Sau 10 ngày bị c.hảy m.áu mũi, b.é g.ái ở huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đến bệnh viện khám và được bác sĩ gắp ra một con đỉa sống.
Con đỉa sống trong mũi của bệnh nhân nhi được bác sĩ Tiên gắp ra ngoài.
Sáng 8/1, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên – Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam) cho hay, vừa lấy thành công dị vật sống trong mũi của em Hồ Bích T. (người Ca Dong, 8 t.uổi, trú xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My).
Trước đó, ngày 6/1, em T. được gia đình đưa đến khoa Tai Mũi Họng thăm khám với chẩn đoán c.hảy m.áu mũi, theo dõi dị vật. Gia đình em T. cho biết, em đã c.hảy m.áu mũi hơn 10 ngày nay, cảm giác như có con gì đó bò trong mũi, m.áu c.hảy rỉ rả suốt trên đường đi đến bệnh viện.
Qua thăm khám và kết hợp nội soi, xác định có dị vật bên trong, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên đã gắp ra một con đỉa nước trong mũi của em T.. Sau ca gắp dị vật thành công, em T. tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa Tai Mũi Họng.
Bác sĩ Tiên cho biết, có thể trong quá lúc uống nước sông suối, đỉa đã chui vào mũi của em T. “T.rẻ e.m ở vùng cao thường hay tắm, bơi lội và uống nước suối nên nguy cơ dễ bị đỉa, sên nước chui vào. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường như: c.hảy m.áu mũi, ho ra m.áu, khó thở, khàn tiếng… phải đưa ngay đến bệnh viện để được nội soi, chẩn đoán, xử lý kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Tiên khuyến cáo và cho biết thêm, trong năm 2019, khoa đã gắp thành công 3 ca dị vật sống trong mũi.
Theo infonet
Nhổ răng cho con xong nhưng không biết răng rơi đâu, 3 tháng sau đến bệnh viện khám bố mẹ mới biết lý do
Vụ tai nạn hy hữu xảy ra với b.é g.ái 8 t.uổi sau khi mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà.
Trong lúc người mẹ tự nhổ răng sữa cho con, chiếc răng bất ngờ rớt xuống cổ họng khiến bé ho dai dẳng suốt 3 tháng. Đó là trường hợp của bé Tú (8 t.uổi, ngụ ở TP Cần Thơ, tên đã thay đổi).
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) cho biết, khi người nhà đưa bé Tú đến bệnh viện thì bé đã có biểu hiện ho dai dẳng, kéo dài suốt 3 tháng nhưng không khỏi.
Ảnh chụp X-quang cho thấy dị vật nằm ở phổi bệnh nhi.
Theo lời khai của mẹ bé, trước đó thấy răng sữa bé sâu, chị đã tự nhổ cho con gái. Tuy nhiên, chiếc răng rụng bất ngờ và người mẹ không biết răng sữa đã rơi đi đâu.
Suốt 3 tháng sau đó, bé liên tục ho không rõ nguyên nhân.
Mãi đến khi chụp phim X-quang, các bác sĩ phát hiện trong phổi bệnh nhi có một cái răng sữa thì gia đình mới biết chiếc răng đã rớt xuống cổ họng và nằm trong người bệnh nhi một thời gian kéo dài.
Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật.
Ê kíp điều trị đã tiến hành nội soi, lấy ra chiếc răng sữa nằm trong phổi b.é g.ái.
Do dị vật nằm sâu bên trong nên rất khó lấy ra. Hậu can thiệp, bé vẫn còn tình trạng viêm phổi nên sẽ được điều trị kéo dài.
Chiếc răng sữa sau khi lấy ra.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyên phụ huynh không nên tự nhổ răng cho trẻ. Bởi nếu không may răng lọt vào đường thở, rơi xuống phổi sẽ gây khó thở tím tái, xẹp nửa phổi và thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ngoài tai nạn hy hữu như trên, tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ dưới đây:
– Không nhổ hết toàn bộ răng.
– C.hảy m.áu tại vùng nhổ răng kéo dài.
– Khi không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng.
– Nếu bị đau khi nhổ còn dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do bị “ám ảnh”.
– Tự nhổ răng sữa tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.
Theo Helino