Cỏ tam giác còn có tên tề thái, địa mễ thái, cải dại,… Tên khoa học: Capsella Bursa – pastoris (L.) Medik. Họ Cải (Brassicaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây thu hái lúc cây ra hoa.
Về thành phần hóa học, trong lá non tề thái có chứa 350 – 550mg% acid ascobic (tính theo dược liệu khô), nhiều vitamin K1, acid amin, các dẫn chất cholin, đường đơn và nguyên tố kim loại.
Theo Đông y, tề thái vị ngọt nhạt, tính mát; vào can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, cầm m.áu, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ suyễn; bổ tỳ kiện vị, thanh can minh mục, chỉ huyết lợi niệu. Dùng cho người bị c.hảy m.áu cam, thổ huyết, khái huyết, niệu huyết, tiện huyết, viêm sưng kết mạc mắt, phù nề đầy trướng. Liều dùng cây tươi 50 – 100g, dạng khô 10-15g; bằng cách nấu hãm, ép nước hoặc phối hợp với các thuốc khác.
Một số bài thuốc dùng tề thái:
Chữa phế ung, ngực đầy tức, khó thở, hoặc toàn thân phù thũng: tề thái khô 20g, đại táo 5 quả. Cắt hoặc xé đại táo; sắc chung với tề thái, ngày uống một thang.
Chữa cổ trướng, chân tay gầy, tiểu ít, sẻn đỏ: tề thái 100g, đình lịch tử 100g. Các vị tán nhỏ mịn, cùng với mật làm hoàn viên 10g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước sắc trần bì.
Chữa lỵ ra m.áu: tề thái sao đen hay tồn tính 30g; sắc uống.
Cây tề thái (cỏ tam giác) tác dụng thanh can nhiệt, minh mục, chỉ huyết lợi niệu… Trị các chứng xuất huyết, viêm kết mạc mắt, phù nề…
Một số món ăn thuốc chữa bệnh có tề thái:
Canh tề thái trứng gà: tề thái tươi 200g, trứng gà 1 hoặc 2 quả. Tề thái rửa sạch cắt ngắn, cho vào nồi, thêm nước nấu thành canh. Khi rau chín nhừ, đ.ập trứng gà, thêm muối gia vị ăn. Dùng tốt cho người bị lao thận tiểu ra m.áu.
Canh tề thái xương lợn: tề thái tươi 100g, xương lợn 100g. Ninh xương lợn cho nhừ rồi cho tề thái thái nhỏ vào, thêm bột gia vị. Ăn trong ngày 1 – 2 lần vào bữa chính. Dùng tốt cho người bị c.hảy m.áu cam, tiểu ra m.áu, đau mắt đỏ…
Canh tề thái thịt nạc: tề thái hoa 30g, thịt lợn nạc 100g. Nấu canh ăn. Món này thích hợp cho phụ nữ k.inh n.guyệt quá nhiều.
Chè tề thái mứt táo ngó sen: tề thái 60g, ngó sen 20g, táo 5 quả, thêm nước nấu sắc thành dạng canh hoặc chè đặc, ăn cả cái lẫn nước. Thích hợp cho người bị c.hảy m.áu cam, c.hảy m.áu chân răng.
Dân gian cũng dùng để nấu cháo, ép nước tươi để uống hoặc làm bánh khúc tề thái, hỗ trợ điều trị xuất huyết, phù nề đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu. Y học dân gian Trung Quốc dùng tề thái chữa tiểu đục, liều 8-12g, sắc uống trong ngày. Cây tề thái còn được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước: Ấn Độ, Italia, Nepal…
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo suckhoedoisong
10 sai lầm khi sơ cứu, chăm sóc sức khỏe khiến bạn gặp nguy hiểm
Việc hút nọc độc, đỡ người bị ngất dậy, thổi nguội đồ ăn… là những sai lầm mà nhiều người vẫn hay mắc khiến cơ thể gặp nguy hiểm hoặc dễ nhiễm bệnh.
1. Thổi nguội đồ ăn cho t.rẻ e.m
Khi đồ ăn của trẻ còn nóng, nhiều người có thói quen thổi cho nguội nhưng việc này vô tình truyền vi khuẩn vào thức ăn và gây bệnh cho con. Tốt nhất là chờ đồ ăn nguội rồi mới cho bé ăn.
2. Ngửa đầu lên khi bị c.hảy m.áu cam
Khi bị c.hảy m.áu cam bạn không nên ngửa đầu lên vì có thể bị sặc m.áu do nó chảy xuống cổ họng. Hãy ngồi và giữ thẳng đầu sao cho cằm song song với sàn nhà khi bị c.hảy m.áu cam.
3. Đỡ người bị ngất dậy
Những người bị ngất xỉu là do huyết áp hạ thấp đột ngột, dẫn đến m.áu không lên não. Nếu bạn nâng người đó thì sẽ ngăn m.áu lên não gây nguy hiểm. Lúc này, bạn nên để cho đầu người đó thấp hơn ngực bằng cách cho họ ngồi và cúi đầu xuống cho đến khi ổn.
4. Hút nọc độc ra khi bị rắn cắn
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc hút nọc độc không giúp ích gì cho các nạn nhân mà còn có thể khiến người sơ cứu bị trúng độc. Thay vào đó, bạn nên đặt người bị rắn cắn nằm xuống sao cho vết cắn thấp hơn vị trí của tim và dùng vải buộc vào vị trí gần vết cắn để nọc độc không lan ra. Chú ý không di chuyển người bị rắn cắn.
5. Đ.ánh răng ngay sau bữa ăn
Việc này làm hỏng men răng, lớp bảo vệ của răng nên bạn hãy hạn chế. Chỉ nên đ.ánh răng vào buổi sáng và tối.
6. Đ.ập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang ở tư thế thẳng
Việc đ.ập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang đứng hoặc ngồi có thể khiến di vật trôi vào sâu hơn. Hãy để người bị nghẹn nghiêng người về phía trước và đ.ập vào vị trí giữa hai bả vai thật mạnh.
7. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm tím
Đây là lỗi sai nhiều người mắc vì da rất mỏng và khi chườm đá lên sẽ làm giảm lưu lượng m.áu, làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Bạn chỉ nên bọc đá lạnh vào khăn bông rồi chườm vào vết bầm khoảng 10 phút.
8. Bôi bơ hoặc chườm đá vào vết bỏng
Việc thoa bơ hoặc đá vào vết bỏng không những không có tác dụng mà còn khiến tổn lương lâu lành. Trong trường hợp này, bạn nên để vùng da bị bỏng dưới dòng nước mát khoàng 20 phút.
9. Sử dụng nhiệt trực tiếp vào vùng da bị tê cóng
Đây là việc làm sai lầm có thể khiến da bị bỏng. Khi bị tê cóng, bạn nên ngâm tay vào nước ấm (không phải nước nóng) hoặc uống nước ấm và làm ấm cơ thể dần dần bằng quần áo.
10. Dùng chai nhựa nhiều lần
Thói quen này không tốt vì có một hóa chất nguy hiểm trong nhựa gọi là BPA có thể phát tán vào nước thông qua các vết xước khi bạn dùng lại chai nhựa đựng nước nhiều lần. Chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ung thư.
Hãy bỏ chai nhựa sau 1 lần sử dụng và hạn chế dùng đồ nhựa.
Luna
Theo Brightside/baogiaothong