5 thói quen hàng ngày mà nhiều người làm lại gây tổn thương không ngờ đến xương

Nếu bạn có những thói quen sau đây thì hãy sửa ngay lập tức, vì nó có thể có hại hơn bạn tưởng!

Ngồi xổm để nhặt rau, giặt quần áo, lau nhà làm đau đầu gối

Nghiên cứu cho thấy, trọng lượng đầu gối phải chịu là 0 khi nằm, khi đứng và đi lại ở đường bằng phẳng bằng 1-2 lần trọng lượng cơ thể, khi chạy bộ là 4 lần còn khi ngồi xổm và quỳ là 8 lần.

Theo nghiên cứu lâm sàng thì tỷ lệ mắc bệnh khớp xương đầu gối ở nữ giới sẽ nhiều hơn cũng liên quan đến nguyên nhân này. Do vậy, cố gắng không nên ngồi xổm hoặc giảm thời gian ngồi xổm, tốt nhất là không quá 20 phút.

Đeo túi xách thời gian dài dễ gây tổn thương cột sống

Những người thường đeo túi xách dễ bị đau vai, thậm chí bị vai cao vai thấp. Bởi vì để dây đeo túi xách không bị trượt mà một bên vai thường nâng cao hơn một chút và dùng lực.

Thói quen này trong thời gian dài cột sống có khả năng sẽ bị vẹo, thậm chí ở nữ giới sẽ khiến cho ngực phát triển không cân xứng.

Uốn người nằm theo kiểu ‘cát ưu” dễ gây tổn thương xương cột sống lưng

Nằm theo kiểu “cát ưu” tức là thả lỏng các cơ bắp ở vùng eo và thắt lưng, để đầu dựa vào thành ghế xem tivi, đọc báo, nghịch điện thoại rất thoải mái, do đó có khá nhiều người có thói quen này.

Tuy nhiên mọi người không hề biết thói quen này đang tàn phá xương sống lưng. Bởi vì tư thế nửa nằm nửa ngồi này khiến cho eo không có lực chống đỡ, độ cong ban đầu bị buộc phải thay đổi và lực tác động lên đĩa đệm tăng lên.

Nằm ở tư thế này quá lâu sẽ gây căng cơ, vẹo cột sống và các bệnh khác. Nếu muốn ngồi thoải mái hơn, bạn có thể đổi một tư thế khác, hoặc đơn giản là thêm một chiếc gối ôm vào phía sau eo, để nó chống đỡ thắt lưng.

Nằm sấp ngủ, cúi đầu nghịch điện thoại dễ gây tổn thương đốt sống cổ

Khi bạn cúi đầu nghịch điện thoại trong thời gian dài, lực tác động lên cột sống cổ lớn, từ đó gây ra đau cơ vai và cổ, đau lưng hoặc thoái hoá đốt sống cổ. Không nên cúi thấp đầu nghịch điện thoại quá 15 phút, tốt nhất nên giữ điện thoại ngang bằng hoặc chỉ thấp hơn 1 chút so với đầu.

Ngoài ra, nằm sấp trong lúc ngủ cũng đang phá huỷ đốt sống cổ. Những người hay cúi thấp đầu nên đứng dậy vận động nhiều hơn, có thể dùng hai tay ôm lấy vía sau đầu sau đó ngửa đầu ra sau 4-5 lần, đồng thời mở rộng ngực và nhún vai.

Thói quen vắt chân ảnh hưởng đến xương toàn cơ thể

Khi vắt chân xương chậu sẽ bị nghiêng và eo chịu lực không đều. Nếu thường xuyên vắt chân sẽ tăng trọng lực lên vai, cổ, eo… thời gian dài còn có thể làm tổn thương đốt xương sống, biến dạng cột sống, thậm chí có thể gây ra thoát vị đĩa đệm. Nếu người đã có t.iền sử bị thoát vị đĩa đệm và vẹo cột sống thì tư thế này có thể khiến bệnh càng nặng hơn.

Cột sống của người bình thường có hình chữ S, mà tư thế ngồi vắt chân sẽ khiến eo bị vẹo và lưng gù, thời gian dài sẽ gây đau thắt lưng. Vắt chéo chân cũng có thể tăng nguy cơ bị bệnh viêm xương khớp.

Nguồn: Sohu/Helino

3 bộ phận cơ thể bị nguy hiểm khi bạn đi giày cao gót quá nhiều

Việc lạm dụng giày cao gót sẽ dẫn đến những hậu quả sức khỏe như viêm cột sống, đau đầu gối, viêm gân…

1. Hông

Khi đi giày cao gót, cơ thể bạn phải giữ thăng bằng. Để làm điều này, lưng dưới được đẩy về phía trước dẫn đến sự liên kết của hông và cột sống thay đổi. Nếu tình trạng này diễn ra hằng ngày thì có thể khiến các cơ bị rút và co lại, lâu dần khiến bạn bị đau hông.

2. Đầu gối

Khi đi giày cao gót, trọng lượng của cơ thể sẽ do bàn chân trước chịu trách nhiệm nên đầu gối phải tiến về phía trước để duy trì sự cân bằng, điều này gây thêm áp lực cho đầu gối. Do đó, người đi giày cao gót lâu dài có khả năng bị viêm xương khớp với triệu chứng đau khớp và khó di chuyển.

3. Cột sống

Thông thường cột sống có một độ cong nhẹ. Điều này cho phép giảm áp lực khi cơ thể di chuyển. Nếu bạn đi giày cao gót thì đường cong cột sống ở lưng dưới sẽ bị thay đổi hình dạng và có thể gây đau cơ bắp và đau lưng với triệu chứng yếu cơ, co thắt và chuột rút liên tục.

Ngoài ra, đi giày cao gót quá nhiều có thể gây các bệnh sau:

Bunions: Đây là tình trạng biến dạng ngón chân khi ngón chân cái chèn vào ngón chân thứ 2 quá nhiều gây sưng và biến dạng.

Viêm gân Achilles: Mang giày cao gót có thể khiến khớp mắt cá chân bị hạn chế chuyển động, lâu dần khiến gân bị co và gây viêm. Triệu chứng của bệnh này là sưng gót chân sau, khó di chuyển và không co được bàn chân.

Ngón chân bị cong: Khi các ngón chân bị chèn ép nhiều vì đi giày cao gót sẽ dẫn đến tình trạng cong ngón chân khiến bạn đau đớn.

Chai chân và to bắp chân: Việc tạo áp lực lên cơ và chân khi đi giày cao gót có thể khiến chân bạn bị chai và bắp chân cũng to dần.

U dây thần kinh Morton: Các dây thần kinh có thể bị kích thích khi bàn chân bị chèn ép vì đi giày cao gót và dẫn đến bệnh thần kinh Morton

Viêm cân gan chân: Mang giày chật cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nó xảy ra khi fascia plantar, một mô kết nối xương gót chân với ngón chân bị viêm hoặc bị kích thích. Mô này hỗ trợ vòm bàn chân và hoạt động như một chất hấp thụ sốc. Vì vậy, khi fascia plantar bị hư hại, bạn có thể bị đau, cứng và sưng ở gót chân.

Luna

Theo Brightside/baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *