB và ASB có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường (bao gồm cả nước ngọt và nước trái cây 100%) với nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn mức thông thường. (Ảnh minh họa)
“Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng chứng minh lợi ích sức khỏe liên quan đến việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường và thay thế những đồ uống này bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như nước, cà phê hoặc trà”, tác giả chính Jean-Philippe Drouin-Chartier, nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Dinh dưỡng cho biết.
Nghiên cứu đã xem xét dữ liệu trong 22-26 năm của hơn 192.000 đàn ông và phụ nữ tham gia 3 nghiên cứu dài hạn, bao gồm nghiên cứu sức khỏe của y tá, nghiên cứu sức khỏe của y tá 2 và nghiên cứu tiếp theo của các chuyên gia y tế .
Các nhà nghiên cứu đã tính toán những thay đổi trong mức tiêu thụ đồ uống có đường của người tham gia theo thời gian từ câu trả lời của họ đối với bảng câu hỏi tần suất thực phẩm được quản lý 4 năm một lần.
Sau khi điều chỉnh các biến số như chỉ số khối cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc tăng tổng lượng đồ uống có đường – bao gồm cả SSB và nước ép trái cây 100% – hơn 118 ml mỗi ngày trong giai đoạn 4 năm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 16% trong 4 năm sau đó.
Tăng tiêu thụ ASB hơn 118 ml mỗi ngày trong 4 năm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 18%, nhưng các tác giả cho biết những phát hiện liên quan đến ASB nên được giải thích một cách thận trọng do khả năng gây bệnh ngược (cá nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường có thể chuyển từ đồ uống có đường sang đồ uống ăn kiêng) và thiên vị giám sát (những người có nguy cơ cao có nhiều khả năng được sàng lọc bệnh tiểu đường và do đó được chẩn đoán nhanh hơn).
Nghiên cứu cũng cho thấy việc thay thế một khẩu phần đồ uống có đường hàng ngày bằng nước, cà phê hoặc trà – nhưng không phải bằng ASB – có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 2-10%.
“Các kết quả nghiên cứu phù hợp với các khuyến nghị hiện nay để thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống không chứa calo, không có chất làm ngọt nhân tạo. Mặc dù nước ép trái cây có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ của chúng nên được xem xét kỹ càng”, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học, tác giả cao cấp của nghiên cứu, Frank Hu nói.
Hương Giang
Theo: sciencedail/vietQ