Cảm mạo là một chứng bệnh ngoại cảm thường gặp, mùa nào cũng có thể mắc bệnh, nhất là những lúc thời tiết thay đổi vào thu hiện nay, tà khí bên ngoài xâm nhập vào.
Chứng cảm mạo thường là biểu hiện của viêm đường hô hấp trên ( viêm mũi họng, viêm amidal…), bệnh thường vài ba ngày là khỏi, nhưng cũng có khi kéo dài đến tuần lễ.
Trong Đông Y, cảm mạo là do ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt, có khi kiêm thấp hoặc thương thử (lúc mùa hè nóng bức). Ngoại tà (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa – nhiệt) xâm nhập cơ thể trước hết phạm phế, gây nên các rối loạn chức năng của phế nên bệnh nhân ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi da lông không được thông điều, hàn uất hoá hoả hoặc do nhiệt tà xâm nhập đều gây sốt, thấp trệ gây đau mình mẩy, mệt mỏi, có khi gây nên tiêu chảy (vì phế và đại tràng có quan hệ biểu lý), can nhiệt xông lên gây đau đầu.
Cảm mạo là bệnh dễ gặp trong thời tiết thu hiện nay. Ảnh minh họa
Cảm mạo trong đông y chia thành bốn dạng bệnh khác nhau: chứng phong hàn, phong nhiệt, chứng kiêm thử, kiêm thấp. Nhưng trong thực tế chỉ có hai loại là ngoại cảm phong hàn và ngoại cảm phong nhiệt. Mỗi loại có biểu hiện và cách trị khác.
* Cảm mạo phong hàn: Triệu chứng chủ yếu là ngạt mũi, tiếng nói khàn, hắt hơi, sổ mũi nước trong, họng ngứa, ho, đàm trong loãng, nặng thì đau đầu, đau nhức mình mẩy, sợ lạnh, phát sốt, rêu lưỡi trắng mỏng…
Để nhanh chóng giảm bệnh, mọi người có thể dùng một số bài:
Tía tô, Kinh giới đều 10g, Cam thảo dây 6g – Sắc uống và xông.
Hành hoa 3-5 củ, Gừng tươi 3-5 lát, Gạo tẻ một nắm, Đường đỏ vừa đủ – Sắc uống và xông.
Khương hoạt, Phòng phong đều 10g, Bạc hà một chút (cho sau) – Sắc uống nóg cho ra mồ hôi.
Lá Kinh giới, Tía tô, Bưởi, Sả tuơi, mỗi thứ một nắm(khoảng 50g) nấu nước xông cho ra mồ hôi.
* Cảm do phong nhiệt: Triệu chứng chủ yếu là sốt , sợ gió hoặc ra mồ hôi, đau đầu, sổ mũi nước vàng, họng đỏ sưng đau, ho đờm đặc, rêu lưỡi mỏng vàng, M. Phù sác.
Mọi người có thể áp dụng một số bài sau để điều trị như:
Lá dâu, Hoa cúc, Rễ sậy, Sắn dây đều 10g – Sắc uống.
Bột Sắn dây hoà uống sống.
Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử đều 6-10g, Cam thảo nam, Bạc hà (cho sau) đều 6g – Sắc uống.
Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng
Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội
Theo giadinh
Tưởng nốt ruồi hóa ung thư
QUẢNG NINH – Nữ bệnh nhân 59 t.uổi khám tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khi nốt ruồi trên mũi to nhanh, hơi đau nhức.
Bà cho biết nốt ruồi xuất hiện khoảng 2 năm nay, nghĩ là nốt ruồi bình thường nên không đi khám. Gần đây, nốt ruồi không chỉ to nhanh mà còn dễ c.hảy m.áu mỗi khi rửa mặt.
Bác sĩ Tạ Thị Chà khám cho bệnh nhân ngày 1/10, cho biết nốt sùi kích thước 1×2 cm có biểu hiện sưng, đau, c.hảy m.áu. Nghi ngờ đây là biểu hiện của ung thư da, bác sĩ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm mô bệnh học, kết luận ung thư biểu mô tế bào đáy.
Nốt mụn cảnh báo ung thư da trên mũi bệnh nhân mà hai năm nay bà tưởng nốt ruồi vô hại. Ảnh: Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng phổ biến của ung thư da. Bệnh phát triển chậm, thường xuất hiện ở khu vực đầu và cổ. Nếu không phát hiện sớm, tổn thương có thể lan rộng, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng mũi, miệng, mắt. Thông thường trong quá trình phát triển, ung thư không có biểu hiện rõ ràng hay bất thường nên dễ bị bỏ qua.
Hầu hết trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy do tiếp xúc lâu dài với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng có thể phòng chống ung thư biểu mô tế bào đáy.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng khi xuất hiện những bất thường trên da, dù là nhỏ nhất. Khi ấy nên đến bệnh viện khám, tránh bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Thúy Quỳnh
Theo VNE