Hai giờ sau bữa ăn với món canh nấm hái trong vườn nhà, hai ông cháu nôn ói, mệt lả nên được gia đình đưa đi cấp cứu.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa cấp cứu cho bệnh nhi 7 t.uổi và ông nội (trú tại TP. Cao Bằng) cùng bị ngộ độc nấm. Theo gia đình, bữa tối có canh nấm được hái từ vườn nhà, không rõ thuộc loài nào.
Sau ăn 2 giờ, bệnh nhi và ông nội cùng có biểu hiện nôn nhiều lần kèm theo đau bụng, mệt lả nên gia đình lập tức đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân ngộ độc nấm nên đã tiến hành cấp cứu theo phác đồ giải độc của Bộ Y tế. Hiện, tình trạng sức khỏe của hai bệnh nhân này ổn định.
Tại Việt Nam, ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân ở các tỉnh miền núi do người dân có thói quen hái nấm tự nhiên về ăn. Trên hệ thực vật có khoảng 10.000 loại nấm, trong đó gần 100 loại gây ngộ độc nặng.
Độc tố nằm trong toàn bộ cây như mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm. Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng, môi trường đất đai, khí hậu. Ngộ độc nấm gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, phức tạp và khó tiên lượng.
Ngộ độc nấm có biểu hiện từ 2-4 giờ sau ăn, một số loại ngộ độc chậm từ 20-24 giờ.
Dấu hiệu ngộ độc nấm người bệnh có thể gặp phải gặp gồm:
– Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, dính m.áu.
– Buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn m.áu, hoa mắt, chóng mặt.
– Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn.
– Co giật, tăng tiết đờm rãi, bí tiểu, khó thở, co thắt phế quản.
Bỏng nặng do dùng xăng đốt rác
Người đàn ông Hải Phòng đang dùng xăng đốt rác thì bất ngờ ngọn lửa bùng lên khiến ông bị bỏng nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Hình ảnh vết bỏng của người bệnh.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới tiếp nhận và điều trị ca bệnh bị bỏng nhiều vị trí trên cơ thể.
Bệnh nhân là ông N.T Đ (31 t.uổi, ở Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng bỏng vùng mặt cổ, cẳng bàn tay phải, cẳng chân phải, các vị trí bỏng nhiều nốt phỏng nước lớn.
Bệnh nhân kể lại, ông Đ dùng xăng để đốt cành cây, rác trong khuôn viên nhà. Bất ngờ ngọn lửa bùng lớn khiến ông bị bỏng. Gia đình đã nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để xử trí.
Theo bác sĩ của bệnh viện, bỏng có thể để lại nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động sau này. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, vết bỏng có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn…
Cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng: Cần bọc vùng bỏng chắn chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh nhưng phải thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát. Đồng thời cần tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề.
Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hoặc vải sạch. Bỏng ở bàn tay thì cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay để nạn nhân có thể cử động được các ngón tay một cách dễ dàng và tránh làm bẩn vết bỏng. Bỏng ở cổ tay hoặc chân thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào một túi nhựa. Nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón.
Chuyên gia đặc biệt lưu ý: Không dùng nước đá làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước; Không tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát; Không sờ mó vào vết bỏng; Không được bôi dầu mỡ, dung dịch cồn ngay cả kem kháng sinh vào vết bỏng; Không được dùng băng dính băng lên vết bỏng; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.
Xử trí và chăm sóc kịp thời, đúng cách vết thương bỏng nhanh lành không để lại sẹo, người bệnh sẽ không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bỏng gây ra.