Trước diễn biến của bệnh viêm phổi lạ đến từ Trung Quốc, Sở Y tế Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật khởi động quy trình chống dịch nhóm A, đặc biệt quan tâm tại các cửa khẩu, nhất là khách du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng.
Sân bay Đà Nẵng được Sở Y tế đưa vào tầm kiểm soát, chống dịch nhóm A
Sáng 8/1, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, ngay sau khi nhận thông tin chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Sở Y tế TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật khởi động quy trình chống dịch nhóm A, đặc biệt quan tâm tại các cửa khẩu.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến – Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Sở Y tế TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâp cấp cứu, và các cơ sở y tế tăng cường công tác giám sát, sẵn sàn lực lượng và thiết bị ứng phó với tình trạng.
“Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật khởi động quy trình chống dịch nhóm A, đặc biệt quan tâm tại các cửa khẩu quốc tế, vì khách du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng cũng qua đường bộ từ các tỉnh, nên tăng cường giám sát tại cộng đồng cũng như công tác giám sát tại các cơ sở y tế” – Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho hay.
Cùng ngày, bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát và xử lý bệnh viêm phổi theo công văn của Bộ Y tế đến các cơ sở y tế và chuẩn bị nhân lực, thiết bị để ứng phó. Cụ thể, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm cấp cứu khoa kiểm dịch quốc tế đã bố trí 2 đội giám sát xử lý; tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản nhi đã khởi đội ứng phó tại khoa y học nhiệt đới; 7 đội giám sát tại các trung tâm y tế các quận huyện… Ngoài ra, sẵn sàng xe cấp cứu chuyên dụng, phòng chăm sóc bệnh nặng, trang thiết bị bảo hộ, cơ số thuốc,… tại Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản Nhi.
Trước đó, trước tình hình Trung Quốc tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, TP tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh xâm nhập.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát dịch bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng, thông qua hệ thống giám sát thường xuyên và giám sát dựa vào sự kiện (EBS). Cục Y tế Dự phòng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP tổ chức giám sát chặt bằng máy đo thân nhiệt từ xa, quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách nhập cảnh từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Đặc biệt, Cục Y tế Dự phòng yêu cầu các cơ sở y tế cần lưu ý khai thác t.iền sử bệnh nhân đi về từ các khu vực đang có các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại Trung Quốc; chủ động áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh xâm nhập vào nước ta. Đồng thời có biện pháp cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, báo cáo kịp thời cho các cơ quan quản lý để phối hợp chỉ đạo giải quyết.
Theo viettimes
Đà Nẵng: Gần 3.500 ca mắc sốt xuất huyết, nguy cơ dịch trên diện rộng
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, Đà Nẵng đã ghi nhận 3.499 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,7 lần so với năm 2018, tỷ lệ ca mắc tăng đến 311/100.000 dân và xảy ra ở hầu khắp các quận, huyện trên địa bàn TP.
Đà Nẵng đang đối mặt với bệnh sốt xuất huyết bùng phát
Địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao nhất là huyện Hòa Vang, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2018. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng ca mắc sốt xuất huyết tại khu vực miền Trung hiện đã tăng cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Sở Y tế Đà Nẵng, diễn biến của dịch bệnh diễn ra khá phức tạp do tác động bởi thời tiết, khí hậu thất thường, có giai đoạn, số ca mắc sốt xuất huyết ở Đà Nẵng tăng đột biến tới 149 ca/tuần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do ý thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh, như diệt lăng quăng, bọ gậy; chưa phối hợp tốt với ngành y tế trong việc phun thuốc phòng dịch, diệt muỗi; chưa xử lý sạch sẽ môi trường dễ tạo điều kiện phát sinh muỗi, bọ gậy…
Bên cạnh đó, sự phối hợp của các xã, phường, tổ dân phố, ban, ngành, đoàn thể chưa hiệu quả, trong khi lực lượng cán bộ y tế truyền thông còn mỏng.
Trước những diễn biến của dịch sốt xuất huyết, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành liên quan và lãnh đạo các quận huyện nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả, với việc tổ chức chiến dịch cao điểm phòng chống sốt xuất huyết.
Riêng trong các ngày 11/8 và 25/8, Đà Nẵng sẽ huy động lực lượng phun thuốc, dọn vệ sinh môi trường, lưu ý các khu vực dân cư, các nhà hàng, trại chăn nuôi, bãi tập kết rác thải, các khu nhà trọ, khu tập thể…
Đặc biệt, Sở Y tế Đà Nẵng kêu gọi và huy động lực lượng các ban ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền vận động, yêu cầu sự tự giác và hợp tác của các hộ gia đình trong việc làm vệ sinh và phun thuốc diệt bọ gậy, muỗi…
Các cơ quan, trường học, Liên đoàn lao động, Ban quản lý KCN … phối hợp với các địa phương tuyên truyền học sinh, sinh viên, người lao động tham gia dọn vệ sinh, tích cực diệt bọ gậy, phát hiện và báo cáo các ổ dịch, ca dịch sốt xuất huyết để xử lý sớm.
Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở điều trị, UBND TP yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo, yêu cầu đảm bảo các phương tiện, thiết bị, thuốc men để sẵn sàng điều trị các trường hợp mắc bệnh trên địa bàn, quyết tâm không để xảy ra t.ử v.ong vì sốt xuất huyết.
Theo viettimes